Trước khi ra nước ngoài công tác, sĩ quan tình báo Liên Xô (KGB) phải nghiên cứu, huấn luyện các bài tập “cắt đuôi”. Theo quy định, trước khi bỏ hoặc lấy “hàng” ra khỏi hộp thư mật, hay trước khi đi gặp điệp viên, điệp viên phải kiểm tra xem mình có bị theo dõi không. Anh ta phải rời nơi làm việc khoảng 4 giờ trước cuộc gặp, bằng xe riêng, đến một ga tàu điện ngầm gửi xe, xuống tàu đi 2 –3 bến, rời tàu lên mặt đất đi tiếp bằng taxi.Khoảng 2 –3 lần như vậy, trong thời gian đó, anh ta phải chăm chú quan sát mọi diễn biến xung quanh xem có điều gì bất thường. Tới gần điểm gặp, anh ta được đồng nghiệp – cũng thực hiện các biện pháp an ninh như vậy - yểm trợ và phát hiện kịp thời những khả nghi. Nếu an toàn, cuộc gặp có thể diễn ra, còn không thì phải huỷ bỏ. Sau khi trở về, điểm gặp mới được ấn định với thời gian gặp sớm hơn thời gian quy định của lần trước.
Để theo dõi tình báo quốc tế, phản gián Pháp thường áp dụng biện pháp được gọi là “kỹ thuật lưới”. Theo đó, các nhân viên phản gián liên lạc với nhau qua điện thoại vô tuyến, được bố trí tại những điểm “yết hầu” của thành phố như các cây cầu, các con đường lớn, các giao lộ… để có thể từ khoảng cách xa theo dõi đường đi của các “con mồi”.
 |
Lực lượng đặc biệt thuộc cơ quan phản gián Pháp. Ảnh: Reuters |
Nếu trong khoảng thời gian dài “con mồi” không xuất hiện ở nơi cần xuất hiện, tức là anh ta đã dừng lại ở đâu đó, hoàn toàn có thể để gặp điệp viên. Không mấy khó khăn để phản gián xác định được khu vực cụ thể. Việc tiếp theo là huy động nhân viên đến đó và xem xét để tìm ra điểm hẹn, cũng như nhận dạng điệp viên người bản xứ.
“Kỹ thuật lưới” khá hiểm, song không phải lúc nào cũng thành công. Đơn giản, nhân viên phản gián có thể tới chỗ gặp quá muộn và không nhận ra được “con mồi” trong số hàng trăm người đang qua lại. KGB cũng có biện pháp riêng để ngăn cản sự theo dõi này. Mỗi tổ KGB hoạt động ở nước ngoài đều có bộ phận (thường gọi là KR) đảm bảo an ninh cho sĩ quan làm nhiệm vụ.
Khi một ai đó đi gặp điệp viên, các nhân viên KR đều tiến hành nghe trộm tần số vô tuyến của phản gián nước sở tại. Nếu số lượng sóng tăng lên một cách bất thường, sĩ quan đi làm nhiệm vụ sẽ được thông báo hoặc gọi về. KR cũng có thể tung ra một số sĩ quan làm “nhiễu” phản gián, như dụ nhân viên phản gián theo mình tới nơi không có cuộc gặp.
Thế nhưng, sĩ quan KGB Victor Sokolov đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Anh ta xem thường mọi biện pháp an ninh và đi thẳng tới chỗ gặp. Vào ngày đó, “lưới” của phản gián Pháp phát hiện được xe của Sokolov rời sứ quán và lao thẳng về một đại lộ. Anh ta cua một vòng quanh khu nhà cuối đại lộ rồi tiến thẳng đến chỗ đại lộ cắt ngang một con phố nhỏ.
Điệp viên của Sokolov đã chờ ở đó. Hai người kéo nhau vào quán cà phê, chuyện trò khoảng 30 phút, trao đổi tài liệu và chia tay. Điệp viên lên xe của mình và nhanh chóng biến mất, song phản gián đã kịp chụp được ảnh anh ta và biển số xe. Điệp viên bị lộ là một bác sĩ, thường ra nước ngoài công tác. Cùng với những chi tiết thu thập được trước đó, phản gián khẳng định viên bác sĩ đang làm việc cho KGB. Tuy nhiên, họ chưa bắt giữ ngay.
Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất của những người làm công tác tình báo, phản gián. Chỉ sau một thời gian, hai vợ chồng viên bác sĩ lại từ nước ngoài về Paris “nghỉ phép”. Anh ta dừng chân ở đúng khách sạn trước đây đã nghỉ. Lần này, phản gián đặt phòng trọ ngay cạnh để tiện theo dõi anh ta. Họ không phải chờ lâu. Buổi chiều, viên bác sĩ nói với vợ rằng cần đi gặp người bạn và sẽ quay về trước bữa cơm chiều.
