Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã xây dựng, đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.
Được ví như “xương sống” phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia, nền tảng NDXP có các thành phần chính gồm nền tảng kết nối, tích hợp dịch vụ, quy trình, dữ liệu (kế thừa và phát triển từ Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương - NGSP nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung); nền tảng chia sẻ dữ liệu phân tán nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương theo mô hình phân tán; hệ thống quản lý vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Thời gian qua, nền tảng NDXP đã từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Đến cuối năm 2020, toàn bộ 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) và kết nối với nền tảng NDXP, đạt tỷ lệ 100%.
Hiện nền tảng này đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, đơn vị; trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương; 8 cơ sở dữ liệu và 12 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT, tổng số giao dịch thông qua nền tảng NDXP từ đầu năm 2022 đến ngày 19/10/2022 đã đạt hơn 570 triệu, tăng gấp 3,1 lần so với cả năm 2021 (khoảng 180 triệu giao dịch), trung bình hàng ngày có khoảng 1,9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Có thể thấy, việc vận hành nền tảng NDXP đã mang lại hiệu quả ban đầu lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Trong đó, có thể kể đến một số lợi ích chính từ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp như phát triển các dịch vụ, tiện ích theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, người dân, doanh nghiệp không phải kê khai, cung cấp thông tin thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi.
Tổng hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo kho dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được hiệu quả.
Một lợi ích nữa là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước không phải nhập thông tin thủ công, thao tác nghiệp vụ trên nhiều phần mềm khác nhau. Tăng cường hiệu quả khai thác các dữ liệu dùng chung trong nội bộ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Đồng thời, cho phép cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài phục vụ khu vực tư xây dựng, phát triển hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ mới cho xã hội; cho phép thu thập dữ liệu từ các đối tượng thuộc khu vực tư mà cơ quan nhà nước cần quản lý phục vụ việc giám sát thực thi pháp luật, điều hành chính sách vĩ mô.
Dẫu vậy, theo đánh giá của Bộ TT&TT, hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu vẫn còn chưa rộng rãi và chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến người dân, doanh nghiệp vẫn phải cung cấp thông tin, dữ liệu nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều lần.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trong đó chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, theo Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương cũng cần nhanh chóng hoàn thành việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung. Các cơ sở dữ liệu đã triển khai xây dựng phải quán triệt, nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc thông điệp dữ liệu chia sẻ, công bố công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của mình và kết nối với Nền tảng NDXP để dữ liệu được lưu thông thông suốt.
Vân Anh
" alt=""/>Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng nhờ chia sẻ dữ liệu qua nền tảng NDXPMẹ ung thư di căn mổ ngồi cứu thai 28 tuần
Những ngày gần đây câu chuyện người mẹ đang mang thai bị ung thư vẫn quyết tâm đến cùng để cho con có cơ hội được nhìn ánh mặt trời đã làm nhiều người rơi nước mắt. Người mẹ trong câu chuyện này là chị chị Đậu Thị Huyền Trâm (Hà Tĩnh). Có "tin vui" gần 5 tháng, chị Trâm mới phát hiện bị ung thư phổi di căn.
![]() |
Sản phụ Trâm sau ca mổ (Ảnh: VietNamNet) |
Biết bệnh của mình, nhưng vì muốn giữ con nên Trâm không điều trị bệnh ung thư. Bác sĩ có tư vấn nếu muốn điều trị triệt để cho mẹ thì nên đình chỉ thai nghén nhưng thai phụ vẫn quyết tâm giữ con.
Mẹ chị tâm sự: “Khi biết bệnh của Trâm, ai cũng cháu khuyên “bỏ thai” để tập trung chữa cho mẹ vì mẹ còn trẻ quá nhưng con gái tôi không chịu, nhất định phải giữ con lại. Hơn một tháng trời trong viện, Trâm không hề nằm, mà chỉ có ngồi để giữ con”.
![]() |
Đứa trẻ được sinh ra từ tình yêu vô bờ của người mẹ (Ảnh: VietNamNet) |
Mang thai đặc biệt, đến lúc mổ lấy thai cũng rất đặc biệt. Đó là bởi các bác sĩ phải mổ khi bệnh nhân đang ngồi trên bàn mổ, hai y tá đỡ hai bên lưng, bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không thể gây mê, vì nếu gây mê thì khó có thể tỉnh lại được, bác sĩ cũng không dám tiêm thuốc an thần vì sợ dẫn đến suy hô hấp nặng hơn. Vì thế trong suốt ca mổ, bệnh nhân gần như tỉnh.
29 tuần thai, chị sinh hạ đứa con đầu lòng, bé được 1,2kg.
Ung thư giai đoạn cuối mẹ vẫn sinh con
Đây không phải là trường hợp đầu tiên mẹ cố nhường sự sống cho con. Trước đó, năm 2012, một ca mổ lấy thai cũng khiến nhiều người xúc động đã diễn ra tại TP.HCM.
