FSI - Iron Mountain: cuộc bắt tay xuyên biên giới
Ngày 25/02 vừa qua, tập đoàn Iron Mountain và FSI đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chính thức giữa hai bên về việc FSI trở thành đối tác chiến lược trong phát triển thị trường số hóa (Digital Solutions) cùng tập đoàn Iron Mountain tại Việt Nam. Sự hợp tác của FSI và Iron Mountain sẽ mang đến cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức bộ giải pháp số hóa, quản lý thông tin dữ liệu toàn diện, được cộng hưởng sức mạnh từ hai bên.
Cụ thể, Iron Mountain sẽ cung cấp các giải pháp về lưu trữ quản lý thông tin giúp bảo vệ và khai thác dữ liệu thông minh, cải thiện phương thức quản trị dữ liệu. Về phía FSI, đơn vị sẽ cung cấp các giải pháp số hóa và chuyển đổi số giúp tự động hóa quy trình làm việc hiệu quả, tích hợp dữ liệu đa hệ thống và định dạng.
Với sự hợp tác lần này, hai bên quyết tâm giải quyết trọn vẹn bài toán số hóa - lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức. Bộ giải pháp của hai bên hứa hẹn mở ra một hệ sinh thái số chuyên nghiệp vừa đạt chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với những tiêu chuẩn và đặc điểm riêng của các doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp tổ chức có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí quản lý thông tin từ các giải pháp của Iron Mountain, cũng như tăng hiệu quả sử dụng thông tin phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị lên nhiều lần nhờ các giải pháp chuyển đổi số của FSI.
Tại sao là FSI và Iron Mountain?
Có thể nói, đây là sự kiện đánh dấu sự kết nối - hợp tác của 2 đơn vị có tiếng trong lĩnh vực chuyển đổi số và quản lý thông tin tại thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới.
![]() |
Cụ thể, FSI hiện đang là một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số. Tính đến nay FSI đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp lớn như Honda, Pepsico, EVN, Nhiệt điện Cần Thơ, Citicom … cũng như cho nhiều bộ ngành cơ quan của Nhà nước.
Năm vừa qua, mặc cho những tác động tiêu cực của Covid-19, FSI vẫn đạt được nhiều thành tích nổi bật, tiêu biểu phải kể đến là một trong top 10 đơn vị công nghệ cung cấp dịch vụ, giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống uy tín tại Việt Nam do Vietnam Report - Công ty tiên phong trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam ghi nhận từ kết quả khảo sát đánh giá của các chuyên gia đầu ngành cũng như từ khách hàng toàn quốc. Đồng thời, FSI cũng vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao bằng khen vì những đóng góp giúp phát triển lĩnh vực CNTT Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Về Iron Mountain - đây là công ty dẫn đầu toàn cầu về các dịch vụ lưu trữ và quản lý thông tin. Với hơn 220.000 tổ chức trên khắp thế giới tin dùng và mạng lưới hơn 1.400 cơ sở ở hơn 50 quốc gia trải đều từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, tới Châu Phi, Châu Á và Úc. Tính đến năm 2020, hơn 95% công ty trong danh sách Fortune 1000 đã sử dụng dịch vụ của Iron Mountain để lưu trữ và quản lý thông tin của họ.
Chia sẻ về mối quan hệ hợp tác giữa FSI và Iron Mountain, ông Bùi Ngọc Bình, Phó Tổng Giám đốc FSI tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao thiện chí hợp tác của Iron Mountain và tin tưởng rằng với nỗ lực chung của hai bên, dự án hợp tác sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp, mang nhiều lợi ích và thành công trong hoạt động kinh doanh của FSI và Iron Mountain.
Mặt khác, thông qua sự hợp tác này, cả hai bên sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ lẫn nhau trong việc triển khai những dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số và lưu trữ thông tin để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, ông Trần Việt Hùng - Giám đốc Thương Mại của Iron Mountain tại Việt Nam kỳ vọng.
Quyết tâm giải quyết bài toán số hóa - lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp Việt
Tại sự kiện, đại diện FSI và Iron Mountain đã cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp: Bảo vệ và khai thác dữ liệu thông minh; Cải thiện phương thức Quản trị dữ liệu; Tự động hóa quy trình làm việc hiệu quả và Tích hợp dữ liệu đa hệ thống và định dạng.
Ông Trần Việt Hùng chia sẻ: "Hồ sơ dữ liệu và thông tin là tài sản quý giá nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên hơn 90% doanh nghiệp vẫn đang khai thác tài sản này theo cách truyền thống. Giai đoạn hậu Covid, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho những bứt phá mới và việc quản lý vòng đời của hồ sơ dữ liệu chính là bước khởi đầu quan trọng. Cho dù hoạt động theo mô hình offline, online hay hybrid, các giải pháp của chúng tôi luôn mang tới cho Quý doanh nghiệp những giải pháp quản lý hồ sơ và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, linh hoạt, đáng tin cậy."
Đại diện FSI, ông Bùi Ngọc Bình nhấn mạnh: “Giải pháp mà FSI cùng với Iron Mountain hợp tác nghiên cứu và đưa ra có thể giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp về vấn đề tài liệu và lưu trữ thông tin. Cụ thể, FSI cung cấp các nền tảng số hóa, chuyển đổi số doanh nghiệp một cách toàn diện nhờ Hệ sinh thái doanh nghiệp số, giúp cho các công ty hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và hướng tới lợi ích lâu dài. Iron Mountain có những công nghệ, phương pháp chuyên sâu để lưu trữ tài liệu doanh nghiệp một cách khoa học, cả tư liệu truyền thống và tư liệu số.”
