Thành phố Hà Nội vừa có thông báo thu hồi đất của 11 doanh nghiệp do vi phạm Luật Đất đai,ồithườngphíbôitrơndựápark hang seo chưa phù hợp quy hoạch...
Thành phố Hà Nội vừa có thông báo thu hồi đất của 11 doanh nghiệp do vi phạm Luật Đất đai,ồithườngphíbôitrơndựápark hang seo chưa phù hợp quy hoạch...
Tái chế ‘rác’ nông nghiệp, ung dung thu bạc tỷ
Từ phụ phẩm bong bóng cá, ông Trần Văn Ngây, chủ cơ sở Ngây ở ấp Trung Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã sản xuất bong bóng cá phơi khô, xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan. Theo tiết lộ của ông Ngây, trong năm 2017, cơ sở của ông đạt doanh thu khoảng 10 tỷ đồng, trừ hết các chi phí còn lời trên 1 tỷ đồng.
![]() |
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ sở chế biến bong bóng cá của gia đình ông còn tạo việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương (lúc cao điểm lên tới 30 người). Hầu hết người làm công đều được tính thù lao theo sản phẩm với giá 6.000 đ/kg bong bóng tươi. Một người làm giỏi mỗi ngày có thể hơn 20kg. Ngoài ra ông còn đóng góp cho địa phương xây cất nhà tình thương và các hoạt động xã hội khác.
Cũng tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp, gia đình anh Nguyễn Huy Hưng (Kha Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên) lãi từ 400-600 triệu đồng mỗi năm xuất khẩu viên nén mùn cưa (một loại chất đốt). Anh Hưng cho biết, viên nén mùn cưa sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, tận thu phế phẩm như vỏ bào, vỏ trấu, vỏ lạc, thậm chí vỏ dừa... So với các loại chất đốt như than đá, dầu… thì viên nén mùn cưa có khả năng cung cấp nhiệt lượng lớn và ổn định, trung bình từ 4400 - 4600 kcal/kg, hoàn toàn có thể thay thế than đá để phục vụ trong công nghiệp nhẹ, nhà máy sản xuất, nhà máy dệt may… Viên nén mùn cưa là chất đốt mang lại hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường.
Hiện mỗi tháng, cơ sở sản xuất của anh xuất xưởng khoảng hơn 100 tấn viên nén mùn cưa, không chỉ cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp tại địa phương, mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức…
Cơ hội biến tiềm năng thành lợi thế
Ông chủ một công ty chuyên xuất khẩu phụ phẩm nông nghiệp qua chế biến cho biết: Có rất, rất nhiều loại “rác” nông sản ở Việt Nam có thể trở thành những sản phẩm xuất khẩu cho lợi nhuận cao. Đó có thể là vỏ càphê, cacao, vỏ hạt điều, các loại trái cây, lõi ngô, rơm rạ… Những thứ này, hàng năm các nhà máy thải ra khối lượng khổng lồ, nếu không làm nguyên liệu thức ăn, có thể biến chúng thành thành phần hữu cơ có giá trị xuất khẩu cao.
“Sở dĩ nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuộng nhập lõi ngô (bắp) để làm giá thể trồng các loại nấm sạch; người Arập, Kuwait, Iraq… chuộng bã mì, rỉ mật, bã mía… từ Việt Nam, mà không phải nguồn hàng từ Hoa Kỳ hay một số nước phát triển, vì họ biết chúng chưa bị ảnh hưởng bởi các nguồn giống biến đổi gen (GMO). Sản lượng rác nông sản ở Việt Nam phong phú, số lượng nhiều, chế biến dạng ép viên dễ vận chuyển… cũng là lợi thế cho các nhà nhập khẩu tìm đến”, đại diện doanh nghiệp này lí giải.
![]() |
Thực tế, Việt Nam không chỉ có nhiều cá nhân thành công trong tái chế phụ phẩm nông nghiệp như ông Ngây, anh Hưng mà đã có rất nhiều doanh nghiệp, HTX ‘bắt sóng thị trường và thành công trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn như Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) đã ký hợp đồng với Hiệp hội xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu số lượng lớn từ miền Tây sang Nhật Bản. Hay công ty TNHH Hà Bình Minh ở Ninh Bình, công ty Trại Việt ở TP.HCM, công ty Kim Nghĩa ở Long An… cũng là những doanh nghiệp thu cả ngàn USD cho lượng phụ phẩm xuất khẩu mỗi tháng.
