Trước giờ phút sinh ly tử biệt, ông Vũ Đình Bích (82 tuổi - Tây Ninh) nhẹ nhàng thơm lên khuôn mặt của người vợ đã kết tóc cùng ông 62 năm.Ông thì thầm bên tai bà: 'Kiếp này là vợ chồng - hẹn kiếp sau gặp lại vẫn là vợ chồng tiếp'. Người đàn ông lớn tuổi khẽ lau nước mắt cho vợ, xoa bóp tay để bà đỡ mỏi.
Vợ ông không nói được vì sức khỏe yếu và phải thở bình oxy. Bà ra hiệu cho con gái tháo găng tay giúp mình. Bà muốn được nắm tay ông lần cuối. Xung quanh là những tiếng nấc nghẹn ngào, như thắt chặt trái tim mỗi người. Sau đó, bà nhắm mắt thanh thản ra đi, khép lại một cuộc đời, một tình yêu trọn vẹn.
Những hình ảnh xúc động đó được chị Nguyễn Vũ Như Hảo - cháu ngoại của ông bà xúc động ghi lại. Được biết, ông Bích và bà Phạm Thị Thuận (80 tuổi) có cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 62 năm. Hai vợ chồng sinh được 8 người con, 4 trai, 4 gái.
Giọng xúc động, chị Như Hảo kể: 'Ông bà ngoại tôi kết hôn từ năm 1957. Lúc đó, cụ ngoại tôi - tức bố đẻ ông ngoại thấy hoàn cảnh bà ngoại đáng thương nên đã cưới bà về cho con trai.
Mặc dù, cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu nhưng sau ngày cưới, hai vợ chồng đã nảy sinh tình cảm thực sự, yêu thương, trân trọng và nắm tay nhau cho đến hết cuộc đời'.
Chị Hảo chia sẻ, bà Thuận đột ngột lên cơn đau bụng vào ngày 7/5. Thấy vợ kêu la, đau đớn, ông Bích gọi xe cấp cứu đưa bà vào bệnh viện Tây Ninh.
Tại đây, ông và gia đình đón nhận hung tin: Bà Thuận mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, đã di căn lên gan. Hi vọng 'còn nước còn tát', gia đình chuyển bà lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Sợ ông Bích lo nghĩ, ngã bệnh, con cháu khuyên ông ở nhà. Khi nào bà ổn định sẽ đón ông lên thăm. Đêm đầu tiên vợ được chuyển đi, ông trằn trọc cả đêm, lấy chiếc áo vợ hay mặc đặt bên cạnh cho đỡ nhớ nhung.
Bà Thuận chuyển lên bệnh viện tuyến trên, được làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các con gọi về thông báo, ông tất bật chuẩn bị hành trang lên thăm vợ.
 |
Vợ chồng ông Bích - bà Thuận những năm bà còn khỏe mạnh |
'Ông là áo sơ mi, cạo râu và cắt tóc thật gọn gàng. Đến lúc xe đi được nửa đường ông mới nhớ ra chưa đổi dép, vẫn đi đôi dép xỏ ngón. Ông nói: 'Bà thấy lại la chết'. Đến bệnh viện, ông liên tục hỏi vợ: 'Bà đau không? Bà sao rồi'.
Bà nghe tin chồng lên thăm, bắt con cháu đưa ông về. Bà sợ ông nhìn bà trong bộ dạng xấu xí vì lúc mổ bác sĩ bắt bà phải tháo hàm răng giả', Như Hảo kể lại.
Chị Hảo chia sẻ thêm, ông thăm bà rồi nằng nặc ở lại chăm vợ. Trời nóng nực, bệnh viện đông nghẹt người, ông đứng quạt cho vợ, trò chuyện để vợ quên đi cơn đau.
Mặc dù được gia đình và bác sĩ tích cực điều trị nhưng bệnh tình của bà Thuận ngày càng chuyển biến xấu. Bệnh viện lắc đầu, khuyên con cháu đưa bà về nhà, thời gian còn lại rất ngắn ngủi.