![]() |
Như vậy, với công nghệ và tài nguyên của FSI cùng phương pháp lưu trữ, kiến thức chuyên sâu của Iron Mountain hứa hẹn mở ra một công nghệ lưu trữ thông tin toàn diện, chuyên nghiệp, phù hợp với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
An Nhiên
" alt=""/>FSI bắt tay cùng Iron Mountain để giải quyết trọn bài toán quản lýLý do đưa ra là cuốn sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội.
Cuốn sách của tác giả Vũ Chất được in ấn với một số tên gọi khác nhau. Theo quyết định của Bộ Thông tin - Truyền thông, ấn bản có tựa "Từ điển tiếng Việt"sẽ do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin thu hồi và tiêu hủy; gồm cả bản thảo, bản nhũ phục vụ cho việc in.
Còn Nhà xuất bản Hồng Đức chịu trách nhiệm xử lý tương tự với ấn bản mang tên"Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh".
Riêng hai cuốn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh",đề tên Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Thanh niên được xác định là cuốn sách mạo danh các nhà xuất bản nêu trên. Do đó, cơ quan quản lý đã giao trách nhiệm cho Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh thu hồi và tiêu hủy; các cơ sở phát hành và thư viện không được phát hành, lưu trữ.
![]() |
Một số từ được cho là giải thích chưa đúng nghĩa, ngô nghê |
Theo tìm hiểu của ban Văn hóa - Nghệ thuật (Báo Thanh niên), “tiền thân” của các ấn bản này là cuốn Việt Nam tự điển (do Vũ Chất biên soạn) xuất bản năm 1971. Vào năm 2000 và 2001, các doanh nghiệp sách liên kết đã xuất bản, nhưng chỉ thay tựa sách, vẫn giữ nguyên nội dung và tên người biên soạn.
Sau 14 năm, cuốn sách vẫn còn lưu hành trên thị trường. Trong tháng 10, những thông tin về cuốn sách với ở một số trang có cách giải thích từ ngữ chưa thật đúng nghĩa, thậm chí ngô nghê được đưa ra phê phán.
Giá đồng YFI giảm mạnh tối 6/3 sau thông báo của Anton.
Tổng khối lượng khóa token (TVL: Total value lock), chỉ số thường được dùng để đánh giá tiềm năng dự án, của Fantom (FTM) đã giảm 14% tính từ ngày 3/3, theo DeFi Llama. Giá đồng FTM mất 14% giá trị kể từ khi thông tin về Andre và Anton được công bố.
Tin đồn về việc Andre quyết định rời khỏi lĩnh vực DeFi được lan truyền trên Twitter từ hôm 5/3, khi ông thay đổi thông tin hồ sơ của mình trên mạng LinkedIn. Andre đã chuyển trạng thái “đang làm việc” sang ngừng làm việc từ tháng 2/2022 ở các dự án Yearn Finance, CryptoBriefing, Fantom và Ethereum. Keep3r là dự án duy nhất Andre vẫn giữ trạng thái “đang làm việc”.
Andre xác nhận trong một nhóm chat Telegram rằng LinkedIn là nguồn thông tin chính xác, và cho biết mình sẽ sớm rời dự án Keep3r khi chuyển giao xong công việc. CEO Fantom, Michael Kong viết trong một nhóm chat trên Telegram rằng Andre chưa muốn chia sẻ lý do chính thức vào thời điểm hiện tại.
CEO của Fantom xác nhận trong nhóm chat Telegram. Ảnh: Twitter/Miles Deutscher. |
Ngoài ra, trang Twitter của Fantom Foundation, tổ chức quản lý nền tảng blockchain Fantom đã xác nhận Andre Cronje không còn là thành viên của họ và bày tỏ cảm kích trước những đóng góp của ông.
Tuy nhiên, họ cho biết Andre chỉ là một thành viên phụ trong đội ngũ lập trình viên tại Fantom. Đây là điều đi ngược lại với niềm tin trước giờ của cộng đồng tiền mã hóa. “Sự ra đi của Andre không ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển của chúng tôi”, trang Twitter Fantom Foundation viết.
Andre Cronje từng giữ vị trí Giám đốc công nghệ (CTO) tại Fantom trước khi chuyển sang vai trò cố vấn kỹ thuật cho dự án. Hiện tại, vị trí CTO đang được đảm nhiệm bởi Quan Nguyen, một kỹ sư sống ở Australia.
Fantom là nền tảng có vốn hóa đứng thứ 34 thị trường. FTM sử dụng công nghệ định tuyến không tuần hoàn (DAG) giúp mạng lưới này có thể xác thực một giao dịch trong 2 giây với mức phí 0,01 USD. Ngoài ra, mạng lưới này hiện đã hoàn thiện các mảnh ghép tài chính phi tập trung như mục cho vay, thanh toán và có cả nền tảng NFT cho hệ sinh thái của mình.
Thông tin về loại coin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)
Điều gì đã khiến đồng tiền mã hoá tăng giá là băn khoăn của không chỉ những nhà đầu tư, mà cả những chuyên gia phân tích tài chính.
" alt=""/>Hai lập trình viên nghỉ việc khiến thị trường coin ‘đỏ lửa’