Các chuyên gia cho rằng: cho ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu “rác” nông nghiệp dù không mới nhưng dư địa vẫn còn rất lớn, rất tiềm năng. Tuy nhiên, giống như yếu kém chung của các ngành nghề khác: chúng ta vẫn sản xuất manh mún nên không thể có nguồn nguyên liệu lớn để chủ động sản xuất. Chưa kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng sản phẩm không cao. Chỉ khi giải quyết được các rào cản này, tiềm năng mới biến thành lợi thế, đóng góp chung vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp nước ta.
D. Minh - Bích Thủy (tổng hợp)
" alt=""/>Kiếm tiền tỷ từ… ‘rác’ nông nghiệp![]() |
Cần Thơ cũng có một số đặc sản được bán tại chợ nổi. Làng du lịch Mỹ Khánh cũng là điểm không thể bỏ qua khi du khách tới thành phố này. |
![]() |
Tô Châu, Trung Quốc: Thành phố này không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc mà còn nổi tiếng với hệ thống giao thông đường thủy. |
![]() |
Con kênh lớn nhất ở Tô Châu có 20 cây cầu bằng đá, kết nối các khu phố cổ. |
![]() |
Hamburg, Đức: Thành phố này có nhiều cầu hơn London, Venice và Amsterdam cộng lại. |
![]() |
Hamburg có tổng cộng 2.500 cây cầu bắc qua các con kênh chạy khắp thành phố. Phần lớn du khách tới đây lựa chọn đi thuyền trên kênh để thưởng ngoạn phong cảnh. |
![]() |
Giethoorn, Hà Lan: Với số dân với 3.000 người, thị trấn nhỏ ở Hà Lan được coi là “Venice thu nhỏ”. |
![]() |
Giethoorn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, với các cây cầu gỗ bắc qua hệ thống kênh chạy khắp thị trấn. |
![]() |
Bangkok, Thái Lan: Đây là thành phố đông đúc với khoảng 8 triệu dân. Bằng cách di chuyển bằng thuyền trên kênh, du khách có thể tránh được cảnh tắc đường xảy ra thường xuyên ở Bangkok. |
![]() |
Các con kênh ở Bangkok cũng trở thành nơi buôn bán và giải trí dành cho người dân và du khách. |
![]() |
Utrecht, Hà Lan: Đây là một thành phố lâu đời với lịch sử có niên đại từ thời Trung Cổ. Thành phố nổi tiếng với hệ thống kênh Oudegracht, kết nối khu trung tâm. |
![]() |
Ngày nay, hệ thống kênh ở thành phố Utrecht trở thành nơi giải trí và ăn uống dành cho du khách. |
![]() |
Annecy, Pháp: Nằm giữa núi Alps và hồ Annecy, thành phố tuyệt đẹp này vẫn chưa được nhiều du khách biết đến. |
![]() |
Thành phố Annecy nổi tiếng với hệ thống kênh chạy xung quanh các tòa nhà cổ ở khu trung tâm. |
![]() |
Venice, Italia: Venice có lẽ là thành phố nổi tiếng nhất thế giới với lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ 10 trước công nguyên. |
![]() |
Thành phố Venice và hệ thống kênh ở đây là được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những chiếc thuyền truyền thống gondola được coi là biểu tượng của thành phố sông nước này. |
![]() |
Ganvie, Benin: Khoảng 20.000 sinh sống tại ngôi làng nhỏ này ở Benin. Các ngôi nhà được xây dựng trên mặt nước và những chiếc thuyền là phương tiện di chuyển quan trọng của người dân. |
![]() |
Ngôi làng Ganvie nằm cách xa bờ, nên người dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá. |
![]() |
Bruges, Bỉ: Thành phố này nổi tiếng với công trình kiến trúc từ thời Trung Cổ, đường phố lát đá cuội và hệ thống kênh dày đặc. |
![]() |
Các con kênh chạy qua trung tâm thành phố Bruges và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. |
![]() |
Stockholm, Thụy Điển: Hệ thống kênh Djurgårdsbrunnskanalen là điểm nhấn tại thủ đô của Thụy Điển. |
![]() |
Hệ thống kênh Djurgårdsbrunnskanalen cũng được sử dụng làm tuyến đường kết nối các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Stockholm, bao gồm bảo tàng Vasa. |
![]() |
Ko Panyi, Thái Lan: Tại ngôi làng chài này ở Thái Lan, các ngôi nhà được xây dựng trực tiếp trên mặt nước. |
![]() |
Ko Panyi là điểm phục vụ ăn trưa dành cho du khách tới thành phố du lịch Phuket. |
![]() |
Ô Trấn, Trung Quốc: Đây là một trong 6 thị trấn cổ được kết nối với nhau bởi sông Dương Tử ở Trung Quốc. |
![]() |
Thành phố Ô Trấn nổi tiếng với Hồ Tây và đền Lingwin. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho du khách muốn khám phá văn hóa Trung Quốc. |
![]() |
Kerala, Ấn Độ: Nằm ở trung tâm miền nam Ấn Độ, Kerala là một thành phố bờ biển nhiều màu sắc và các đầm nước lợ. |
![]() |
Thành phố Kerala có 5 hồ lớn và chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống kênh, mương. |
![]() |
Birmingham, Anh: Thành phố này không nổi tiếng về phong cảnh đẹp, nhưng hệ thống kênh nơi đây thuộc nhóm tốt nhất thế giới. |
![]() |
Hệ thống kênh ở Birmingham có vai trò như các tuyến giao thông thủy huyết mạnh nối trung tâm thành phố với vùng ngoại ô. |
Những địa điểm này như chốn thần tiên, nhưng du khách phải mạo hiểm một chút thì mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó.
