Giải kết thúc tối 10/11, tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương, TPHCM (Ảnh: D.P).
Trong đó, 3F Galaxy có đội hình đầy sức mạnh từ những cầu thủ nổi bật của giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) như Dominique, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Huỳnh Phú Vinh, Lê Khắc Đăng Khoa, Huỳnh Vĩnh Quang, Lê Hiếu Thành…
CLB Hidden Dreamers cũng không kém cạnh với dàn ngôi sao đình đám như Đinh Thanh Tâm, Michael Soy, Hassan Thomas, Triệu Hán Minh, Lê Ngọc Tú. Đội bóng này đã chứng tỏ được sức mạnh và kỹ thuật vượt trội của mình trong suốt mùa giải.
Chung cuộc, CLB 3F Galaxy đã bảo vệ ngôi vương với chiến thắng 101-83. Ngoài ra, đội này còn sở hữu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết, thuộc về Dominique.
Ngoài các đội giành thứ hạng cao, các đội khác tham dự giải bóng rổ Việt Nam Pro-Am Basketball Championship (giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam, VBC) 2024 đã có một mùa giải với những khoảnh khắc ấn tượng, dành được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ
" alt=""/>Kết thúc giải bóng rổ chuyên nghiệp tại TPHCMNhân viên phục vụ trên xe buýt đã nhanh chóng tiếp cận đối tượng móc túi, yêu cầu trả lại tài sản cho hành khách.
Khoảnh khắc phụ xe buýt khống chế đối tượng móc túi (Ảnh cắt từ video).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, phụ xe buýt Lê Trung Thực (35 tuổi) cho biết, khoảng 9h15 ngày 11/11, xe buýt tuyến 15 (Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ) của Xí nghiệp xe buýt Yên Viên thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) lưu thông qua thị trấn Đông Anh, thì một nữ học sinh la hoảng: "Một bạn bị móc túi khi đang ngủ".
Anh Thực khi đó ngồi phía đầu xe buýt đã ngay lập tức di chuyển xuống cuối xe, đứng chắn trước đối tượng tình nghi để xác minh sự việc. Ban đầu, người này không thừa nhận hành vi.
Sau đó, một học sinh khác trên xe cho biết đã quay video toàn bộ sự việc để làm bằng chứng. Theo anh Thực, trong video, nam thanh niên ngồi ở hàng ghế phía sau đã thò tay lên ghế trên, lén mở khóa balo, trộm chiếc điện thoại của nữ sinh.
"Lúc này, đối tượng mới nhận tội. Đối tượng van tôi: "Anh thông cảm, tha cho em, đây là lần đầu em dại dột", anh Thực thuật lại.
Phụ xe buýt Lê Trung Thực (bên trái) và tài xế Đỗ Thái Hòa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong khi anh Thực khống chế thành công đối tượng móc túi, thu hồi điện thoại trả lại khách, tài xế xe buýt Đỗ Thái Hòa (41 tuổi) báo cáo về đơn vị chủ quản xin phép được đưa đối tượng đến trụ sở Công an thị trấn huyện Đông Anh để trình báo.
Anh Thực cho biết làm phụ xe buýt khoảng 7-8 năm, lần đầu gặp tình huống móc túi trên xe. Dù đối tượng nhiều lần xin tha, anh nói không muốn hành vi xấu xí của một cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh xe buýt.
Lãnh đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội đánh giá, việc phụ xe buýt nhanh chóng khống chế đối tượng móc túi được toàn thể hành khách trên xe hoan nghênh và ủng hộ.
"Hành động của anh Thực và anh Hòa của tuyến 15 đã góp phần mang lại hình ảnh đẹp, thân thiện và an toàn cho những chuyến xe buýt của thủ đô", vị lãnh đạo nói.
Hành động kịp thời, hiệu quả của tài xế và phụ xe Lê Trung Trực nhận được nhiều phản hồi tích cực trên các diễn đàn mạng xã hội. Cộng đồng mạng dành lời khen ngợi, cảm ơn hai anh đã hỗ trợ khách hàng kịp thời.
"Cảm ơn các anh nhân viên xe buýt đã nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, mang lại hình ảnh đẹp cho xe buýt Thủ đô", bài viết kèm đoạn clip được đăng truyền đi thông điệp.
"Quá tuyệt vời! Tài xế và nhân viên xe buýt đều hành động rất có tâm, đề nghị công ty khen thưởng và biểu dương 2 anh trước toàn công ty", tài khoản Hoa Đinh bình luận.
"May mắn, hành khách đã lấy lại được điện thoại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên xe buýt. Lần sau lên xe, hành khách nên cẩn thận, chủ động giữ tài sản, may mắn không đến nhiều lần đâu", độc giả Kim Thoa góp ý.
" alt=""/>Phụ xe buýt Hà Nội kể phút khống chế kẻ móc túi khi lần đầu gặp "buýt tặc"Ông Nhủ là chủ trang trại nuôi tôm công nghệ cao rộng 18ha. Năm vừa qua, ông thu hoạch 400 tấn tôm thương phẩm, đạt tổng doanh thu 45 tỷ đồng, lãi hơn 20 tỷ đồng, trở thành nông dân làm ăn có lãi nhiều nhất cả nước.
