Nhưng chưa kịp gặp may mắn, anh đã bị cha mẹ chửi mắng, thậm chí suýt bị từ mặt khi phát hiện con trai duy nhất thành "thanh niên xăm trổ". Cha mẹ anh buồn phiền vì con trước đó trắng trẻo, lành lặn, giờ lại vẽ mực xanh, mực đỏ. Bà con xung quanh xem anh như "dân giang hồ", "người xã hội".
Hình xăm rồng dọc cánh tay trái đem tới phiền hà cho anh B. trong cuộc sống, công việc (Ảnh: BV).
Chưa dừng lại, anh B. cũng bị kỳ thị khi sinh hoạt, đi chợ, đi chơi, thậm chí đi đón con ở trường. Đến nỗi, con gái anh không muốn đi học vì bị các bạn tẩy chay. Anh cũng không thể xin việc trong nhà máy gần nhà, dù đúng chuyên môn vì chủ đầu tư không nhận người xăm trổ.
Hối hận vì trót dại, chàng trai muốn đi xóa hình xăm. Một thẩm mỹ viện báo giá xóa lên đến 60 triệu đồng cho riêng vùng cánh tay, gấp 6 lần phí xăm con rồng trước đó, nhưng không đảm bảo sạch mực tuyệt đối. Chưa kể anh B. từng chịu đau xóa xăm một lần, bị chiếu tia laser gây bỏng rộp, viêm da.
Gần đây, anh tới bệnh viện ở TPHCM trình bày mong muốn được xóa xăm an toàn, ít đau. Qua thăm khám, các bác sĩ tư vấn cho anh liệu trình điều trị với công nghệ laser pico. Hiện, anh B. đã hoàn thành xong lần xóa đầu tiên với nửa hình xăm trên.
Tương tự, cuộc sống của Q.K. (17 tuổi, quê Đồng Nai) cũng chịu đủ sự bất tiện khi nửa năm trước đã lén đi xăm hình hổ trên lưng để bắt chước thần tượng.
Nhưng trải qua 6 tiếng chịu đau chảy nước mắt, K. nhận lại hình con hổ xấu xí, cùng với tình trạng nhiễm trùng da trải dài từ bả vai đến thắt lưng. Lúc này, thiếu niên buộc phải nhờ bố mẹ đưa đi điều trị.
Bác sĩ thực hiện xóa xăm bằng công nghệ laser pico cho một nam thanh niên (Ảnh: BV).
Còn ông V. (63 tuổi, quê TPHCM) cũng cầu cứu bác sĩ, nhờ tìm cách xóa giúp hình quan tài và trái tim bị hai mũi tên xuyên qua, kèm tên của mối tình đầu trên bắp tay phải, vì thường xuyên bị vợ cằn nhằn, khiến gia đình bất hòa.
Xăm xong hối hận, rất phức tạp để xóa
Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da cho biết, số ca xóa xăm tại nơi cô làm việc có xu hướng tăng dần, hiện đã lên đến 130-150 ca/tháng, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2/3 khách là nam giới.
Đa số người đi xóa hình xăm trong độ tuổi 15-35. Những hình hay được xóa nhất là hình có kích thước lớn, xấu, cũ, vỡ nét, phai màu; hình xăm đôi, tên hoặc chân dung người yêu cũ; hình xăm ghê rợn, kỳ quái, có ý nghĩa tiêu cực; hình ở vị trí khó che chắn...
"Nguyên nhân mọi người đi xóa nhiều nhất là do hối hận, lo lắng khi hình xăm ảnh hưởng tới công việc, học tập và các mối quan hệ, hoặc không còn phù hợp với hiện tại", bác sĩ Vân nói.
Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (quy mô 1.100 người lớn ở Mỹ có hình xăm tham gia) cho thấy, hơn 18% hối hận về một hoặc nhiều hình xăm của họ, và hơn 52% quan tâm đến việc xóa, che hoặc sửa lại hình xăm. Tuy nhiên, việc xóa xăm phức tạp hơn rất nhiều so với xăm hình.
