![]() |
Điểm chuẩn đại học Y Dược TP.HCM năm 2020 |
Sau khi có kết quả xét tuyển, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học bằng cách nộp cho nhà trường Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi; 01 bao thư có dán tem (trên bao thư chỗ người nhận ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận) để nhà trường gửi giấy báo nhập học cho thí sinh.
Thí sinh nộp tại Phòng Đào tạo, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, số 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian nhận hồ sơ từ 08h00 ngày 07/10/2020 đến trước 17 h 00 ngày 10/10/2020 (tính theo dấu bưu điện). Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường sẽ được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo (nếu có).
Sau khi nộp hồ sơ xác nhận nhập học, thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp trực tiếp tại trường theo Hướng dẫn đăng ký nhập học năm 2020 được in ở mặt sau Giấy báo nhập học.
Thời gian nhận hồ sơ Đại học Y Dược TP.HCM: từ ngày 19/10/2020 – 23/10/2020, cụ thể như sau:
![]() |
![]() |
Thời gian nhập học Đại học Y Dược TP.HCM |
Với chỉ tiêu 2.175 thí sinh, đây là những thí sinh đầu tiên học theo mức học phí mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trong đó ngành cao nhất là ngành Răng Hàm Mặt với học phí 70 triệu/năm. Vì vậy trường cũng cấp học bổng cho 800 tân sinh viên với các mức từ 25 đến 100% học phí.
Năm 2019, điểm chuẩn Trường ĐH Y Dược TP.HCM dao động từ 18,5 đến 26,7 điểm. Ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất với mức 26,7 điểm. Ngành Răng – Hàm – Mặt có điểm chuẩn 26,1; Dược học 23,85 điểm; Kỹ thuật xét nghiệm Y học 23 điểm; Kỹ thuật phục hình Răng 22,55...
XEM ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2020 TẠI ĐÂY
Lê Huyền
Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng năm 2020 Báo VietNamNet cập nhật đầy đủ tin tức về các phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, phương án xét tuyển của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
" alt=""/>Điểm chuẩn đại học Y Dược TP.HCM năm 2020Bé My được bác sĩ phát hiện bệnh từ năm 2018, khi mới 3 tuổi. Quá trình chữa bệnh vô cùng gian nan. Nhiều lần tưởng chừng không còn cơ hội chữa bệnh, nhưng rồi cha mẹ cũng gắng tìm ra giải pháp để cứu con.
![]() |
Cô bé tội nghiệp mắc phải căn bệnh hiểm nghèo |
Lần đầu tiên hai mẹ con chân ướt chân ráo lên TP.HCM, trong túi chị Trang chỉ có 3 triệu đồng. Sau khi nghe bác sĩ tư vấn về quá trình điều trị và chi phí chữa bệnh, chị khóc như mưa. Số tiền cần quá lớn, thời gian lại kéo dài khiến chị lo lắng, sốc nặng.
Bình tĩnh lại, chị Trang dốc hết khả năng tài chính và tìm đủ mọi cách để cứu con, mong một ngày nào đó con thoát khỏi bệnh tật.
Suốt 3 năm nay, hai mẹ con chị phải sống trong bệnh viện. Trong khoảng thời gian đó, nhiều lúc họ đương đầu với khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Cánh tay của bé vẫn còn hằn nhiều mũi kim tiêm và truyền thuốc.
Từ lúc bé My điều trị tới nay, bác sĩ chỉ định tới 17 toa thuốc. Mỗi toa có khi kéo dài từ 1-3 tháng vì tình trạng sức khỏe của bé quá yếu.
“Nhìn con truyền thuốc tội lắm. Sức khỏe yếu, thuốc “giật” nằm mấy ngày ăn chẳng ăn, nói chẳng nói, chỉ uống chút nước. Uống thuốc nhiều nóng, miệng lở loét càng đau thêm. Mỗi lần truyền thuốc, cha mẹ phải thay nhau canh suốt đêm ngày sợ điều bất trắc xảy ra. Bệnh tật, thể trạng yếu uống thuốc nhiều nên 6 tuổi rồi mà bé như cái kẹo, chỉ được 18kg nhìn thương lắm”, chị Trang xót xa.
![]() |
Bữa cơm đạm bạc của gia đình khốn khó |
Nợ chồng chất, cơ hội cứu con bế tắc
Tài sản lớn nhất của vợ chồng chị Trang là 2 công đất để canh tác nuôi cả gia đình. Ở thời điểm khó khăn, không còn tiền, anh chị cũng phải bán dần. Số tiền chữa bệnh cho con nhiều hơn những gì anh chị có, họ bắt đầu phải đi vay nặng lãi để cứu con.
Đến nay, gia đình chị Trang nợ đã lên tới hơn 100 triệu đồng. Nếu thử so sánh với mức thu nhập như gia đình chị hiện tại thì khả năng trả nợ gần như không thể.
Trước kia, chồng đi giăng lưới, vợ bán cá, thu nhập cũng chỉ đủ sống qua ngày. Từ khi con gái đổ bệnh, chị Trang không thể làm được việc gì khác ngoài chăm sóc con.
Anh Nguyễn Văn Mẫn giờ cũng không thể làm được việc nặng nhọc, bởi anh vừa bị lao phổi, sức khỏe yếu. Cả nhà chỉ trông chờ vào số tiền làm phụ hồ của cậu con trai lớn. Vậy nhưng từ đầu năm tới nay, con trai anh chị cũng không có việc làm nên gia đình càng khó khăn hơn.
![]() |
Hy vọng sống của con đều trông chờ vào tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc |
Từ hôm đưa con về đến nay, tranh thủ mọi lúc, chị Trang nhận làm thuê, nhổ rau, làm cỏ nhưng ngày nào tiêu hết ngày đó, không thể dành được tiền đưa con đi chữa bệnh. Chị đã nhiều lần đến những chủ nợ cũ để năn nỉ vay thêm, nhưng đều nhận được cái lắc đầu từ chối.
“Bác sĩ nói cháu còn phải truyền 2 toa thuốc nữa là có thể được qua điều trị duy trì. Số tiền khoảng trên 30 triệu đồng. Nhưng đến lúc này gia đình tôi kẹt quá, giờ kiếm 3 triệu cũng khó nói gì tới 30 triệu.
Tôi cứ nghĩ tới điều đó mà đi năn nỉ nhiều nơi để vay tiền chữa cho con nhưng họ đều từ chối. Họ bảo nợ cũ còn chưa trả được, vay thêm tiền đâu mà trả. Tôi chẳng dám trách người ta, chỉ thương cho con không biết sống chết ra sao”, chị Trang giãi bày.
Có lẽ số tiền này không phải quá lớn đối với nhiều người, nhưng ở vào hoàn cảnh như gia đình chị Trang lại vô cùng khó. Hy vọng rằng những sự chia sẻ dù ít, dù nhiều cũng có cơ hội thắp lên tia hy vọng cho bé My được chữa bệnh.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: