Bên cạnh 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06, Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG năm 2022 còn gồm 24 dịch vụ cần sớm được tích hợp, cung cấp trên Cổng trong năm nay.
Trong danh mục 24 dịch vụ công trực tuyến cần sớm được tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG, nhóm dịch vụ công thiết yếu của cá nhân có 14 dịch vụ công/ thủ tục hành chính gồm: Xác nhận thông tin về cư trú (Thời gian thực hiện là tháng 4/2022); Công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (Quý II/2022); Đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (quý II/2022); Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế (Quý III/2022);
Liên thông nhóm thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh và đăng ký thuế (Quý II/2022); Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Quý IV/2022); Liên thông nhóm thủ tục cấp giấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp (Quý IV/2022); Liên thông nhóm thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và đăng ký kết hôn (Quý IV/2022); Nhóm dịch vụ thanh toán trực tuyến; Nhóm dịch vụ công áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Mười dịch vụ công, thủ tục hành chính thuộc nhóm dịch vụ công thiết yếu của tổ chức gồm có: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Đăng ký chỉ dẫn địa lý; Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Thanh toán nghĩa vụ tài chính trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai với doanh nghiệp; Hoàn thành kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia tạo thuận lợi trong tiếp cận, thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa trên Cổng DVCQG;
Nộp thuế, lệ phí trước bạ đối với doanh nghiệp; Kết nối, chia sẻ dữ liệu doanh nghiệp của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ cung cấp điện cho doanh nghiệp; Liên thông nhóm thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển và thủ tục giao khu vực biển, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; Liên thông nhóm thủ tục xóa nợ nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ) trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nghĩa vụ tài chính (do xóa nợ nghĩa vụ tài chính); Liên thông các thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã/ liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế.
Ngoài các dịch vụ công trực tuyến kể trên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của bộ, ngành, địa phương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, thành pố trực thuộc trung ương phê duyệt danh mục, lộ trình, trách nhiệm của của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuộc phạm vi quản lý trên Cổng DVCQG năm 2022 bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại các Nghị quyết 01 ngày 8/1 và 03 ngày 10/1 của Chính phủ.
Theo Bộ TT&TT, cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, trong quý I/2022, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4. Tính đến ngày 20/3, tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện được đưa lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 đã là 97%.Đáng chú ý, đây cũng là mức giá thấp nhất của Bitcoin kể từ cuối năm 2020 đến nay. Trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022, mặc dù nhiều đợt biến động đã xảy ra trên thị trường crypto, chưa khi nào giá BTC giảm xuống dưới mức 26.500 USD.
Nếu tính từ đỉnh gần nhất trên khung ngày, Bitcoin đã giảm một mạch từ 31.700 USD xuống mức 25.000 USD chỉ trong vòng có 1 tuần. Với động thái mới nhất này, có thể thấy Bitcoin đã chính thức bước vào chu kỳ giảm giá.
Theo dữ liệu từ Coinglass, thị trường crypto trong 24 giờ qua ghi nhận đến hơn 500 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, dẫn đầu là các giao dịch ETH và BTC.
Cú sụp của Bitcoin cũng đã ngay lập tức phủ một màu đỏ lên toàn thị trường crypto. Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, trong sáng 13/6, hầu hết các đồng tiền mã hóa mạnh đều đang ở trong trạng thái giảm sâu.
Hiện Ethereum - đồng tiền mã hóa thứ 2 thế giới đang dao động ở mức giá 1.375 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020 đến nay.
Các đồng tiền mã hóa mạnh như Binance Coin (BNB), Cardano (ADA) hiện có mức giảm 5%. Trong khi đó, Ripple (XRP) và Polkadot (DOT) mất đi khoảng 2,5% giá trị.
Màu xanh trên thị trường hiện chỉ tập trung vào nhóm tiền mã hóa ổn định (stablecoin) như USDT, USDC. Đây không phải điều quá bất ngờ bởi phần lớn các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ các tài sản rủi ro sang những đồng tiền có mức biến động thấp về giá trị.
Ở thời điểm hiện tại, đến cuối giờ sáng ngày 13/6, giá Bitcoin đang có dấu hiệu hồi phục khi tăng nhẹ từ 24.900 USD lên mức 26.000 USD. Động thái tăng giá này đến từ việc bắt đáy của một lượng lớn nhà đầu tư trên thị trường, khi giá Bitcoin đã chạm đến ngưỡng hỗ trợ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Giá Bitcoin giảm sốc nhất 2 năm qua, thị trường crypto ngập sắc đỏTại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã triển khai hệ thống AI và tự động hoá để phân tích hành vi của khách hàng trên các kênh liên hệ như chat, email, cuộc gọi điện thoại. Hệ thống hiểu được tiếng Việt tự nhiên, phân tích cảm xúc của khách hàng bằng giọng nói, cảm xúc âm thanh, từ đó tìm hiểu xem liệu khách hàng thực sự hài lòng khi liên hệ lên tổng đài hay không.
