Apple cập nhật danh mục sản phẩm vào thời điểm quan trọng của ngành công nghệ. Doanh số smartphone bắt đầu tăng trưởng chậm khi người dùng đối phó với lạm phát và kinh tế không ổn định. Dù vậy, Apple dường như không có gì để lo sợ như các đồng nghiệp: iPhone vẫn bán chạy trong quý trước và công ty báo hiệu cho các nhà cung ứng rằng nhu cầu sẽ không sụt giảm.
Hãng công nghệ giá trị nhất thế giới thường công bố các sản phẩm khác cùng với iPhone, như Apple Watch. Theo truyền thống, iPhone lên kệ khoảng 10 ngày sau lễ ra mắt. Năm nay có lẽ không có khác biệt. Một số nhân viên bán lẻ được thông báo chuẩn bị cho ngày phát hành 16/9.
Theo Bloomberg, Apple sẽ phát trực tuyến sự kiện thay vì tổ chức trực tiếp. Công ty được cho là đã bắt đầu quay phim phục vụ buổi lễ. Hồi tháng 6, hãng tổ chức sự kiện WWDC cho nhà phát triển nhưng cũng mời báo chí và khách mời đến trụ sở xem video quay sẵn. Đây là một phần trong kế hoạch quay lại hoạt động bình thường của Apple. Đầu tuần này, Apple thông báo nhân viên cần quay lại văn phòng từ ngày 5/9, làm việc ít nhất 3 ngày/tuần.
iPhone 14 bản thường sẽ giống với iPhone 13, song sẽ không còn bản mini mà thay bằng Max màn hình 6.7 inch. Đây là lần đầu tiên Apple giới thiệu iPhone bản tiêu chuẩn dùng màn hình cỡ lớn như vậy. iPhone 14 Pro sẽ có nhiều thay đổi hơn: Thay tai thỏ bằng đục lỗ kết hợp viên nhộng, chip nhanh hơn, camera 48MP, khả năng quay phim và pin được cải thiện.
Với Apple Watch, thiết bị sẽ được bổ sung các tính năng cho chị em và cảm biến theo dõi nhiệt độ cơ thể. Mẫu đồng hồ tiêu chuẩn có vẻ ngoài giống Series 7 nhưng bản Pro hướng đến đối tượng tập luyện thể thao. Nó sẽ có màn hình lớn hơn, khung titan, tính năng fitness và pin lâu hơn. Ngoài ra, còn có Watch SE giá rẻ mới dùng chip nhanh hơn.
iOS 16 và watchOS 9 sẽ được phát hành trong tháng 9. iPadOS song hành cùng macOS Ventura trong tháng 10. Bloomberg cho rằng Apple còn một mẫu iPad giá rẻ dùng chip A14, cổng USB C, vài mẫu iPad Pro chip M2 và máy tính Mac cho cuối năm nay.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Theo nguồn tin của Nikkei, Apple đang đàm phán sản xuất đồng hồ Apple Watch và laptop MacBook tại Việt Nam.
" alt=""/>iPhone 14 có thể ra mắt ngày 7/9Các phương án đưa ra để người chơi có thể lựa chọn là: A - thông; B - si; C - xoan; D - mít. Người chơi thẳng thắn chia sẻ, chị không gieo trồng bao giờ nên không biết câu tục ngữ này.
Chị phân vân giữa 2 phương án A và B. Người dẫn chương trình Lại Văn Sâm gợi ý nên lựa chọn trợ giúp 50/50. Hai phương án sai sau đó được loại bỏ là B và C; chỉ còn lại hoặc A - thông, hoặcD - mít.
![]() |
Người chơi trong chương trình Ai là triệu phú |
Chị Phạm Thị Quyên cho rằng trồng mít để cho con cháu. Trồng thông hiệp vần nên chị cũng phân vân. Người chơi nghĩ phương án D - trồng mítđể sau này con cháu có quả ăn sẽ tưởng nhớ đến ông bà.Và đáp án cuối cùng được chị Quyên đưa ra là mít. Nhưng đáp án do chương trình Ai là triệu phú đưa ra lại là phương án A - thông.