Người mẹ này là chị Trần Thị Nga (32 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM). Vợ chồng chị Ngay hiếm muộn nên luôn khao khát có một đứa con. Suốt 5 năm chạy chữa, cuối cùng họ cũng đã có được đứa con đầu đời nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Nhưng vào tháng 5 của thai kỳ thì tai họa ập đến khi người vợ - sau một cơn đau bất ngờ và nhập viện – mới phát hiện mình đang bị ung thư giai đoạn cuối và các tế bào ung thư đã di căn. Vì mức độ phức tạp của nó, nên các bác sĩ ở Từ Dũ đã từ chối mong muốn của gia đình là giữ lại tính mạng của đứa trẻ. Họ khuyên gia đình thai phụ nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
![]() |
Hình ảnh xúc động trong đoạn phim ngắn "Con phải sống" tái hiện ca sinh nở đặc biệt của chị Nga |
Không bỏ cuộc, gia đình sản phụ tiếp tục đặt hy vọng ở Bệnh viện 175 . 2 tháng sau khi nhập viện ở bệnh viên này, sức khỏe của người mẹ ngày càng yếu dần, còn thai kỳ đã phát triển tới tháng thứ 7.
Trải qua rất nhiều cuộc hội chẩn và bàn bạc ý kiến, các bác sĩ dường như đang đứng trước “ngã rẽ tử thần”. Cuối cùng, bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật bằng cách gây mê cho sản phụ.
Như một phép màu chưa đầy 3 phút sau vết mổ đầu tiên, em bé đã ra đời. Đó là 11h30 phút ngày 28/5/2012, bé trai nặng gần 1,7kg. Ngay khi tiếng khóc cất lên, cả phòng mổ dường như vỡ òa vì vui sướng và xúc động. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa bởi chị đã về thế giới bên kia sau 7 ngày sinh con nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Chống chọi 7 tháng giành giật với tử thần để giữ sự sống cho con câu chuyện về người mẹ này này đã được tái hiện trong đoạn phim ngắn "Con phải sống". Đoạn phim lấy nước mắt của không ít người xem.
Sinh con khi hôn mê ở giai đoạn cuối ung thư máu
Cũng sinh con khi mang căn bệnh ung thư, người mẹ trong trường hợp này còn hôn mê trên giường bệnh trong suốt quá trình mổ. Đó là trường hợp chị Lan, 30 tuổi (Thái Bình) bị ung thư máu cấp tính, điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, có dấu hiệu hôn mê sâu, xuất huyết não.
Lúc này, chị mang thai 34 tuần. Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, bệnh viện đã bàn với người nhà phương án mổ đẻ cứu thai nhi trong bụng. Vì sức khỏe của sản phụ rất yếu, sẽ rất nguy hiểm nếu di chuyển, nên Viện huyết học đã liên hệ mời các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương tới trợ giúp.
Nửa đêm 2/10/2014, một kíp y bác sĩ của viện Phụ sản trung ương đã lên đường tới Viện huyết học để thực hiện ca mổ cấp cứu ngay tại giường bệnh của chị Lan. 2h sáng 3/10, bé gái con chị Lan chào đời, nặng gần 2 kg.
Theo bác sĩ Quyết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã nhiều lần phối hợp với các cơ sở khác để mổ cấp cứu cho sản phụ nhưng đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện mổ ngay tại giường của bệnh nhân chứ không phải trên bàn mổ.
Ung thư gan giai đoạn cuối vẫn gắng sức sinh con
Sản phụ Bùi Hải Linh (20 tuổi, Quảng Ninh) cũng là một trường hợp tương tự. Linh nhập viện ngày 29/5/2015 trong tình trạng thiếu máu nặng, gan có nhiều khối u với kích thước lớn, có thể vỡ bất cứ lúc nào, rối loạn đông máu nhẹ, đồng thời đang có thai 30 tuần tuổi.
![]() |
Sản phụ Hải Linh (Ảnh: fanpage BV Sản-Nhi Quảng Ninh) |
Với tình trạng như vậy, các bác sĩ đã và đang tìm mọi cách điều trị để duy trì sự sống cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thai, để thai nhi có thêm điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, do bệnh của Linh quá nặng, các cơn đau kéo dài nên mỗi ngày Linh phải tiêm thuốc giảm đau, truyền đạm, truyền máu và nhiều loại thuốc khác. Bệnh u gan giai đoạn này khiến bệnh nhân rất đau đớn, nhưng Linh đã cố gắng vượt qua để thai nhi có thêm cơ hội phát triển.
Nhờ nỗ lực không ngừng, các bác sĩ bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh đã phải tiến hành mổ lấy con khi thai nhi 31 tuần tuổi. Đó là một bé gái nặng 1,4kg, được chăm sóc trong lồng ấp.
Phương Lê(TH)
" alt=""/>Mẹ ung thư vẫn sinh con