Đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhà trường phân thành ba nhóm ngành (top đầu, top giữa và còn lại) tương ứng với định hướng về tổ hợp xét tuyển và điều kiện tiếng Anh cụ thể như sau:
Các ngành xét tuyển cụ thể của nhà trường như sau:
Chủ đầu tư khởi kiện UBND quận Ba Đình
Chiều ngày 29/8, phía Cty CP May Lê Trực - chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực cho biết, đã làm thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân Hà Nội đối với quyết định 2673 của UBND quận Ba Đình. Đến nay sau khoảng 1 năm, tòa đã thụ lý nhưng chưa được giải quyết.
Ông Lê Văn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Lê Trực cho biết, đối với dự án 8B Lê Trực đến nay đã được hơn 11 năm kể từ ngày làm thủ tục đầu tư và đã 3 năm tổ chức phá dỡ, dự án vẫn án binh bất động do cơ quan chức năng thành phố phong toả.
![]() |
Tòa nhà 8B Lê Trực đã hoàn thành xử lý giai đoạn một là “cắt ngọn” tầng 19. |
“Việc này đã xâm hại tới quyền lợi chính đáng, quyền lợi của người mua nhà và của doanh nghiệp. Về trách nhiệm với khách hàng, chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm, chúng tôi đã làm hết sức. Bất đắc dĩ chúng tôi đã phải gửi hồ sơ khởi kiện tại tòa TP Hà Nội” – ông Hùng nói.
Theo vị đại diện chủ đầu tư, công trình 8B Lê Trực được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do UBND TP Hà Nội phê duyệt. Công trình thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Về việc cưỡng chế phá dỡ, chủ đầu tư cho rằng, việc cưỡng chế phá dỡ đã không căn cứ vào quy hoạch chi tiết mà chỉ căn cứ riêng vào giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD (ngày 24/3/2014) là không đúng quy định pháp luật. Trong khi giấy phép này không đúng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được UBND TP phê duyệt và Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam về nhà ở cao tầng.
Khi được hỏi thời điểm được cấp giấy phép xây dựng (2014), chủ đầu tư cho rằng giấy phép đó không đúng với quy hoạch chi tiết phía doanh nghiệp có phản hồi gì không? LS Lê Văn Thiệp - VP Luật sư Toàn cầu, đơn vị bảo trợ cho Cty CP May Lê Trực cho hay: từ thời điểm năm 2014 là liên tục không có thay đổi gì, không có khiếu nại gì.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng cho rằng việc phá dỡ giật cấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu chịu lực và tuổi thọ công trình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo dừng việc phá dỡ công trình giai đoạn 2.
UBND phường Điện Biên sẽ khóa cổng dự án
Liên quan đến dự án này, trong một diễn biến khác, ngày 17/8 vừa qua, UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình (Hà Nội) đã có văn bản gửi Công ty CP may Lê Trực thông báo sẽ khóa cổng công trình 8B Lê Trực để bản đảm an ninh trật tự tại đây.
Nêu tại văn bản này, UBND phường Điện Biên cho biết, trong những ngày gần đây, ở phía mặt trước tòa nhà 8B Lê Trực phần giáp mặt phố Trần Phú kéo dài xuất hiện lực lượng tự xưng là người mua căn hộ tại tòa nhà 8B Lê Trực có tập kết các xe ba gác và treo băng rôn kêu cứu đề nghị trả lại nhà tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trật tự khu vực trên.
“Để đảm bảo chặt chẽ trong việc kiểm soát người ra vào công trình xây dựng tại số 8B Lê Trực, tại cổng chính tòa nhà 8B Lê Trực phía giáp mặt phố Trần Phú kéo dài, UBND phường Điện Biên sẽ tiến hành khóa cổng đồng thời giao cho Công ty cổ phần May Lê Trực giữ 1 chìa khóa, UBND phường giữ một chìa khóa” – văn bản nêu.