“Tại sao người ta lại có cái câu như vậy. Vần nó chỉ là một chuyện thôi, bao giờ cũng có lý lẽ của người ta khi người ta đưa ra những kinh nghiệm.
Đây lại là kinh nghiệm gieo trồng. Theo kinh nghiệm dân gian thì đa là loại cây chậm lớn, muốn có cây đa to thì phải trồng từ lúc còn rất là trẻ.
Còn thông là loại cây rất mau lớn. Người già trồng thông vẫn có thể hưởng thụ thành quả lao động của mình” - Ông Lại Văn Sâm lý giải.
Liệu rằng dữ liệu đưa ra của chương trình Ai là triệu phú có chính xác là tục ngữ hay không?
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên - Trưởng phòng Văn học So sánh (Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam) chia sẻ: “Câu này rất mới”. Theo lý giải của ông Phạm Xuân Nguyên, câu tục ngữ quen thuộc là: “Trẻ trồng na, già trồng chuối”.
Na và chuối là giống cây nhiệt đới. Còn thông không phải giống cây nhiệt đới mà có nguồn gốc từ xứ lạnh (ôn đới/ hàn đới). Đồng thời thông cũng không phải cây trồng ngắn ngày để nói phù hợp với người già.
“Trong văn học có những câu rất mới tưởng như ca dao tục ngữ mà không phải. Ví dụ “Kẻ thù được trang bị đến tận răng” là dịch nghĩa từ nước ngoài” -nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên lưu ý.
GS.TS Nguyễn Xuân Kính - Ngyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa - khẳng định câu tục ngữ “Trẻ trồng đa, già trồng thông” có trong bộ sách “Kho tàng tục ngữ người Việt” (NXB Văn hóa Thông tin, 2002) do ông chủ biên. Tuy nhiên, GS Kính cũng nói ông và nhóm biên soạn trích dẫn lại từ PGS Chu Xuân Diên.
“Câu tục ngữ Trẻ trồng đa, già trồng thông xuất hiện muộn. Nó được Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đưa vào sách năm 1975” - Ông Kính cho biết.
Đó là cuốn “Tục ngữ Việt Nam” do Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang và Phương Chi thực hiện, bản in đầu tiên do NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phát hành năm 1975 (tái bản năm 1993). Còn câu “Trẻ trồng na, già trồng chuối” xuất hiện từ rất sớm, năm 1925.
Theo giải thích của GS Nguyễn Xuân Kính, trong cuốn “Kho tàng tục ngữ người Việt” (tập 2, NXB Văn hóa Thông tin 2002) đã dẫn chú giải của tác giả Lê Gia trong cuốn “Về cội về nguồn” (NXB Văn nghệ TPHCM, 1994) như sau:
“Đa (theo âm Hán Việt) có nghĩa là nhiều; “đa phú quý” - nhiều giàu sang; “đa tử tôn” - nhiều con cháu. Vậy nên cây đa tượng trưng cho mọi sự tốt đẹp, tăng trưởng.
Thông là thứ cây chịu đựng sương tuyết, mùa đông không rụng lá và sống khá lâu. Thông tượng trưng cho cha già, cho tuổi thọ.
Người trẻ tuổi lo vun đắp, xây dựng cuộc sống tăng trưởng tốt đẹp, hướng về tương lai; còn người già lo giữ lấy sức khỏe, bảo vệ tuổi thọ”.
Nhà nghiên cứu Văn học Dân gian Nguyễn Hùng Vỹ (Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) cũng khẳng định câu “Trẻ trồng đa, già trồng thông” ra đời rất muộn.
Lần đầu tiên được ghi chép trong sách của PGS Chu Xuân Diên năm 1975. Có 3 đơn vị câu này là: “Trẻ trồng na, già trồng chuối”; “Trẻ trồng đa, già trồng thông” và “Trẻ trồng đa, già trồng thông, chết cha chết ông thì trồng cây gạo”. Câu phổ biến nhất vẫn là “Trẻ trồng na, già trồng chuối” đã được chép trong “Nam âm sự loại” cả trăm năm.
