GGS đã từ chối đưa ra bình luận với trang Dot Esportsvề tình hình nhân sự của tổ chức. Nhưng có vẻ như còn quá sớm để tổ chức này đưa ra quyết định thay đổi vị trí thượng tầng trong ban huấn luyện – ngay cả trong bối cảnh GGS đang là đội có kết quả bết bát nhất tại LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2018.
Tuy nhiên, Locodoco mới đây cũng đã tweet để lên tiếng bảo vệ danh dự của anh. Anh nói với fan của mình đừng nên nhìn vào “bề nổi” và Locodoco sẽ “giải quyết mọi chuyện.”
Theo ESPN Esports, trước khi quay phim một cuộc phỏng vấn sẽ được sử dụng trong buổi phát sóng LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2018, Locodoco đã đưa ra một bình luận được coi là không phù hợp với một trong những nhân viên mảng eSports của Riot.
Golden State Warriors, công ty mẹ của GGS, có chính sách không khoan dung, và ngay lập tức đuổi cổ vị HLV người Hàn này vào hôm thứ Sáu tuần trước (02/02) – ngay trước khi Tuần 3 của LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2018 khởi tranh.
GGS hiện đang xếp bét BXH khi chưa giành được bất cứ một chiến thắng nào ở mùa giải đầu tiên họ chơi tại giải đấu LMHTsố một Bắc Mỹ. Và mọi thứ dường như vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi HLV tạm quyền Tyler Perron lên thay thế Locodoco – khi GGS vừa để thua trước Team SoloMidvà Team Liquidđể khép lại ba tuần thi đấu với hệ số 0-6.
Khi tổ chức tìm được HLV mới, Tyler Perron sẽ quay trở lại với vị trí trợ lý quen thuộc.
GGS là đội duy nhất tại LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2018 chưa giành được bất cứ điểm số nào sau ba tuần thi đấu
Tuần sau, GGS sẽ đối đầu với Echo Foxvà 100 Thieves– đều là những đội tuyển nằm trong top dẫn đầu BXH LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2018.
None(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: HLV người Hàn bị sa thải vì 'láo nháo' với nhân viên RiotTrước khi bị khóa, trang Facebook cá nhân PhamThiYenTamChieuHoanQuan có hơn 100.000 người theo dõi với lượng tương tác cao.
Trang này thường xuyên cho đăng tải các nội dung về vấn đề tâm linh, hoang đường, mang đậm tính chất mê tín dị đoan như "chuyện vong báo oán từ kiếp này sang kiếp khác, hay còn gọi là oan gia trái chủ".
Những buổi thuyết giảng của bà Yến đều được ghi hình, đăng tải lên Facebook và có hàng chục nghìn lượt theo dõi.
Sau khi tài khoản gốc của bà Phạm Thị Yến đã bị khóa, hiện vẫn còn một số đối tượng lợi dụng tạo thêm các tài khoản Facebook mới mang tên Phạm Thị Yến và tiếp tục đăng tải các thông tin truyền bá mê tín dị đoan.
![]() |
Bà Phạm Thị Yến thuyết giảng tại chùa Ba Vàng (Ảnh cắt từ video) |
Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đang tiến hành rà soát và sẽ tiếp tục yêu cầu Facebook khóa các tài khoản "nhái" này.
Trước đó, UBND TP Uông Bí đã ra quyết định xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm nếp sống văn hóa của bà Yến. Mức phạt là 5 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Yến sinh năm 1970, quê gốc tại thôn Kim Tháp, xã Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và hiện đang sinh sống tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).
H.N." alt=""/>Facebook khóa tài khoản của bà Phạm Thị Yến chùa Ba VàngNgười tiêu dùng có quyền giữ số điện thoại của mình, bất kể họ chọn nhà cung cấp dịch vụ nào.
Khẳng định về những lợi ích của chuyển mạng giữ số, Ofcom cho biết: “Khả năng giữ số khi chuyển mạng sẽ đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng. Cần tạo điều kiện để khách hàng có thể chuyển đổi nhà cung cấp không tốn kém cũng như không phải chịu đựng bất kỳ sự bất tiện nào. Chỉ có như vậy mới có thể tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường”.
Trên thực tế, chuyển mạng giữ số là một giải pháp vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nhân và doanh nghiệp - những người sẽ phải đối mặt với các vấn đề thương hiệu, uy tín, mất các mối quan hệ làm ăn thân thiết nếu họ phải thay đổi số điện thoại. Vô vàn những vấn đề bên lề khác cũng sẽ phát sinh như phải thay đổi danh thiếp, bảng hiệu công ty, các giấy tờ hành chính, quảng cáo,…
Tuy nhiên, ngay cả khi quá trình chuyển mạng giữ số đã hoạt động, thì việc thực thi nó sao cho hiệu quả cũng là một vấn đề lớn. Các chính phủ, cơ quan chức năng và cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Bài học từ Anh và biện pháp tại Việt Nam
Báo cáo của Ofcom cho ra kết quả: 17% người dùng viễn thông ở Anh không chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, không phải vì họ hài lòng với nhà cung cấp hiện tại mà vì họ lo ngại những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi.
Ofcom cho rằng, có 2 nguyên nhân chính gây ra cảm giác phiền toái của người sử dụng đối với quá trình chuyển mạng giữ số.
Nguyên nhân thứ nhất bắt nguồn từ việc khi tiến hành quá trình chuyển mạng giữ số, khách hàng sẽ làm việc với nhà mạng mà họ sẽ chuyển đến, thay vì nhà mạng hiện tại của họ. Nếu như nhà mạng họ chuyển đến có thể giúp cho việc chuyển đi được dễ dàng cùng một thỏa thuận hay dịch vụ tốt hơn, việc chuyển đi sẽ thuận lợi.
Trên thực tế, không chỉ ở Anh mà nhiều nước khác trên thế giới, việc người dùng muốn chuyển đi cũng bắt nguồn từ nhà mạng hiện tại không hiểu rõ nhu cầu của họ (cung cấp gói cước, khuyến mại không phù hợp) hoặc cung cấp dịch vụ khiến họ không hài lòng.
Trong thời đại 4.0, đây cũng là cơ hội cho các nhà mạng nào biết sử dụng tốt Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đưa ra những gói cước và khuyến mại phù hơp cho từng cá nhân. Đặc biệt, với các nhà mạng, việc có được một hệ thống tính cước thông minh, có thể tùy biến gói cước cho từng khách sẽ là một lợi thế rất lớn
Thực tế dịch vụ chuyển mạng giữ số tại Việt Nam cũng không mấy suôn sẻ khi một số nhà mạng gây khó khăn cho khách hàng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, từ ngày 1/5/2019, Bộ TT&TT sẽ ban hành chỉ tiêu kỹ thuật về chuyển mạng giữ số là 70%. Nhà mạng nào không đủ 70% thuê bao chuyển mạng thành công sẽ không đạt chỉ tiêu kỹ thuật. Lúc đó, cơ quan quản lý sẽ có biện pháp xử lý bằng việc tiến hành thanh tra doanh nghiệp. Hiện tại, trong số các nhà mạng, Viettel đang là thương hiệu có tỷ lệ chuyển đi thành công cao nhất, với hơn 86%.
" alt=""/>Chuyển mạng giữ số: Thấy gì từ những câu chuyện quốc tế?