Nêu ý kiến về văn bản này, luật sư đơn vị bảo trợ cho Cty CP May Lê Trực cho rằng việc UBND phường ra văn bản như vậy là không đúng luật và đã có kiến nghị về vấn đề này.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội về quản lý xây dựng, đô thị (16/8), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung Hà Nội thông tin, Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng trong xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực và đến nay đã hoàn thành xử lý giai đoạn một là “cắt ngọn” tầng 19.
Với giai đoạn 2, xử lý việc giật cấp công trình theo đúng giấy phép xây dựng, ông Chung nói, thành phố và chủ đầu tư đang trình Bộ Xây dựng phương án kỹ thuật xem có đảm bảo an toàn hay không, nếu không thì chuẩn bị phương án khác đặt vấn đề an toàn cho toà nhà, cho người dân sau này ở đó.
Sáng ngày 30/8, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết liên quan đến dự án 8B Lê Trực về phía cơ quan nhà nước đã có các kết luận. Hiện cơ quan chức năng đang thực hiện theo các kết luận thanh tra. Chủ đầu tư có phát biểu đó là việc của họ. Trong khi đó, một lãnh đạo của Sở Xây dựng cũng cho biết có nhận được thông tin chủ đầu tư đã gửi đơn kiện chính quyền ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội và tòa đang thụ lý nên sẽ không bình luận thêm gì về vụ việc này và sẽ chờ phán quyết của tòa. Lãnh đạo UBND quận Ba Đình cũng cho rằng vấn đề đó là quyền của chủ đầu tư. |
Hồng Khanh
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu quận Ba Đình xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm về trật tự xây dựng còn tồn đọng, nhất là sai phạm tại công trình số 8B Lê Trực, 146 Quán Thánh.
" alt=""/>Nhà 8B Lê Trực UBND phường Điện Biên sẽ khóa cổng dự ánLễ ký kết Chương trình phố hợp công tác giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra chiều này, 1/9.
![]() |
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn ký kết chương trình phối hợp giữa 2 ngành. Ảnh: Lê Văn. |
Theo đó, hai ngành sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện chính sách thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam có trình độ cao ở nước ngoài về nước làm việc, nahát là nguồn nhân lực trẻ tham gia trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tọa, chuyên giao khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.
Nội dung phối hợp tiếp theo là tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phân luồng định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, việc làm và tạo môi trường để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện tốt, góp phần phá triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, 2 ngành sẽ phối hợp đẩy mạnh hoạt động học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên.
Hai ngành tiếp tục phối hợp trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng học sinh, sinh viên.
Cuối cùng, hai ngành sẽ phsoi hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục và đào tọa thế hệ trẻ, đặc biệt là công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, 5 nội dung phối hợp chính giữa hai ngnàh đều xoay quanh việc phát triển 4 nội dung cơ bản nhất của học sinh, thanh niên Việt Nam là: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, sau lễ ký kết, các đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ làm việc để định ra những công việc cụ thể, cả về vấn đề thời gian lẫn tài chính. Trong quá trình triển khai, hai bên cũng phải có sự trao đổi để tiếp tục điều chỉnh.
Ông Nhạ cũng khẳng định, thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động hiệu quả phối hợp với ngành giáo dục, song ông cũng mong muốn thời gian sắp tới, các chương trình sẽ được xây dựng gọn lại.
"Các cơ quan như Bộ GD và TƯ Đoàn sẽ làm công tác định hướng còn những công việc cụ thể nên giao cho các tỉnh đoàn, địa phương triển khai thực hiện" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Cũng phát biểu tại lễ ký kết, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khẳng định, sự phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục là sự phối hợp hiệu quả nhất trong các ngành ở cấp trung ương. Điều này được thể hiện trong những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua.
"Nội dung chương trình phối hợp được ký kết hôm nay có nhiều nội dung mới, bám rất sát tình hình thực tiễn. Do đó, chắc chắn việc ký kết hôm nay sẽ được cụ thể hóa thành những nội dung cụ thể trong thời gian tới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cả 2 ngành" - ông Phong nhấn mạnh.
Hà Phương
" alt=""/>Bộ GD và Đoàn Thanh niên bàn chuyện thu hút nhân tài về nước