Mực xăm màu đen dễ bị xóa bởi tia laser hơn các màu đỏ, xanh, vàng (Ảnh: BV).
Bác sĩ Lý Thiên Phúc, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da phân tích, muốn xóa hình xăm nhanh chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng da này. Đây là can thiệp y tế lớn, bắt buộc phải đến cơ sở được cấp phép, có thể phải gây mê, gây tê. Phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, sẹo xấu sau phẫu thuật.
Hiện nay, xóa xăm bằng công nghệ laser pico được đánh giá an toàn cao, khi tác động chính xác đến sắc tố mục tiêu mà ít gây tổn thương mô xung quanh, ít làm tăng sắc tố sau viêm. Song phương pháp này cần nhiều tháng, nhiều năm và chi phí điều trị tương đối cao.
Bác sĩ cũng khẳng định, rất khó để hình xăm biến mất 100% hay trở về màu da bình thường. Khả năng đáp ứng điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào thành phần mực xăm, độ sâu của mực trong da, cơ địa của người bệnh.
Như trường hợp của anh K., dự kiến liệu trình xóa xăm bằng laser pico cần tối thiểu 10 lần.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có nhu cầu xóa xăm, người dân nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, để được khám trực tiếp, tư vấn liệu trình điều trị cụ thể, giảm biến chứng và đạt hiệu quả tốt nhất.
" alt=""/>"Dở khóc dở cười" vì xăm hình bố mẹ kín lưng, xăm quan tài kèm tên tình cũRượu bia, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc đều có thể gây hại cho gan (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Thứ 2, việc sử dụng thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hay các thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc… cũng là một nguyên nhân nhiễm độc gan thường gặp.
Thứ 3 là nhiễm độc gan do rượu bia, các chất kích thích.
Thứ 4 là sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước có tồn dư các hóa chất độc hại, nấm mốc có thể gây nhiễm độc gan và nhiều cơ quan khác.
Trong đó, khi nói đến viêm gan nhiễm độc thường là nói đến tổn thương gan do thuốc hoặc hóa chất độc hại gây ra.
Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gan nhiễm độc
Triệu chứng của viêm gan nhiễm độc có thể gặp từ nhẹ tới nặng như sốt, mệt mỏi, ăn kém, phát ban, sẩn ngứa, vàng da, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu chướng bụng…
Ngoài ra, người bệnh có thể bị suy gan mãn, suy gan cấp hoặc tối cấp nguy hiểm đến tính mạng với tình trạng rối loạn đông máu, suy hô hấp, co giật, tiền hôn mê gan hoặc hôn mê gan.
Vì thế, khi có dấu hiệu viêm gan nhiễm độc, người bệnh cần phát hiện và dừng ngay các nguyên nhân gây nhiễm độc.
Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích. Không sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc lá cây bừa bãi…
Khi phải sử dụng thuốc điều trị bệnh kéo dài phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.
Khi bị ốm, chúng ta không nên tự mua thuốc uống, mà đến cơ sở y tế khám và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự điều chỉnh liều thuốc. Đồng thời, nên sử dụng nước sạch, thực hiện an toàn vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc…
Theo các nghiên cứu, uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
Gan là cơ quan chính để chuyển hóa và giải độc. Những người lạm dụng rượu bia sẽ rất dễ bị xơ gan, vì ete và etanol trong rượu làm hỏng chức năng chuyển hóa và giải độc của gan. Điều này còn khiến cơ thể bị tích tụ độc tố, ảnh hưởng chức năng bình thường của các cơ quan nội tạng khác.
Viêm gan nhiễm độc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu nghi ngờ bị viêm gan nhiễm độc, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
" alt=""/>Điểm mặt 4 thủ phạm gây nhiễm độc ganKhi bị axit uric cao, bạn cần tránh các thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ... (Ảnh: Shutter stock).