" alt=""/>Cần Thơ lọt top những thành phố sông nước đẹp nhất thế giớiNgười mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng Hà Nội
“Suốt 1 tháng con chỉ ngủ, dậy là khóc ngằn ngặt. 3 tháng tuổi con chưa một lần nhìn mẹ. Lòng mẹ mơ hồ một nỗi lo lắng, sợ con gặp chuyện chẳng lành.
Mẹ quyết định đưa con đi bệnh viện chụp chiếu, thông báo của bác sĩ khiến mẹ rụng rời chân tay: “Cháu bị khuyết não”.
Khi ấy nước mắt mẹ trào ra, nghẹn ngào. Con mẹ bé bỏng, đáng yêu đến nhường nào? Sao chuyện đó lại xảy ra với con? Mẹ chỉ mong phép màu sẽ đến, bác sĩ chẩn đoán sai… Nhưng nghiệt ngã quá con ơi! Mẹ đau đớn không nguôi khi biết đó là sự thật”.
Trên đây là những dòng nhật ký đẫm nước mắt mà chị Ngô Thị Sinh (SN 1975, quê Sóc Sơn, Hà Nội) viết cho đứa con đầu tiên mình nhận nuôi.
“Ôm con vào viện, tôi mong phép màu sẽ đến”
17 năm gắn bó với Làng trẻ SOS Hà Nội, chị Sinh đã dành cả thanh xuân để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
Suốt cuộc trò chuyện, mắt chị ánh lên niềm vui khi nhắc đến 7 đứa con mình đang nuôi dưỡng.
![]() |
Các con đi học về, giúp mẹ Sinh chuẩn bị cơm trưa. |
Mỗi đứa trẻ trong ngôi nhà đó đều có một số phận riêng, chúng có thể mạnh mẽ đối diện với cuộc đời nhưng rất nhạy cảm khi nhắc đến hoàn cảnh của bản thân.
Bởi vậy, điều chị lo lắng không chỉ đơn giản là bữa ăn, giấc ngủ mà còn là sự phát triển nhân cách, cảm xúc của các con.
Đôi lần chị chạy ra ngoài, giấu dòng nước mắt sau khi trách phạt các con. Chị mắng nhưng lòng lại dấy lên niềm xót xa vô bờ vì thương mấy đứa trẻ nhỏ dại. Hạnh phúc của chị giờ đây là chứng kiến các con ngoan ngoãn, trưởng thành.
![]() |
Người phụ nữ nhân hậu bên ngôi nhà mang tên Hoa Phượng của làng trẻ SOS Hà Nội. |
Tuy nhiên, khoảng lặng mà chị luôn giữ chặt trong lòng là đứa con đầu tiên chị nhận nuôi. Ngược dòng quá khứ, chị Sinh vẫn nhớ như in ngày hôm đó, mọi người xôn xao về đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trước cổng làng.
Khoảnh khắc thấy bé sơ sinh khoảng 4 ngày tuổi, lòng chị bỗng xốn xang khó tả. Bản năng mẫu tử trào dâng, hối thúc chị ôm đứa bé vào lòng.
Chị thuyết phục ban lãnh đạo cho mình làm thủ tục pháp lý nhận cháu làm con nuôi. Trong giấy khai sinh, cháu mang họ chị.
