Sinh năm 1998, Nguyễn Đinh Hoàn Vũ (Bình Dương) tự nhận mình có tính cách ‘kỳ và dị’. Từ bé, cô đã thích nhìn và xây dựng mọi thứ xung quanh theo cách riêng. Hội họa là niềm đam mê giúp cô gái 9X thực hiện những điều mình thích.
Cô gái trẻ khát khao học về hội họa và theo đuổi con đường nghệ thuật nhưng vấp phải sự phản đối từ phía gia đình. Bố mẹ đã vạch sẵn cho Vũ con đường tương lai là theo ngành sư phạm.
Chiều lòng bố mẹ, Vũ bước vào cánh cửa đại học ngành sư phạm, đi học gần nhà. Mỗi ngày, cô đều tự hỏi tương lai của mình sẽ ra sao, mình sẽ phải làm những việc mà mình không hề hứng thú này đến khi nào. Cô nhen nhóm ý định bỏ học. Và rồi cô bỏ học thật, chỉ sau 1 học kỳ. ‘Em không ngờ rằng đó là một quyết định sai lầm. Em sa lầy trong đống tài liệu không một chút hứng thú' - Vũ nhớ lại.
Sau vài tháng bỏ học, Vũ bị bố mẹ phát hiện. Gia đình cho cô hai lựa chọn: một là đi học trở lại, hai là ra khỏi nhà. Vũ đã chọn cách thứ hai. Cô chia sẻ: "Thật lòng lúc xách vali đi trong lòng mình mong bố mẹ níu kéo nhưng bố mẹ chẳng bận tâm".
Tiền mang theo không đủ thuê trọ, cô tìm một căn nhà hoang để trú tạm. Ở đây, đã có những người khác dựng lều sinh sống. Cô xin phép họ được dọn một chỗ cho mình. Ổn định chỗ ở xong, Vũ đi tìm việc làm.
![]() |
Vũ vẽ tranh trong căn nhà hoang. |
Vũ xin vào làm phụ bếp cho một quán ăn. Những ngày đầu chưa quen, tay chân Vũ lóng ngóng, anh chủ lắc đầu ái ngại, nhiều lần dọa đuổi. Sau một thời gian chịu khó học hỏi, cô quen việc hơn và được nhận vào làm chính thức. Hôm ấy, cô bật khóc.
Quán đông khách, lại toàn khách sang trọng, thấy thức ăn thừa nhiều, cô xin chủ quán cho mang về. Ban đầu còn ngại ngùng, nhưng sau này mọi người đã quen và còn dành đồ ngon để phần cho cô. Không chỉ lấy đồ ăn cho mình, cô còn gom thức ăn chưa dùng đến mang về cho những người đang sống cùng ở căn nhà hoang.
‘Em cho đi và được nhận lại. Mọi người giúp em rất nhiều, khi thì trông nom đám chó mèo, khi thì cho em miếng bánh, mời cốc nước chè... Nhiều tình thương từ các cô chú lần đầu em cảm nhận được’, Vũ nhớ lại.
Sống ở nhà hoang, nhiều sinh hoạt bất tiện nhưng Vũ dần thích nghi. Căn nhà không có nhà tắm, nên cô phải tắm ở chỗ làm, nhà tắm công cộng, hoặc công khai xin tắm nhờ nhà bạn. Thời gian đầu, cuộc sống khá khó khăn với Vũ. Vài tuần trôi qua, cô khá hơn, quen với nếp sống lang bạt và tận hưởng tự do.
Công việc suôn sẻ, Vũ dần được tín nhiệm nên có cơ hội học hỏi ở nhà bếp của quán. Chẳng mấy chốc, cô được giao nấu các món đơn giản, thoát cảnh nhặt rau, rửa bát. Các món cô nấu bắt đầu được mọi người khen. Vũ lấy đó làm động lực và dành tình yêu cho nấu nướng bao giờ không hay.