Ông Bích sau giây phút đau đớn, tưởng như 'chết đi, sống lại', ruột gan đau thắt đã lấy lại tinh thần, chăm sóc vợ tới phút cuối cùng của cuộc đời.
6h27 phút ngày 18/5, bà Thuận ra đi, lúc này ông mới thực sự ngã quỵ, đôi mắt ngầu đục bỗng ướt nhòe nước mắt. Từ hôm bà mất, ngày nào ông Bích cũng ngồi trước bàn thờ vợ tâm sự.
'Trước đây, ông bà ngoại tôi ở riêng không thích sống chung với con cháu. Giờ bà mất đi, con gái đưa ông lên ở cùng để chăm sóc. Nhà của ông bà nhờ người khác trông nom nhưng ông không cho thay đổi bất kỳ đồ đạc nào trong nhà. Ông bảo vì đó là kỷ niệm của hai vợ chồng, mọi đồ dùng đặt ở đâu phải giữ nguyên như lúc bà còn tại thế', cháu ngoại ông Bích nhớ lại.
 |
Vợ chồng ông Bích dự lễ tốt nghiệp của cháu ngoại |
Vẫn lời chị Hảo, chị từng nghe bố mẹ kể, 62 năm hôn nhân, ông bà ngoại chưa một lần cãi vã. Ông bà luôn lấy mình làm gương để dăn dạy con cháu hòa thuận, đoàn kết, giữ hạnh phúc gia đình.
'Bất cứ sự kiện trọng đại gì của các cháu, ông bà đều không bỏ lỡ. Bà ngoại tôi ngã bệnh quá đột ngột, không biết thời gian tới ông sẽ sống sao đây?. Ông đã quen có bà sớm hôm bầu bạn, chia ngọt sẻ bùi. Ông vẫn thường nói: 'Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, thương nhau cho đến bạc đầu vẫn thương'. Mấy hôm nay, con cháu đều xúm vào động viên ông cố gắng vượt qua', đôi mắt đỏ hoe, chị Hảo nói.

Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ
Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.
" alt=""/>Xót xa giây phút cụ ông Tây Ninh vĩnh biệt người bạn đời gắn bó hơn 60 năm
Theo dự kiến, Chủ Nhật tuần này Phùng sẽ rước tôi về làm vợ nhưng tất cả đều đổ bể vì sự cố đau đớn xảy ra trong đám hỏi của chúng tôi.Tôi xuất thân trong gia đình buôn bán ở đất cảng Hải Phòng. Bố mẹ ly hôn, một mình mẹ gồng gánh nuôi con. Chịu bao đắng cay, bà gây dựng được sản nghiệp lớn. Tốt nghiệp đại học, mẹ đầu tư cho tôi sang Pháp học Thạc sĩ.
Mẹ tâm sự, từ bé bà ham học nhưng hoàn cảnh mồ côi nên phải bươn trải sớm, không được đến trường đầy đủ. Bao mơ ước bà đều dồn vào hai cô con gái rượu.
 |
Vòi tiền thách cưới bất thành, mẹ cô dâu hất đổ mâm trầu cau ngày ăn hỏi. Ảnh: Hùng Trần |
Ra ngoài xã hội, mẹ tôi có chanh chua, ghê gớm nhưng về nhà bà là người mẹ dịu dàng, thương con hết mực. Thứ quý giá nhất chúng tôi học được ở mẹ là sự mạnh mẽ. Dù ngày mai sóng gió có lớn đến mấy, mẹ vẫn kiên cường chống đỡ.
Quá khứ sống với người chồng vũ phu, keo kiệt nhiều năm trước khiến mẹ vẫn ám ảnh.
Bố kiếm ra tiền nhưng tính từng đồng với vợ con. Ngày mới sinh con đầu lòng, mẹ tôi mất sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài, mỗi tháng tốn kém một khoản kha khá. Bố tôi không thông cảm mà chửi bới om xòm, trách mẹ tôi là loại đàn bà ngu đần.