Chính lúc này các sĩ quan KGB đã phạm sai lầm thứ hai, người đi gặp điệp viên lần này là Thiếu tá Nhescherov đã tỏ ra cẩn thận hơn. Nhescherov đi đến điểm hẹn cùng Đại uý Sljutrenko làm người bảo vệ, nhưng cuộc gặp vẫn diễn ra ở quán cà phê lần trước. Hai người đi quanh co nhiều vòng trước khi quyết định bước vào quán.
Các nhân viên phản gián Pháp đã phải chờ đến 20 phút, khi sau một hồi trò chuyện, viên bác sĩ bắt đầu chuyển cho Nhescherov chiếc phong bì cầm sẵn trong tay, lúc đó họ mới can thiệp và tiến hành bắt quả tang. Người bạn đồng hành của Nhescherov đứng cách chỗ gặp khoảng 100m, chỉ có thể quan sát mọi việc diễn ra mà thôi.
Nhescherov và Sljuchenko sử dụng quyền ngoại giao để tránh bị Pháp truy cứu, song hai người bị gọi về Moscow. Thiếu tá Sokolov, lúc bấy giờ đang nghỉ phép, cũng được phía Pháp lưu ý Moscow rằng họ không muốn nhìn thấy anh ta quay lại Pháp. Còn viên bác sĩ Pháp buộc phải thừa nhân tội danh “làm gián điệp”. Những lời khai của ông này đã gây tổn hại đáng kể cho lưới điệp báo KGB ở Pháp cũng như hoạt động tình báo của Liên Xô nói chung.
Nguyên Phong
" alt=""/>Hé lộ cách tình báo Liên Xô qua mặt phản gián Pháp

 |
Ảnh: historydaily.org |
Lina chào đời trong một gia đình nghèo, sinh sống tại một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Castrovirreyna ở vùng núi Andes, Peru năm 1933. Lúc Lina mới 5 tuổi, người mẹ phát hiện thấy bụng con gái mình phát triển to bất thường. Lina cũng thường xuyên than đau bụng.
Cha mẹ đã đưa Lina tới bệnh viện địa phương thăm khám. Ban đầu, ai cũng nghĩ cô bé có thể mọc u trong ổ bụng. Tuy nhiên, gia đình sốc nặng khi các bác sĩ thông báo cô con gái nhỏ của họ đã mang bầu tới tháng thứ 7.
Để chắc chắn không nhầm lẫn, bác sĩ Gerardo Lozada ở bệnh viện tỉnh Castrovirreyna thậm chí đã đưa Lina tới thủ đô Lima để các chuyên gia khác có thể kiểm tra lại và xác thực chuyện cô bé có mang bầu hay không. Các kết quả thăm khám sau đó đã xác nhận chẩn đoán của ông Lozada là chính xác.
 |
Ảnh chụp Lina mang bầu lúc 5 tuổi. Ảnh: historydaily.org |
Báo chí đương đại đặc biệt chú ý đến trường hợp của cô bé Lina 5 tuổi lúc đó. Ngoài việc dự đoán về chuyến đi của Lina tới các cơ sở khoa học của Mỹ, số phát hành ngày 16/4/1939 của tờ San Antonio Light ở bang Texas, Mỹ còn cho biết, một hiệp hội sản khoa/hộ sinh của Peru đã yêu cầu chuyển cô bé về một bệnh viện phụ sản quốc gia.
Tờ La Crónica của Peru đưa tin, một hãng sản xuất phim Bắc Mỹ đã cử đại diện tới gặp gia đình Lina và đề xuất trao 5.000 USD cho họ để được quyền làm phim về cô bé. Song, cha mẹ của Lina đã từ chối.
Cũng theo tờ báo này, bác sĩ Lozada đã ghi hình Lina để làm tư liệu khoa học, rồi cho chiếu những đoạn phim quay được trong một buổi làm việc ngày 21/4/1939 tại Viện Y học quốc gia Peru. Không may, trong một chuyến thăm sau đó tới ngôi làng xa xôi của Lina, một số túi đựng phim của bác sĩ Lozada đã bị rơi xuống sông lúc ông đang băng qua "một cây cầu vô cùng nguyên thủy".
 |
Ảnh: historydaily.org |
Một tháng rưỡi sau kết quả chẩn đoán đầu tiên, vào ngày 14/5/1939, Lina hạ sinh một cậu con trai bằng phương pháp đẻ mổ do xương chậu quá bé. Vào thời điểm đó, cô bé mới 5 năm, 7 tháng và 21 ngày tuổi, trở thành trường hợp trẻ nhất sinh con từng được ghi nhận trong lịch sử y học thế giới.