Ngoài những buổi đi làm bếp, Vũ vẫn không quên dành thời gian cho đam mê hội họa. Cô vẽ mọi lúc có thể, rồi treo tranh khắp bức tường. ‘Được các cô bác khen, em vui sướng vô cùng. Thế là em có khu triển lãm của riêng mình trong căn nhà hoang’.
Sau khoảng 3 tháng ‘nằm gai nếm mật’, bố mẹ gọi Vũ về nhà, ngầm chấp nhận quyết định của cô.
![]() |
Món ăn xinh xắn Vũ làm. |
Đến nay đã được 3 năm từ khi Vũ nghỉ học. Hiện tại cô gái trẻ vừa làm bếp vừa nhận trang trí giày, áo, vẽ tranh. Cả hai đều là những công việc cô yêu thích. Vũ bảo, dù biết là theo nhiều việc cùng một lúc sẽ thật khó để làm tốt cả hai, nhưng cô sẽ cố gắng hết sức.
Khi được hỏi có lo ngại về tương lai không ổn định, Vũ chia sẻ: ‘Rất nhiều lần em mơ thấy mình đói khát và sống cô độc trong cảnh túng thiếu. Ba mẹ em luôn bảo chỉ cần em lo được cho bản thân mình, nhưng phận làm con, nếu không chăm sóc được cho bố mẹ, em sẽ rất day dứt'.
22 tuổi, Vũ đặt ra mục tiêu cho bản thân: kiếm được nhiều tiền từ chính những công việc mình thích. Cô nói rằng, cô may mắn vì tìm được công việc mà bản thân đam mê.
Đôi khi nhìn lại, cô thấy mình như thể là Robinson Crusoe, nhưng làm được điều mình thích, dám ước mơ và theo đuổi chính là hạnh phúc của tuổi trẻ.
Được gia đình đầu tư cho đi du học Mỹ, Lê Duy Toàn không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ quay trở lại theo nghiệp bánh tráng của ba mẹ.
" alt=""/>Cô gái bỏ học, sống nhà hoang, theo đuổi ước mơ nghệ thuậtKhông dừng lại ở khuôn khổ dự định ban đầu Mùa trong vườn, qua ba lần giãn cách, dường như các bộ tranh đã được dày lên đáng kể cho cuộc ra mắt công chúng lần này. Mỗi tác phẩm như một lời tự sự, một dấu ấn về khoảnh khắc sáng tạo, đa dạng mà lại nhất quán.
Trang Thanh Hiền là giảng viên Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật. Nhiều năm nay song hành với nghiên cứu mỹ thuật cổ, chị sáng tác tranh trên chất liệu mực nho và giấy dó. Nguyễn Mỹ Ngọc là giảng viên khoa Đồ họa; là một trong những họa sĩ đồ họa thực hành nghệ thuật với tranh khắc gỗ và in kẽm.
Sự gặp gỡ của hai người phụ nữ trong cuộc triển lãm lần này là một mối duyên hội họa đặc biệt - không phải lúc nào cũng có được. Giữa họ, dường như có một sự tiếp sức lẫn nhau, học hỏi, chia sẻ, cùng đồng hành, cùng vỡ òa trong cảm xúc với nghệ thuật đồ họa tranh in. Ở đó, nỗ lực kiếm tìm của mỗi cá nhân từ các chất liệu, kỹ thuật như khắc gỗ, khắc cao su, in độc bản thể hiện tham vọng muốn vượt lên truyền thống tạo ra những sáng tạo bay bổng đầy chất thơ thấm đẫm cái tôi trữ tình của người làm nghệ thuật.