Sợ con bĩnh ra chăn, đệm, bố bắt hai mẹ con nằm dưới nền nhà, trải chiếu và lớp áo mưa. Chẳng may con tiểu ra là giặt chiếc áo mưa đó. Mỗi tháng, bố chỉ đưa mẹ một khoản nhỏ chi tiêu, điện nước trong gia đình. Tháng nào bội chi, kiểu gì mẹ tôi cũng bị bố càm ràm.
Nuốt nước mắt vào trong, mẹ gắng gượng chịu đựng. Cho đến năm sinh em gái tôi. Bố vì thèm khát con trai, đã đuổi ba mẹ con ra đường.
Mẹ tôi ôm con về nhà anh trai tá túc và ấp ủ kế hoạch làm giàu. Với kinh nghiệm buôn phụ tùng ô tô từ chồng cũ, bà tạo các mối của riêng mình.
Trải qua thăng trầm, mẹ hi vọng chúng tôi có được tấm chồng tử tế, yêu thương vợ con, không đi lại vết xe đổ của bà năm xưa. Ngày tôi đưa Phùng về ra mắt, nhìn thái độ của mẹ, tôi biết bà ưng ý.
Anh là trai Hà Nội, có học thức, bố mẹ làm cán bộ nhà máy nghỉ hưu, kinh tế không dư dả. Bù lại Phùng học giỏi, thi được học bổng đại học bên Mỹ.
Xét về trình độ, học thức và quan điểm sống, chúng tôi rất hòa hợp. Phùng qua lại nhà tôi 2 năm, anh mới chính thức đặt vấn đề cưới xin. Anh muốn mẹ vợ tương lai hiểu và thực sự đón nhận mình.
Kế hoạch đám cưới, ăn hỏi được người lớn hai bên bàn bạc kỹ lưỡng trong ngày dạm ngõ. Mọi thứ đều suôn sẻ, duy có việc tiền thách cưới là xảy ra mâu thuẫn.
Mẹ tôi bàn với thông gia, phong tục ở Hải Phòng phải có 3 phong bì tiền lễ ‘đen’ - tức là khoản tiền thách cưới, đặt trong mâm trầu cau.
Các bạn mẹ tôi khi dựng vợ, gả chồng cho con cũng đều thực hiện như vậy. Trung bình mỗi phong bì từ 3 triệu đồng - 10 triệu đồng, tùy gia cảnh.
Mẹ tôi chỉ đề nghị đặt vào mỗi phong bì 2 triệu, tổng 3 phong bì là 6 triệu. Thế nhưng, mẹ Phùng phản đối. Bà thẳng thắn đáp lại lời mẹ tôi: ‘Trên nhà tôi không có lệ như vậy. Cưới xin là hạnh phúc của các con, không phải bán buôn mà thách cưới’.
Bị thông gia tương lai đốp chát, mẹ tôi tự ái, thay đổi sắc mặt. Bà nói mát: ‘Lệ dưới tôi như vậy, 3 phong bì không đáng là bao. Thủ tục mâm lễ ra sao? Tôi để nhà trai quyết định nhưng riêng khoản lễ ‘đen’, ông bà tạo điều kiện cho gia đình tôi thoải mái tâm lý. Nếu không thì hoãn lại, bao giờ thống nhất được, hãy tính tiếp'.
Tôi gọi Phùng ra ngoài, dặn anh thuyết phục mẹ. Số tiền đó, chúng tôi sẽ chủ động chi, miễn bà đừng để lộ ra với mẹ tôi.
Sau chút trục trặc đó, hai bên lại bắt tay làm hòa, lo chuyện đại sự cho các con. Ngày ăn hỏi, tôi làm cô dâu xinh xắn, mặc áo dài gấm thêu chỉ vàng. Tiếng nhạc dập dìu phát ra từ bộ loa làm đám hỏi càng thêm chộn rộn. Họ hàng hai bên phục trang lộng lẫy, tươi cười chúc phúc cho hai đứa.