Chị viết: “Mắt mẹ đỏ hoe, trái tim như vỡ òa khi ôm con. Đó có lẽ là giây phút vui sướng nhất đời mẹ”.
Người phụ nữ đó bao bọc đứa trẻ đó bằng trái tim nhân hậu của mình. Chị đâu ngờ, bi kịch xảy đến. Cháu bé được 3 tháng tuổi chị nhận thấy cháu có nhiều dấu hiệu bất thường. Cả ngày chị Sinh bế con trên tay, vì rời vòng tay mẹ là con khóc đến tím tái người.
Chị trút nỗi lòng vào từng trang nhật ký: “Mẹ đưa con vào viện khám. Nhìn bác sĩ thở dài, trái tim mẹ thắt lại, đau nhói. Nghe bác sĩ nói con không có não, tai mẹ như ù đi”.
Không muốn từ bỏ, chị tiếp tục bế con lên bệnh viện tuyến trên, chụp cộng hưởng từ, với hi vọng mong manh rằng bác sĩ chẩn đoán nhầm. Nhưng kết quả cuối cùng khiến chị gần như ngã quỵ.
Giọng đượm buồn, người phụ nữ này kể tiếp: “Ôm con về làng, tôi nghĩ sao số phận con bé cùng cực quá. Vừa ra đời đã bị bỏ rơi, giờ mắc trọng bệnh. Mình không dứt ruột đẻ ra nhưng xót xa lắm”.
Sau đó, cháu bé được chuyển đến một trung tâm bảo trợ khác để theo dõi. Từ ngày con đi, thi thoảng chị Sinh lên thăm. Chứng kiến tay chân con co quắp, nước mắt chị chảy dài trên gò má.
“Các cô trên đó bảo con cả ngày nằm không nhận ra ai nhưng hễ mẹ Sinh lên là cháu ngủ ngon giấc, bớt quấy khóc hơn”, chị nói.
Cháu bé sống đến năm 3 tuổi thì qua đời. Trước ngày con mất, chị nóng ruột bắt xe thăm con.
Điều dưỡng thông báo sức khỏe bé yếu dần, bỏ ăn uống, chẳng biết cầm cự đến bao giờ. Chị lặng lẽ trò chuyện với con rồi ra về.
Vài ngày sau, chị bàng hoàng nghe tin con đi… Nhiều năm trôi qua nhưng ký ức về con vẫn luôn khiến chị xót xa mỗi khi nhớ tới.
Hạnh phúc trọn vẹn...
Chị Sinh cho biết thêm, ngoài bé gái đó, chị từng đón một bé trai có hoàn cảnh đáng thương. Mẹ bé còn khá trẻ, khoảng 17, 18 tuổi.
Cô gái nông nổi, vướng lưới tình của người đàn ông đã có gia đình. Ông ta hứa hẹn nếu cô đẻ con trai sẽ đón và lo lắng cho hai mẹ con. Thế nhưng, ngày đứa bé chào đời cũng là lúc ông ta lạnh lùng bỏ rơi họ.
Người mẹ trong cơn quẫn trí, mang đứa trẻ đến làng, bí mật để ngoài cổng. May mắn có người phát hiện, mang vào trong đưa chị chăm sóc.
Nhưng được 10 ngày, người mẹ đó day dứt lương tâm, đến xin lại con. Dù lưu luyến đứa trẻ nhưng chị cảm thấy mãn nguyện khi con đoàn tụ với mẹ đẻ.
![]() |
Góc học tập ngăn nắp của các con chị Sinh. |
"Trong số 7 đứa con tôi chăm sóc, thì 6 cháu có nhân thân rõ ràng nhưng vì lý do nào đó mà gia đình không nuôi dưỡng được nên đưa vào làng.
Các gia đình trong làng SOS có vai trò như một gia đình thay thế, tạo cho trẻ môi trường phát triển toàn diện.
Chỉ duy nhất bé gái út năm nay vào lớp một là trường hợp bị bỏ rơi từ lúc mới đẻ. Tôi cho cháu mang họ mình. Con bé quấn mẹ, lém lỉnh ra trò", chị Sinh mỉm cười khoe.
Đó là một ngôi làng đặc biệt, nằm phía Tây Hà Nội. Trong làng tất cả các nhà đều có thiết kế dạng biệt thự, hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôi nhà mang tên một loài hoa: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Hoa Phượng ...
" alt=""/>Nhật ký đẫm nước mắt của mẹ nuôi và người con khuyết não