 |
Lina cùng con trai chụp ảnh lưu niệm với bác sĩ Gerardo Lozada, người trực tiếp điều trị cho mình. Ảnh: historydaily.org |
Khi tiến hành mổ đẻ cho Lina, các bác sĩ kinh ngạc phát hiện cô bé đã có các cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện do dậy thì sớm. Trường hợp của Lina đã được bác sĩ Edmundo Escomel dẫn chứng cụ thể trong một báo cáo đăng tải trên tạp chí y khoa La Presse Médicale, bao gồm các chi tiết nêu rằng cô bé có kinh nguyệt từ lúc 8 tháng tuổi, trái ngược với một báo cáo trước đó cho rằng sản phụ nhí có kinh nguyệt đều đặn kể từ khi 3 tuổi.
 |
Lina bên cậu con trai nhỏ của mình. Ảnh: historydaily.org |
 |
Cậu bé Gerardo ban đầu tưởng Lina là chị gái. Ảnh: historydaily.org |
Lúc chào đời, con trai của Lina nặng 2,7kg. Gia đình đặt tên cho cậu bé là Gerardo, theo tên của vị bác sĩ đã đỡ đẻ cho cô. Gerardo được nuôi lớn với niềm tin rằng Lina là chị gái ruột. Mãi tới năm 10 tuổi, cậu mới biết sự thật gây sốc rằng, Lina thực tế là mẹ đẻ của mình.
 |
Ảnh: historydaily.org |
Lina chưa bao giờ tiết lộ về cha của đứa trẻ cũng như tình huống dẫn đến việc mình dính bầu. Dù cha của Lina từng bị bắt giữ vì nghi ngờ lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng sau đó ông được trả tự do vì cảnh sát thiếu bằng chứng buộc tội. Cho đến tận ngày nay, cha đẻ của Gerardo vẫn còn là một bí ẩn.
 |
Gerardo (trái) chụp ảnh cùng mẹ Lina khi trưởng thành. Ảnh: historydaily.org |
Con trai của Lina lớn lên khỏe mạnh. Gerardo qua đời năm 1979, ở tuổi 40.
 |
Lina năm 1969, khi cô đang làm việc ở thủ đô Lima. Ảnh: historydaily.org |
Về Lina, thời trẻ, bà làm thư ký tại một trung tâm y tế của bác sĩ Lozada ở thủ đô Lima. Ông Lozada đã giúp Lina học hành và chăm con trai tới tận khi học trung học.
 |
Ảnh cưới của Lina và chồng. Ảnh: historydaily.org |
Lina về sau kết hôn với Raúl Jurado và sinh con trai thứ hai vào năm 1972. Đến năm 2002, vợ chồng họ vẫn cư trú tại một quận nghèo ở Lima. Vào thời điểm ấy, Lina đã từ chối trả lời phỏng vấn của Reuters. Suốt nhiều năm trước đó, bà cũng luôn tìm cách lảng tránh giới truyền thông.
Mặc dù câu chuyện về Melina từng được đồn đoán chỉ là sản phẩm bịa đặt, nhưng nhiều bác sĩ đã lên tiếng xác thực trường hợp kỳ lạ này dựa vào các kết quả sinh thiết, ảnh chụp X-quang bộ xương thai nhi trong tử cung và những bức ảnh về bà mẹ nhí do chính các bác sĩ điều trị chụp.
Theo Trung tâm Y tế Mayo (Mỹ), thông thường, quá trình dậy thì bắt đầu xảy ra ở bé gái quanh độ tuổi 11 và ở bé trai lúc 12 tuổi. Nếu quá trình dậy thì xảy ra trước lúc 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai, những trường hợp đó sẽ được coi là dậy thì sớm.
Hiện, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây dậy thì sớm. Song, trong một số trường hợp hiếm gặp, các chứng bệnh khác, bao gồm một số bệnh nhiễm trùng, rối loạn hoóc môn, khối u, bất thường ở não hay tổn thương, có thể làm khởi phát hiện tượng dậy thì sớm.
Đáng chú ý, quá trình dậy thì sớm có thể bị ngưng trệ và trẻ em có thể được cho dùng thuốc để trì hoãn những tiến triển của hiện tượng này. Một khi bé gái đã có kỳ kinh đầu tiên, em có thể dính bầu và sinh con.
Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên để ý đến những dấu hiệu cảnh báo hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ, chẳng hạn như với bé gái là ngực phát triển, xuất hiện kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên, trong khi ở con trai là tinh hoàn và dương vật lớn hơn cũng như xảy ra hiện tượng "vỡ giọng". Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác cũng cho thấy các bé bị dậy thì sớm là mọc lông ở nách và cơ quan sinh dục, lớn nhanh khác thường, mọc mụn và có mùi cơ thể như người trưởng thành.
Đến tận ngày nay, y học thế giới chưa từng ghi nhận một trường hợp nào khác dậy thì sớm và sinh con dưới 6 tuổi như Lina.
Tuấn Anh
" alt=""/>Chuyện ly kỳ về người mẹ trẻ nhất thế giới, sinh con khi mới 5 tuổi