Thậm chí trong giai đoạn giãn cách phải làm việc tại nhà, nhờ phân tích giọng nói, AI sẽ giúp xác định xem nhân viên tổng đài có đang làm việc hay họ nhờ người thân nghe máy giúp.
Nhìn chung, theo ông Ravi, các trung tâm chăm sóc khách hàng ngày nay trao quyền rất nhiều cho AI để dự đoán các nguồn gây thất vọng của khách hàng, làm cách nào để ngăn chặn các vấn đề ngay cả trước khi chúng xảy ra. Điều đó dẫn đến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và chủ động hơn.
AI cũng giúp quản lý nhân viên tổng đài và nâng cao chất lượng quản lý, giám sát. Chẳng hạn, hiện nay tại nhiều tổng đài, cứ 20-40 nhân viên thì có một người giám sát chất lượng. Song người này chỉ có thể nghe tại một thời điểm một vài cuộc gọi, không thể nào nghe toàn bộ. Lúc này, hệ thống máy tính tham gia vào, nghe được 100% cuộc gọi bằng tiếng Việt. Sau đó, thông qua phân tích, hệ thống sẽ đưa ra nhận định về chất lượng phục vụ khách hàng của từng tổng đài viên. Hệ thống hiểu được nhân viên nào cần đào tạo lại chuyên môn gì, họ đang thiếu những gì và làm thế nào để nâng cao kiến thức của họ. Ngược lại hệ thống cũng có thể nhận ra những khách hàng cố tình gây phiền phức trong những cuộc gọi, không phải lỗi của nhân viên tổng đài.
Các lĩnh vực chính thường triển khai tổng đài hiện đại tại Việt Nam là ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng. Điều này là do cuộc cách mạng tài chính hiện nay đang diễn ra ở Việt Nam và sự phát triển của các công ty fintech mới, và ngày càng nhiều sản phẩm tài chính cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, các tổng đài thông minh trên toàn cầu được áp dụng rộng rãi hơn: ngân hàng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, khách sạn, công nghệ giáo dục, các công ty thương mại điện tử, các công ty B2C…
![]() |
Doanh nghiệp và công nghệ tại Việt Nam đã sẵn sàng để ứng dụng tổng đài thông minh. |
“Tại Việt Nam hiện nay, điều đáng mừng là các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống tiên tiến. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có tiềm năng ứng dụng hầu hết các xu hướng và công nghệ tiên tiến của trung tâm chăm sóc khách hàng hiện có trên thế giới”, ông Ravi nhận định.
“Đối với sự sẵn sàng về công nghệ và khả năng xử lý, ngày nay chúng tôi đã triển khai rất nhiều trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Vì vậy, sự sẵn sàng về công nghệ đã có”, đại diện Uniphore khẳng định thêm.
Yếu tố doanh nghiệp và công nghệ đều đã có sẵn, song ông Ravi đánh giá từ phía người dùng đang ở mức đáp ứng tích cực. Do đó, việc triển khai tổng đài tiên tiến nói riêng hay chuyển đổi số nói chung cần tiến hành theo từng giai đoạn. Việc này sẽ giúp khách hàng thích ứng với công nghệ theo từng bước, dẫn tới trải nghiệm liền mạch và dễ áp dụng.
Ngoài sự sẵn sàng về công nghệ và doanh nghiệp, yếu tố kinh tế cũng góp phần giúp Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp công nghệ. Lãnh đạo Uniphore thừa nhận Việt Nam là một trong những thị trường sớm nhất khi công ty mở rộng sang Đông Nam Á.
“Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà trên toàn cầu. Rất nhiều lĩnh vực và công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ phần mềm đã thực sự phát triển tại đất nước này. Ngoài ra, tại đây cũng là cái nôi sản sinh rất nhiều công ty khởi nghiệp”, ông Ravi nhận định. Điều này phát sinh thêm các nhu cầu chăm sóc khách hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng, và tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng công nghệ vào các trung tâm chăm sóc khách hàng.
Hải Đăng
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp các công cụ lắng nghe mạng xã hội thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, báo cáo trở nên minh bạch hơn.
" alt=""/>Nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại trung tâm chăm sóc khách hàng