![]() |
Bức tranh "Trăng" của Trang Thanh Hiền - Khắc gỗ, in độc bản. |
Trang Thanh Hiền mang đến triển lãm những tác phẩm lấy cảm hứng từ các loài hoa với chất liệu khắc gỗ. Đây không phải lần đầu tiên chị sáng tác trên chất liệu này, nhưng trong thể nghiệm mới nhất này, Trang Thanh Hiền có phần không theo trình tự cơ bản. Các tác phẩm của chị đã nảy sinh những cách thức sáng tạo khác như in chồng các bản khắc khác nhau, in nối bản, ghép bản, in phối hợp cùng thủ ấn họa, mang tính gợi mở cho thực hành nghệ thuật tranh in vượt qua những lối mòn quy tắc.
Trong nghệ thuật đồ họa, tranh khắc gỗ vốn là một thể loại có truyền thống lâu đời ở Việt Nam như các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống Kim Hoàng. Việc sử dụng ván gỗ vốn là một phương tiện để nhân bản tạo ra những tác phẩm giống nhau về hình thức. Tuy nhiên với nghệ thuật hiện đại và đương đại, tính độc bản của mỗi tác phẩm mới là điều quan trọng để ghi dấu ấn cho những khoảnh khắc sáng tạo khác nhau của mỗi người nghệ sĩ.
Trang Thanh Hiền cho rằng, lượng bản tranh in ra không quan trọng bằng số lượng các bản hoàn thiện sau in thông qua những thể nghiệm đa dạng. Tranh bộ và tranh ghép với các chủ đề như sen, lá, thiền đã đã tạo nên một sắc thái khác trong triển lãm lần này.
Nguyễn Mỹ Ngọc có con đường đồ họa liên tục từ khi là sinh viên mỹ thuật. Với vẻ ngoài nhẹ nhàng nhưng nội lực mạnh mẽ, chị đưa sự phóng túng, ngẫu hứng, mong làm mới nó, hướng đến tính cá biệt của mỗi tranh in ra.
Sau nhiều thử nghiệm đi sâu vào các chất liệu tranh in truyền thống, dường như, chị vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn. Khoảng 3 năm gần đây, chị chuyển hướng và tìm thấy cảm xúc thực sự với tranh khắc cao su kết hợp in độc bản. Cao su mềm mại cho phép khắc những nét khoáng hoạt, bay bổng. In độc bản là phương pháp thuận lợi cho thực hành tranh in ngẫu hứng.
Sự kết hợp đa kỹ thuật, chất liệu của cô cũng rất hợp xu hướng tranh in đương đại. Đặc biệt nó thỏa mãn sự đam mê với hình thể và chồng lớp dựa trên cảm hứng nhất thời, giàu tính trực họa của họa sĩ. Những tác phẩm của Mỹ Ngọc đậm chất tự sự của người con gái, người đàn bà với những ẩn ức, với những dịu êm, khắc khoải về cả thân xác lẫn tinh thần.
Mùa trong vườn là câu chuyện vừa riêng lại vừa chung của hai người phụ nữ, của hai tác giả, hai giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ở vườn ấy có những hoa tươi rực rỡ, có lá khô quằn lại, có hương sắc đàn bà. Nguyễn Mỹ Ngọc với các hình thể nude, có khi mạnh mẽ, có khi ẩn khuất trong đám hoa lá cây cỏ rậm rạp. Trang Thanh Hiền đọng lại nhiều cảm hứng cá nhân trong khám phá các kỹ thuật khác nhau, từ in đơn sắc đến khắc gỗ phá bản đa sắc. Tác phẩm của họ trong triển lãm này dường như có chung quan điểm về thực hành nghệ thuật tranh in để tạo nên tính cá biệt, độc bản cho mỗi tác phẩm. Ở đó với cùng một bản khắc nhưng cách in ấn khác nhau qua mỗi thời điểm sáng tạo lại tạo nên những bất ngờ thú vị trong cảm xúc của mỗi người nghệ sĩ.
Triển lãm mở cửa tự do từ 1/1/2022 đến hết 12/1/2022 tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội.
Họa sĩ Trang Thanh Hiền (1974)