“Cách giải thích của tác giả Lê Gia nói trên đó không phải là kinh nghiệm gieo trồng mà là quan niệm về hình ảnh cây đa và cây thông.
Quan niệm về cây đa là dựa trên từ vựng, còn quan niệm về cây thông là dựa trên tính chất của cây đó và áp vào cho con người” - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ phân tích.
Theo ông, dữ liệu của chương trình Ai là triệu phú đưa ra chỉ là một biến thể của âm giai, toàn bộ câu đó phải là: “Trẻ trồng đa, già trồng thông, chết cha chết ông thì trồng cây gạo”.
Cả câu này có thể giải thích được về cuộc sống. Đó là trẻ thì hay chơi gốc đa, già thì hay dựa gốc thông; còn khi người chết thì thường được trồng cây gạo xung quanh mộ để đánh dấu.
“Từ vùng người Mường vào đến tận Tây Nguyên người ta vẫn giữ được phong tục trồng cây gạo quanh mộ. Vì thế mới có câu: Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề…
Thế thì ở đây phải hiểu ngược lại: Muốn cho trẻ chơi thì trồng cây đa, muốn cho người già nghỉ ngơi thì trồng thông, muốn giữ mồ mả ông bà tổ tiên thì trồng cây gạ.
Câu đầy đủ này thì trọn nghĩa hơn nhưng đó là cách hiểu ngược, chủ ngữ ẩn, chứ không phải người trẻ trồng, người già trồng, mà phải hiểu là trồng cho trẻ chơi, trồng cho già nghỉ và trồng cho nghĩa trang người chết” - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cắt nghĩa
Theo Nông Nghiệp Việt Nam
![]() |
Giọng ca gốc Huế vừa về Hải Phòng đưa các con vào TP.HCM chơi hè. |
Chia sẻ với VietNamNet, Long Nhật cho biết thời gian chạy show bận rộn, chi phí nuôi dạy các con khá lớn nhưng đó chính là động lực của anh. "Có con phải nuôi dạy đó là trách nhiệm của mình, là điều tất nhiên như nắng như mưa, giống như cha mẹ nuôi dạy mình. Trong gia đình, tôi là người lo toan cho em gái, lo cho bố mẹ, giờ lại lo cho con, cho cháu. Nghệ sĩ có điều kiện hơn một chút, tôi cố nhận thêm vài show, vài bộ sitcom, đi quay, đi hát" - Long Nhật nói.
![]() |
Động lực lớn nhất của Long Nhật chính là các con. |
Nam ca sĩ bộc bạch dù phải làm việc kiếm tiền nuôi con, nhưng anh luôn cảm thấy vui và phấn chấn vì tất cả đều dành cho những người mình yêu thương.
"Nhiều người hỏi tôi vì sao lại lấy, vợ sinh con làm gì, sao đẻ nhiều con quá, sao không độc thân cho sướng. Tôi lại có một quan niệm khác bởi lẽ cha mẹ có thương mình đến mấy cũng sẽ già, anh em trong nhà ai cũng phải có cuộc sống riêng. Khi người nghệ sĩ về già, tích lũy được một ít tiền, còn có con cái mà sum vầy, nổi tiếng cách mấy cũng rơi vào quên lãng mà thôi" - anh chia sẻ.
Làm nghề nhiều năm, trải qua bao thăng trầm hoạt động nghệ thuật để mưu sinh nuôi vợ con, gia đình, Long Nhật nghẹn ngào chia sẻ những kỷ niệm thời còn khó khăn: "Ngày xưa, thời bao cấp, tôi mới về Sài Gòn, cứ mỗi buổi chiều, tôi chạy xe máy đến các tiệc cưới hát lấy tiền. Tiền đó là tiền đi chợ, tiền ăn sáng, tiền tiêu lặt vặt. Hồi đó, tôi chưa có nhà. Tiền buổi tối hát sân khấu chuyên nghiệp, đi tỉnh tôi để dành trả tiền nhà và đóng học cho các con, còn dư tích thêm để mua thêm xe máy rồi từ từ mua được nhà".