Dưới đây là một số cách giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin
Theo Healthline, thực phẩm giàu purin bao gồm một số loại thịt, hải sản và rau. Tất cả những thực phẩm này đều góp phần tạo ra axit uric khi tiêu hóa. Vì thế, bạn nên tránh hoặc giảm lượng thực phẩm giàu purin, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng, cá, động vật có vỏ, gia cầm.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy rằng việc giảm lượng rau giàu purin có thể không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric.
Theo Bệnh viện Vinmec, để tránh bị tăng axit uric cao trong máu, bạn nên giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật…
Đồng thời, chúng ta cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
- Tránh đường
Fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Khi cơ thể bạn phân hủy fructose, nó sẽ giải phóng purin và làm tăng nồng độ axit uric. Fructose trong đồ uống được hấp thụ nhanh hơn đường trong thực phẩm nguyên chất vì đồ uống không chứa chất xơ, protein hoặc các chất dinh dưỡng khác.
Các loại đường khác được thêm vào thực phẩm bao gồm đường ăn, sirô ngô…
- Uống nhiều nước
Uống nhiều chất lỏng giúp thận đào thải axit uric nhanh hơn. Thận lọc khoảng 70% axit uric trong cơ thể bạn. Uống đủ nước có thể giúp hỗ trợ thận và có thể giảm nguy cơ mắc sỏi thận do axit uric.
- Tránh uống rượu
Uống rượu có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nghiên cứu từ năm 2021 cho thấy nó cũng có thể gây ra tình trạng tăng axit uric. Một số loại rượu, chẳng hạn như bia, chứa hàm lượng purin cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, ngay cả rượu có hàm lượng purin thấp hơn cũng có thể làm tăng sản xuất purin.
Rượu làm tăng quá trình trao đổi chất của nucleotide, một nguồn purin khác có thể chuyển thành axit uric. Nó cũng ảnh hưởng đến tốc độ bài tiết axit uric, dẫn đến tăng nồng độ trong máu.
- Uống cà phê
Nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy cà phê có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh theo hai cách chính. Nó cạnh tranh với enzyme phân hủy purin trong cơ thể, làm giảm tốc độ sản xuất axit uric. Nó làm tăng tốc độ cơ thể bạn bài tiết axit uric.
- Kiểm soát cân nặng
Mỡ thừa trong cơ thể có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric. Cân nặng nhiều hơn có thể khiến thận của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn. Nó cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric và làm giảm bài tiết axit uric qua nước tiểu.
- Kiểm soát lượng đường trong máu
Nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy tình trạng tăng axit uric máu có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan. Những người có lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như những người mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, cũng có nguy cơ cao hơn bị các tác dụng phụ của tình trạng tăng axit uric máu.
- Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Chất xơ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và mức insulin. Nó có xu hướng làm tăng cảm giác no, giúp bạn no lâu hơn.
- Kiểm tra thuốc và thực phẩm bổ sung
Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung có thể khiến axit uric tích tụ, bao gồm aspirin, thuốc lợi tiểu, vitamin B-3 (niacin), thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine và tacrolimus…
Như vậy, chế độ ăn uống, tập thể dục và những thay đổi khác về lối sống có thể giúp cải thiện bệnh gút và các tình trạng sức khỏe khác do nồng độ axit uric cao gây ra. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng có thể thay thế các phương pháp điều trị y tế.
Bạn nên dùng tất cả các loại thuốc theo toa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sự kết hợp đúng đắn giữa chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc có thể giúp hạ nồng độ axit uric cao và ngăn ngừa các triệu chứng.
Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh để giúp hạ nồng độ axit uric. Cách tốt nhất để hạn chế những loại thực phẩm này là lập kế hoạch ăn uống hàng tuần. Bạn hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống tốt nhất dành cho bạn.
" alt=""/>Làm thế nào để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể?