Chiến thắng lịch sử của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International 2024 không chỉ là thành công cá nhân mà còn là niềm tự hào của Lê Hoàng Phương - người âm thầm đứng sau những bước catwalk ấn tượng của tân hoa hậu.
Chia sẻ về quá trình đào tạo kéo dài 3 tháng trước thềm cuộc thi, Lê Hoàng Phương cho biết ban đầu Thanh Thủy còn khá bỡ ngỡ với catwalk.
"Thanh Thủy là một cô gái rất ngây thơ, trong sáng. Lúc tập em bảo gần như chưa biết gì và cách catwalk còn bản năng", người đẹp sinh năm 1995 nhớ lại.
Với vai trò là huấn luyện viên, Lê Hoàng Phương nghiên cứu kỹ lưỡng phong cách của Miss International để xây dựng phương pháp training phù hợp. Cô và Thanh Thủy duy trì lịch tập ít nhất 2 buổi mỗi tuần, mỗi buổi kéo dài hơn hai tiếng.
"Tôi tập cho Thủy cách catwalk ngang theo chiều bên phải, bên trái đầy đủ vì sân khấu Miss International thường là sân khấu ngang. Với đầm dạ hội, tôi chỉ Thủy sải nửa bước, đi hơi chéo, chậm để trông thanh lịch. Còn khi catwalk với bikini phải thẳng chân, sải bước dài, góc nghiêng cũng phải thẳng để đi như lướt sóng", cô tiết lộ.
![]() | ![]() |
Là một "cô giáo" khó tính, Lê Hoàng Phương không ngần ngại nhắc nhở học trò khi thể hiện chưa tốt. Mỗi động tác đều phải lặp lại 10 lần cho đến khi hoàn hảo.
"Có lúc tập tôi bảo phải đi đẹp mới được uống nước, hoặc có đồ ăn ở đó nhưng cũng phải tập xong mới được ăn", cô hóm hỉnh kể lại.
Trước thềm chung kết, hiểu được áp lực của đàn em, Lê Hoàng Phương gửi lời động viên chân thành: "Tôi nói Thủy không cần nhớ bài gì nữa mà chỉ cần làm những gì em thấy tốt, tận hưởng từng khoảnh khắc trên sân khấu".
"Đối với Thanh Thuỷ, việc tôi làm chỉ là giúp Thuỷ nhìn thấy những tiềm năng của bản thân và khai phá chúng. Thuỷ vốn đã có vẻ đẹp và phong thái rất phù hợp với Miss International", Lê Hoàng Phương chia sẻ.
Hiện tại, bên cạnh vai trò CEO một công ty kiến trúc, Lê Hoàng Phương sẽ tiếp tục sự nghiệp đào tạo với vị trí huấn luyện viên tại Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 và Miss International Queen Vietnam 2024. Người đẹp cũng sẽ tham gia chương trình Bước nhảy Hoàn vũ 2024.
Minh Phi
Ảnh: NVCC
![]() |
Chiến hạm HMS Richmond ở cảng Cam Ranh, Khánh Hòa sáng 1/10. Ảnh: Đại sứ quán Anh/ Twitter |
Tàu hộ vệ tên lửa HMS Richmond thuộc lớp Type 23 được Hải quân Anh chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 1993. Tàu có chiều dài 133m; sườn ngang 16,1m; mớn nước 7,3m. Trọng tải tối đa tàu lên tới 4.900 tấn.
![]() |
Bản vẽ bên ngoài chiến hạm HMS Richmond. Ảnh: Seaforces.org |
HMS Richmond cần tới bốn động cơ diesel MTU 12V4000 M53, hai mô-tơ điện GEC và hai động cơ tuabin khí Rolls-Royce Spey SM1C để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 52 km/h với tầm hoạt động lên tới 14.000km.
![]() |
Động cơ tuabin khí Rolls-Royce Spey. Ảnh: Wikipedia |
Tàu được trang bị hệ thống Sea Gnat, hay còn có tên khác là UAF-1 ESM, để phòng thủ trước sự tấn công từ ngư lôi của đối phương. Ngoài ra, HMS Richmond còn được lắp đặt thiết bị sonar Type 2150 để phát hiện các mục tiêu dưới mặt nước.
![]() |
Thiết bị sonar Type 2150. Ảnh: janes.com |
Hệ thống vũ khí lắp đặt trên HMS Richmond khá đa dạng, với nhiều loại vũ khí như tám tên lửa chống hạm Harpoon; hai ngư lôi Sting Ray; một pháo tự động MK8 sử dụng cỡ đạn 113mm; hai pháo DS30M Mk2 cùng hệ thống phóng thẳng đứng GWS-35 chứa 32 tên lửa tầm ngắn Sea Ceptor. Ngoài ra, tàu còn có sân đáp trực thăng đủ rộng cho một trực thăng đa nhiệm Westland Wildcat HMA2.
![]() |
Tên lửa Harpoon được phóng từ chiến hạm HMS Richmond. Ảnh: Seaforces.org |
Theo một số tài liệu quân sự, HMS Richmond từng cùng chiến hạm HMS Chatham, tàu khu trục HMS Marlborough thuộc Hải quân Anh và tàu HMAS Anzac của Hải quân Australia tham chiến tại Iraq hồi năm 2003.
Video: Nội thất bên trong tàu HMS Richmond. Nguồn: Royal Navy and Royal Marines Charity
Tuấn Trần
Khu trục hạm USS Benfold thuộc Hạm đội 7 của Mỹ hôm 12/7 đã tiến gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
" alt=""/>Hé lộ tính năng của tàu chiến Anh vừa cập cảng Cam Ranh