Cho đến khi kết thúc, nhà gái lấy một phần lễ ăn hỏi nhà trai đưa đến, trao lại cho đại diện nhà trai thì chuyện tày đình mới xảy ra.
Trong lúc sắp đồ, mẹ tôi kiểm tra phong bì, mỗi phong bì chỉ có tờ 500 nghìn đồng. Cho rằng bị chơi khăm, mẹ tôi tức giận, chạy xuống nhà hất đổ cả mâm trầu cau, lớn tiếng đuổi nhà trai về. Bà không tiếc lời chỉ trích nhà Phùng keo kiệt, bủn xỉn, tiền thách cưới cũng bớt xén.
‘Con gái tôi chưa về làm dâu, nhà các ông, các bà đã tính toán với nó từng đồng. Chi mấy chục triệu làm lễ hỏi mà tiếc vài triệu tiền thách cưới, hành xử như vậy, không đáng để tôi kết thông gia’, mẹ tôi nói toáng lên.
Tôi bảo Phùng kiểm tra phía mẹ anh, chẳng ngờ bà thừa nhận đã rút lõi phong bì vì thấy yêu cầu thách cưới của mẹ tôi quá vô lý.
Điều mẹ Phùng không ngờ là mẹ tôi sẵn sàng phá hỏng đám hỏi của con gái vì số tiền này. Từ hôm đó đến nay, mẹ tôi sống chết bắt con gái cắt đứt với người yêu. Bà tuyên bố, nếu tôi quyết lấy Phùng, bà sẽ từ mặt.
Sau tất cả khủng hoảng này, liệu tôi và Phùng còn có cơ hội đến với nhau không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của cô dâu hụt bị hủy hôn vì tiền thách cưới
10 ngày sau trận đánh ghen, tôi vẫn còn bàng hoàng. Đó có lẽ là vết nhơ lớn nhất mà tôi phải trả giá đến suốt cuộc đời.Tôi sinh ra trong gia đình trung lưu ở Nam Định, bố mẹ buôn bán quần áo ở chợ. Bởi vậy, cuộc sống của tôi có phần thoải mái, đủ đầy.
Quanh năm buôn bán là vậy nhưng bố mẹ tôi rất quan tâm tới việc học hành của con cái. Ngoài việc học văn hóa, tiếng Anh, bố mẹ thuê cả thầy về dạy đàn cho tôi.
Lên cấp 3, tôi tham gia nhiều giải âm nhạc của tỉnh và một số giải nghiệp dư. Lần nào cũng đạt được thành tích cao. Hai người hãnh diện về cô con gái rượu, chiều chuộng tôi hết mực.
 |
Tôi oằn mình trước trận đòn ghen của người phụ nữ ghê gớm |
Mỗi lần rảnh rỗi, tôi ra chợ phụ mẹ, các bà, các cô xúm đến hỏi han, mang tôi ra làm mẫu, so sánh với cháu mình.
Dẫu vậy, khi thi đại học, tôi không chọn theo nghệ thuật mà thích làm truyền thông. Bằng khả năng của mình, tôi dễ dàng đỗ đại học và vào khoa mình yêu thích.
Bố mẹ tất bật lên Hà Nội tìm cho tôi một căn phòng khép kín, vệ sinh sạch sẽ, nằm ở khu dân trí cao. Mẹ còn sắm cho tôi đầy đủ tủ lạnh, máy giặt, ti vi… không hề thua kém căn hộ chung cư tiện nghi nào.
Việc duy nhất ông bà yêu cầu là tôi tập trung lo học hành, lấy tấm bằng. Ra trường, bố mẹ sẽ nhờ người quen lo cho tôi công việc ngon lành ở tỉnh.
Hai năm đầu, tôi giữ lời hứa với bố mẹ, năm nào cũng giành được học bổng, tham gia phong trào đoàn sôi nổi. Ở trường tôi được thầy cô đánh giá là sinh viên ưu tú.
