Cùng với tiến trình ứng dụng và phát triển CNTT, an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đặc biệt, đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, công tác bảo đảm an toàn thông tin mang ý nghĩa sống còn. Qua khảo sát của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), trong thời gian vừa qua, có đến 62% các sự cố an toàn thông tin xảy ra do lỗi nhận thức và năng lực của con người.
Để góp phần khắc phục tồn tại này, trong khuôn khổ Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020, Bộ TT&TT đã chủ trì triển khai Đề án 99 về đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin với mục tiêu Việt Nam sẽ có một đội ngũ nhân lực mạnh trong lĩnh vực này.
Năm 2017, các hoạt động đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai mạnh mẽ.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục ATTT, trong năm 2017, Cục ATTT chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo an toàn thông tin tổ chức 21 khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin cho 910 cán bộ đến từ các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở TT&TT thông các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam theo cả hình thức đào tạo tập trung và đào tạo trực tuyến.
Phối hợp với Công an Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ GD&ĐT các Sở TT&TT một số tỉnh tổ chức hội thảo, đào tạo, tập huấn, diễn tập an toàn thông tin tại chỗ cho khoảng 500 lượt cán bộ.
" alt=""/>Gần 1.000 cán bộ được đào tạo kỹ năng an toàn thông tin trong năm 2017Trên thị trường hiện có một danh sách các ứng dụng ra đời vì một mục đích: giữ cho người dùng an toàn trong khi hẹn hò. Chúng khai thác các công nghệ tích hợp sẵn trong smartphone của bạn, chẳng hạn như định vị GPS và các cảnh báo, và phát huy tác dụng bằng nhiều phương thức, từ nhắn tin cho bạn bè, người thân của bạn tới theo dõi vị trí dế cưng của bạn cũng như chính bản thân bạn.
Một trong những ứng dụng như vậy, rất hữu ích cho các anh chàng/cô nàng lần đầu hẹn hò vào dịp Valentine là Circle of 6. Đúng như tên gọi, ứng dụng này sẽ đòi hỏi người dùng đăng ký 6 người bạn là những người liên lạc then chốt khi anh/cô ta lâm vào tình huống khẩn cấp. Việc chạm vào ứng dụng sẽ hiển thị 3 nút: ghim, gọi điện và chat. Nút ghim sẽ gửi một tin nhắn văn bản tự động kèm vị trí GPS của người dùng tới 6 người bạn được chọn. Nút gọi điện sẽ gửi vị trí của người dùng và đề nghị những người bạn gọi điện cho anh/cô ta về "tình huống khẩn cấp". Biểu tượng chat sẽ được kích hoạt trong trường hợp người dùng chỉ cần trò chuyện.
Các ứng dụng tượng tự Circle of 6 là OnWatchvà PanicGuard.
Một ứng dụng bảo vệ được khuyến nghị khác có tên bSafe. Tương tự như Circle of 6, ứng dụng này giúp người dùng dễ dàng kết nối với bạn bè và gia đình trong lúc đang ra ngoài hẹn hò. Nó cũng cho phép các đối tượng ưu tiên liên lạc biết vị trí điện thoại của người dùng bất kỳ thời điểm nào.
Các tính năng hay ho khác của bSafe là bộ phận bấm giờ, sẽ tự động liên lạc với bạn bè, người thân được chọn nếu người dùng không "check-in", báo cho họ biết anh/cô ta có thể đang gặp nguy hiểm. Báo động có mã PIN để kẻ rắp tâm tấn công người dùng ứng dụng không thể giả mạo thông báo của anh/cô ta.
Cuối cùng, nếu cảm thấy nguy hiểm, người dùng có thể ấn nút cảnh báo, giúp báo tin và gửi tới các ưu tiên liên lạc của người dùng vị trí GPS của anh/cô ta cũng như đoạn video anh/cô ta đã ghi lại bằng ứng dụng.
Trong khi đó, ứng dụng Hollabackcho phép mọi người chia sẻ câu chuyện về sự cố hẹn hò của người dùng cùng với mô tả về kẻ tấn công cũng như vị trí xảy ra sự cố. Ứng dụng SpotCrime+ có thể giúp người dùng tránh hẹn hò ở những khu vực có tỉ lệ tội phạm cao.
Đây đều là các ý tưởng thông minh, dù tính năng GPS của chúng đôi khi tương đối kém chính xác. Đại học California ở Berkeley, Mỹ đã thử nghiệm gần 80 ứng dụng kiểu này và phát hiện các kết quả định vị GPS của chúng thỉnh thoảng có thể bị chệch tới hơn 450 mét. Song, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng như một biện pháp bảo vệ dự phòng trong những cuộc hẹn hò tiềm ẩn rủi ro.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Các ứng dụng giúp hẹn hò an toàn ngày ValentineLG Innotek là đơn vị cung cấp module camera kép cho những chiếc smartphone camera kép đầu tiên ra đời vào năm 2011. Bạn có biết chiếc smartphone camera kép đầu tiên có nguồn gốc từ hãng nào không? Đó chính là chiếc Optimus 3D của LG. Bởi smartphone này chụp được những bức ảnh dưới dạng 3D nên camera cần thêm một ống kính thứ hai để tạo nên độ sâu trường ảnh. Cùng ý tưởng với LG, HTC cho ra đời chiếc Evo 3D với thiết kế camera kép ở mặt sau. Mặc dù không liên quan đến 3D nhưng bạn có thể vẫn nhớ tới thiết kế camera kép ấn tượng ở mặt sau của chiếc điện thoại này.
LG V10 thậm chí còn trang bị thiết kế camera kép cho camera selfie. Sản phẩm thế hệ tiếp theo, LG V20, đã chuyển ống kính kép từ mặt trước ra mặt sau và có lẽ thiết kế này sẽ là tương lai của nhiều dòng sản phẩm ra đời sau này. Mặc dù HTC One (M8) đã có công phổ biến khái niệm camera kép nhưng Apple với chiếc iPhone 7 Plus mới là nguyên nhân dẫn đến một cuộc chạy đua về camera kép trên thị trường di động trong năm nay. Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, sẽ có khoảng 300 triệu thiết bị ra đời năm 2017 sở hữu thiết kế camera kép. Con số này tương đương với mức tăng 400% so với năm trước.
" alt=""/>Smartphone camera kép sẽ là mốt của năm 2017