Trở thành tỷ phú nhưng ông Nhủ vẫn giữ nguyên chất nông dân của mình, vẫn cùng làm, thu hoạch tôm với nhân công (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dù vậy, ông Nhủ cho biết xuất phát điểm của ông chỉ là một người làm muối, ăn bữa nay lo bữa mai. Cuộc sống gia đình chỉ tốt lên khi ông chấp nhận rủi ro, mạnh dạn phá ruộng muối để làm ao tôm.
Tỷ phú nông dân kể, là con út, ông được thừa hưởng 2ha ruộng muối cha mẹ để lại. Mảnh đất nằm ngay cửa sông Ba Lai, thấp trũng, đường vào khó khăn nên không có nhiều giá trị.
Thời gian đầu, ông Nhủ nối nghiệp cha mẹ, tiếp tục làm muối. Nhưng nghề muối thu nhập thấp, lại bấp bênh, có những năm làm chẳng đủ ăn.
Ông Nhủ nhớ lại, những năm 2000 là thời gian làm muối khó khăn nhất, thời tiết bất lợi nên sản lượng giảm, giá lại thấp. Nhưng cũng cơn bĩ cực đó đã ép ông phải thay đổi.
"Năm 2010, vì làm muối quá khó khăn, tôi đánh liều phá một phần ruộng muối để đào ao nuôi tôm. Mấy năm đầu nuôi rất trúng, nên năm 2014 tôi chuyển toàn bộ 2ha ruộng muối thành ao tôm", ông Nhủ kể.
Năm vừa qua, ông Nhủ bán ra thị trường khoảng 400 tấn tôm, thu lãi trên 20 tỷ đồng (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên khi ông Nhủ quyết định ăn thua với con tôm cũng là lúc thách thức của nghề nuôi tôm ập đến. Thiếu kiến thức, ít kinh nghiệm, nuôi tôm ao đất lại rủi ro cao, dịch bệnh dẫn đến việc nhiều vụ tôm ông Nhủ mất trắng.
"Không dễ ăn chút nào, có những năm một vụ trúng thì 3 vụ lỗ, cũng có lúc vì nuôi tôm mà nghèo hơn lúc còn làm muối", ông nông dân nói.
Ông nông dân ngoài 40 tuổi đi học nghề
Nhưng trong những ngày khó khăn nhất, ông Nhủ vẫn tin con tôm mới là "cửa sáng". Hơn nữa ruộng muối có thể đào thành ao tôm, nhưng ao tôm thì không làm lại thành ruộng muối được, tình thế buộc ông nông dân phải tiếp tục đầu tư để đi đường dài với con tôm.
Để khắc phục khó khăn, ông Nhủ quyết tâm đi học kỹ thuật nuôi tôm khi đã ngoài 40 tuổi. Năm 2017, ông bắt đầu từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm ao đất sang nuôi ao bạt, sử dụng nhiều máy móc, áp dụng kỹ thuật chăm sóc tôm nhiều giai đoạn.
Với kỹ thuật mới, ao tôm của ông Nhủ có hiệu quả kinh tế hơn hẳn, giảm chi phí thức ăn, thuốc men, tôm lại gần như không dịch bệnh, chất lượng cao nên được giá.
Trang trại của ông Nhủ đang giải quyết việc làm cho 18 lao động (Ảnh: NVCC).
"Khi ao tôm được che chắn tốt thì không còn nguồn dịch bệnh xâm nhập nữa. Các chỉ số môi trường, chất lượng nước, sức khỏe tôm đều được theo dõi hàng ngày và có thể can thiệp nhanh chóng. Nhờ đó mà tỷ lệ vụ nuôi thắng lên đến 95%", ông Nhủ chia sẻ.
Trước đây, ông Nhủ còn phải tự đi kiểm tra màu nước, đo pH hồ nuôi. Nhưng mấy năm nay ông nông dân đã lắp đặt hệ thống theo dõi ao tôm tự động, hệ thống máy cho tôm ăn tự động. Nhờ đó mà không còn lo nắng mưa, ông Nhủ thản nhiên ngồi ở nhà mà vẫn sát sao được toàn bộ trang trại.
Chỉ từ 2ha đất ban đầu, sau những vụ tôm trúng liên tiếp, ông Nhủ không ngừng mua thêm đất, mở rộng trang trại. Trang trại càng rộng, quy mô càng lớn ông lại càng dễ áp dụng công nghệ mới, có điều kiện đàm phán được giá thức ăn cho tôm và giá bán tôm tốt hơn, hiệu quả kinh tế càng cao.
Cán bộ Hội Nông dân xã Bảo Thạnh cho biết, ông Út là người tiên phong ở huyện Ba Tri xây dựng trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
Trang trại nuôi tôm của ông Út đang giải quyết việc làm cho 18 lao động địa phương, với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, ông Út cũng trích một phần lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động xây dựng giao thông, xây nhà tình nghĩa và hỗ trợ người nghèo của địa phương.
" alt=""/>Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàu