Robot cao 5 feet (khoảng 1,5 mét) và nặng 120 pounds (54kg). Nó có thể hoạt động liên tục trong khoảng 10 giờ trước khi cần phải sạc. Cảm biến được gắn trên người giúp nó có thể dễ dàng điều hướng trong nhà hàng rộng rãi, tránh các chướng ngại vật và đưa đơn hàng đến đúng bàn. Robot có thể tự hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo hoặc được điều khiển từ xa.
Khi một đơn đặt hàng đã sẵn sàng, nhân viên sẽ đặt thức ăn lên khay của Emy và robot sẽ mang nó đến bàn được chỉ định. Khi khách hàng đã nhận được đầy đủ món ăn của họ, họ chỉ cần chạm vào tay Emy để cô ấy quay trở lại vị trí chờ của mình.
Emy nói được cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập, có thể phát video, hiển thị menu hoặc thậm chí chạy quảng cáo trên màn hình 8 inch. Cổng USB cho phép nhân viên dễ dàng chuyển các tập tin cần thiết như video sang robot.
Quản lý nhà hàng thích Emy phục vụ món khai vị và món tráng miệng vì nó đem đến sự thú vị cho khách hàng. Emy đặc biệt rất được trẻ em yêu thích.
" alt=""/>Qatar bắt đầu dùng robot làm phục vụ![]() |
HSI chọn Fortnite để đánh giá trải nghiệm chơi game qua mạng Internet. Ảnh: TechSpot. |
HSI không buộc người tham gia phải chơi liên tục, chỉ cần tích lũy đủ 50 giờ chơi game trong khoảng thời gian từ 7/6 đến 13/7. Tuy nhiên, khi chơi phải phát trực tiếp trên Twitch và sau đó viết đánh giá về sự khác biệt trong trải nghiệm trên mạng Internet đã được HSI nâng cấp.
Ngoài phần thưởng tiền mặt trị giá 1.000 USD, nhà cung cấp Internet này còn tặng người tham gia gói dịch vụ Internet miễn phí 1 năm, modem, router mới và 30 USD để mua vật phẩm trong game Fortnite. Tổng cộng trị giá phần thưởng lên đến 3.000 USD.
Nhà tổ chức cho biết người tham gia cuộc thi không cần là game thủ chuyên nghiệp (thậm chí có thể họ sẽ không chọn game thủ chuyên nghiệp), trên 18 tuổi, làm việc hợp pháp tại Mỹ và chơi Fortnite trên máy tính cá nhân của mình.
HSI không nói cách họ chọn người chơi trong các ứng viên đăng ký tham gia chương trình. Thời hạn đăng ký kết thúc vào ngày 31/5, ngày công bố người được chọn là 7/6.
Tuy vậy, ông George Zhao - Chủ tịch Honor toàn cầu - trả lời ICTnews tại sự kiện hồi giữa tuần cho rằng thị trường smartphone Việt Nam chưa đủ cạnh tranh.
“Thị trường này cạnh tranh chưa đủ và tôi không thấy đối thủ thực sự nào ở đây”, ông George Zhao nói. Ông Zhao có 20 năm làm việc tại Huawei và sau đó phụ trách thương hiệu Honor, ông cũng từng có thời gian đảm nhiệm vị trí cao của Huawei tại châu Âu.
“Ở nơi cạnh tranh như Trung Quốc, chúng tôi đã thành công thì tại Việt Nam chúng tôi cảm thấy rất tự tin”, ông Zhao khẳng định. “Tôi nghĩ việc lọt vào top 5, hay top 3 tại thị trường này là có thể thực hiện được”. Honor đặt mục tiêu vào top 3 thị trường smartphone Việt Nam trong 3 năm tới.
![]() |
Trong năm 2017, theo hãng nghiên cứu thị trường Sino-Market Research (Trung Quốc), Honor dẫn đầu mảng bán hàng online tại quốc gia này với doanh số 55 triệu smartphone, thu về 12 tỷ USD. Hãng vượt qua Xiaomi với cách biệt doanh thu 2,4 tỷ USD.
Huawei cho ra thương hiệu Honor từ năm 2011 và đến năm 2013 thì tách hoàn toàn Honor ra khỏi nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei. Ban đầu Honor chủ yếu nhắm vào phân khúc điện thoại tầm trung và chỉ bán online. Đến năm 2014, hãng bắt đầu xâm nhập thị trường toàn cầu, bắt đầu từ Malaysia, sau đó đến châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Nga.
" alt=""/>Chủ tịch Honor toàn cầu: Thị trường điện thoại Việt Nam chưa đủ cạnh tranh