Cho đến năm thứ 3, tôi xao nhãng việc học khi nảy sinh tình cảm với cậu bạn cùng khóa. Không ngờ, tình cảm mặn nồng được 5 tháng, người yêu đòi chia tay, cặp kè với nữ người mẫu có tiếng. Tôi chết điếng, suy sụp nhiều ngày.
Sau cú sốc tình cảm, nhẽ ra tôi nên bình tĩnh, ổn định tinh thần, chú tâm vào học. Thế nhưng tôi lại trượt dốc không phanh.
Sức học giảm sút, cuối năm tôi thi trượt liên tục vì mải tụ tập, theo mấy người bạn xấu ăn chơi, lên quán bar nhảy nhót, uống rượu thâu đêm.
Bố mẹ ở quê vẫn tin tưởng, chu cấp tiền bạc đầy đủ cho tôi. Tôi dùng tiền đó tiêu xài hoang phí. Năm thứ 4, tôi bị nhà trường cảnh cáo, nếu không chấn chỉnh lại thái độ, học tập sẽ đuổi học. Lúc này, với tôi mọi thứ đã trở nên vô vị, tôi buông xuôi, quyết xin nghỉ học luôn.
Để có nhiều tiền phục vụ nhu cầu ăn chơi của mình, tôi nói dối bố mẹ cần tiền học thêm, mua sách vở ôn thi, viện đủ các lý do… miễn sao họ gửi tiền vào tài khoản.
Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra, bố mẹ thấy đứa con gái trước vốn tiết kiệm, căn cơ ngày càng hạch sách tiền nong nên sinh nghi. Họ bắt xe lên trường, hỏi thăm mọi người mới biết tôi bỏ học.
Thay vì khuyên nhủ tôi, hai người lạnh lùng bắt xe về quê ngay trong đêm và tuyên bố không gửi tiền cho tôi nữa. Từ giờ tôi muốn sống thế nào cũng mặc kệ.
Loay hoay giữa thành phố hoa lệ, tôi xin làm lễ tân cho nhà nghỉ ở Mỹ Đình. Bên cạnh thu tiền phòng, phục vụ đồ uống cho khách, tôi kiêm luôn dọn dẹp vệ sinh.
Hai tuần thử việc, tôi lọt tầm ngắm của ông chủ phong độ, đào hoa. Bằng nhiều hình thức, ông chủ gạ gẫm, mồi chài tôi làm người tình. Đổi lại, ông sẽ cung phụng tôi tiền bạc. Mù quáng, tôi gật đầu đồng ý, đêm đêm lén lút làm tình nhân của ông chủ.
Vợ ông chủ là người ghê gớm nhưng ít xuất hiện ở nhà nghỉ. Bà chỉ đến vào sáng Chủ Nhật cuối tuần kiểm tra sổ sách. Chính vì lẽ đó, tôi và ông chủ mất cảnh giác, thỏa sức hẹn hò.
Một đêm, tôi và người tình lớn tuổi đang ở bên nhau thì bà chủ bất ngờ xuất hiện, theo sau là đám người hung hãn. Tôi đau đớn, oằn mình dưới những cú đấm, đá bạo liệt của họ. Mái tóc của tôi còn bị bà chủ cắt nham nhở.
Bà bắt tôi quỳ xuống đất, kể rõ chuyện ngoại tình với ông chủ. Toàn bộ lời thú tội được bà quay lại và gửi cho bố mẹ tôi.
Chưa hết, bà tung tin với hàng xóm láng giềng nhà tôi rằng, tôi là kẻ cướp chồng, lăng loàn. Tức giận trước đứa con gái hư hỏng, bố cấm tôi quay về nhà, mẹ lên cơn đau tim, phải nằm một chỗ.
Ngồi cô đơn trong phòng trọ, nghe tiếng mưa rơi ngoài đường, lòng tôi trống rỗng quá. Tôi sai rồi, thực sự sai rồi. Tất cả chỉ vì thiếu bản lĩnh mà đánh mất bản thân.
Tôi bế tắc lắm, xin hãy cho tôi xin lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ngoại tình với ông chủ nhà nghỉ, nữ sinh viên bị đánh ghen đau đớn