Chia sẻ về định hướng cho các con trong tương lai, nam ca sĩ bày tỏ quan điểm anh tôn trọng sự lựa chọn của con cái dù vẫn đưa ra những lời khuyên và định hướng để con tham khảo. Anh cũng chia sẻ không ủng hộ con đi theo con đường nghệ thuật nếu như không có sự quyết tâm cao vì sự con không chịu được sự khắc nghiệt của nghề.
"Mình giống như chiếc mũi tên chỉ đường, con mình là chiếc xe, mình chỉ đường nào nó chạy đường đó. Nhưng đôi lúc cái xe ý không nghe lời mũi tên kia, con cái cũng vậy, sẽ có lúc nó không theo ý mình. Nếu cái xe đi theo một hướng khác, lập tức mũi tên kia cũng sẽ chuyển hướng theo chiếc xe.
Đôi khi mình định hướng nhưng con lại có một suy nghĩ riêng, sở thích riêng, hoài bão riêng, mình thấy hợp lý thì theo. Còn nếu con làm nghệ thuật, thực sự tôi lại không thích, tôi lại không mơ ước điều đấy.
Tôi sợ con theo nghiệp nghệ thuật sẽ vất vả vì chúng không có thần kinh thép như tôi, không chịu đựng được sự khắc nghiệt của môi trường showbiz. Còn nếu con có ý chí như năm xưa tôi đã từng đứng trước bố mẹ nói rằng nếu không hát tôi sẽ chết thì mọi quyết định của con tôi đều ủng hộ tới cùng" - Long Nhật chia sẻ.
![]() |
Nam ca sĩ lo lắng các con theo nghiệp nghệ thuật sẽ vất vả. |
Long Nhật tự nhận bản thân có nhược điểm quá bao bọc các con. Anh chăm chút cho con cái từ những việc nhỏ nhất thay vì để con tự lập và biết chăm sóc bản thân. Ngoài ra, anh cũng rất dễ tính với các con và với anh, việc đi học là để con trưởng thành, biết nhận thức lớn khôn chứ không phải vì bằng cấp.
"Tôi có nhược điểm là bao bọc quá, ôm đồm hết, ôm các con vào lòng. Thằng Bim (con trai lớn của nam ca sĩ) mà giờ này tôi còn nặn kem ra bàn chải, ủ áo rồi chải tóc cho nó nữa. Tôi rất chăm bẵm như nhắc ăn cơm, nhắc đi tắm. Con vứt đồ đầy nhà cửa, tôi đi xếp lại.
Con gái ngăn nắp hơn, con trai thì lôi thôi. Tôi thấy cái đó là hạnh phúc của người làm cha, nhưng mà nhiều người nói cái đó là không đúng, phải để con nó tự lập nó lớn lên, mình ôm nó vào lòng như thế là không ổn.
Tôi rất dễ tính với các con, có thể nói là không có kỷ luật, mưa thì nghỉ học, lạnh thì nghỉ học, không ăn cơm thì ăn mì, không ngủ trưa thì đi ngủ sớm. Không đi học thì thôi, học làm người chứ tôi cũng không quan trọng bằng cấp. Đó là nhược điểm của mình nhưng mà mình không đổi được. Có những người có chứng nghiện con đấy, và tôi là một trong số đó", Long Nhật chia sẻ.
Long Nhật trong một chương trình truyền hình:
Thanh Nhàn
“Đó là một lần hát đám cưới con gái của một fan ở Bắc Kạn. Hát xong đám cưới, chị mời tôi lên lầu rồi đưa tôi túi đồ hiệu xếp đầy tiền, lên đến 500 triệu”, Long Nhật nhớ lại trong Chuyện cuối tuần tập 25..
" alt=""/>Long Nhật thừa nhận 'nghiện' con, vẫn miệt mài kiếm tiền dù đã ngoài 50