
Cụm từ "ngôi nhà đinh" được sử dụng để chỉ những ngôi nhà, tòa nhà không chịu giải tỏa ở Trung Quốc. Chủ sở hữu những ngôi nhà này được cho là chỉ chịu nhượng bộ nếu được đền bù một khoản tiền mà họ nghĩ là xứng đáng.
Trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc, hiện tượng "nhà đinh" đã trở nên phổ biến tại nước này trong vòng 2 thập kỷ qua. Bên cạnh những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm xung quanh và các đô thị của Trung Quốc ngày càng phát triển hiện đại hơn, thì nhiều "ngôi nhà đinh" vẫn còn "án ngữ" trên những mảnh đất trị giá hàng triệu USD ở một thành phố có giá bất động sản đắt đỏ như Thâm Quyến.
 |
Một "ngôi nhà đinh" ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: China Stringer Network/Reuters |
Ở những vùng nông thôn, khoản tiền đền bù cho những ngôi nhà thuộc diện giải tỏa có thể không nhiều, nhưng ở những thành phố lớn như Thâm Quý, khoản tiền này có thể được coi là tấm vé đổi đời - tùy vào thời điểm đền bù.
Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận Louhu, thành phố Thâm Quyến, một ngôi nhà nằm kẹp giữa hai khu phức hợp dân cư 20 tầng là ví dụ điển hình cho những "ngôi nhà đinh" bị mất giá vì chủ sở hữu cố tình "cắm rễ" quá lâu.
Theo The Guardian, ngôi nhà 3 tầng này hiện không còn giá trị phát triển và cũng không thể sửa chữa sau khi chủ sở hữu của nó trì hoãn quá lâu. Ngôi nhà này gần như chắc chắn sẽ bị san bằng để làm bãi đậu xe.
Trả lời phóng viên của The Guardian, một người phụ nữ trung tuổi thuê ngôi nhà nói trên cho biết: "Chủ nhà vẫn mặc cả ở mức khoảng 100 triệu Nhân dân tệ. Nhưng bây giờ nó gần như chẳng còn giá trị gì nữa. Ông ấy không thể bán nó nữa rồi".
 |
"Ngôi nhà đinh" ở quận Louhu, thành phố Thâm Quyến. Ảnh: Jonathan Zhong |
Thâm Quyến - siêu đô thị 18 triệu dân ở miền Nam Trung Quốc - đang hy vọng rằng một đề xuất mới sẽ giúp chính quyền địa phương "nhổ bỏ" những "ngôi nhà đinh" mãi mãi, và chấm dứt những tranh chấp về đất đai có đôi khi kéo dài đến cả thập kỷ.
Theo đề xuất trên, các dự án sẽ chỉ cần tối thiểu 95% hộ dân đồng ý di dời để được phép tiến hành xây dựng. Theo chính sách trước đó, chính quyền yêu cầu các chủ dự án phải đạt được 100% đồng thuận, và điều này thường dẫn đến một số trường hợp cố tình "cắm rễ" để chờ đến ngày được đền bù khoản tiền lớn hơn.
Đề xuất mới của Thâm Quyến cũng hạ thấp các tiêu chuẩn về khoản đền bù, đó là một ngôi nhà hoặc nhiều ngôi nhà có kích thước tương đương ở những vị trí khác trong thành phố, hoặc đền bù bằng tiền mặt dựa trên diện tích và giá trị bất động sản hiện tại.
 |
Một "ngôi nhà đinh" ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: China Daily/Reuters |
Tuy nhiên, động thái của thành phố Thâm Quyến đã dấy lên nhiều lo ngại về quyền lợi của người dân.
Qiao Shitong, giáo sư dự khuyết thuộc khoa luật của trường Đại học Hồng Kông từng có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống bất động sản ở Thâm Quyến, cho biết thành phố này từng cố gắng thực hiện các chính sách tương tự trước đây, nhưng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các chủ đất và ủy ban nhân dân các thị xã.
"Nhưng có thể lần này họ [chính quyền Thâm Quyến] sẽ thành công. Có vẻ bây giờ nhiều người chấp nhận cách làm này hơn trước", ông Qiao nói.
 |
Một "ngôi nhà đinh" ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: China Daily/Reuters |
Đối với hàng triệu lao động nhập cư tới Thâm Quyến làm việc trong các công xưởng, nhà máy, nhà hàng, lái xe taxi, hay những ngành nghề thu nhập thấp khác, những tòa "nhà đinh" lại là cơ hội để họ có chỗ trọ giá rẻ và gần nơi làm việc. Khi Thâm Quyến tái cơ cấu cơ sở hạ tầng, những lựa chọn giá rẻ này ngày càng trở nên hiếm hoi.
Ông Qiao ước tính sẽ có khoảng 4,5-7.25 triệu người bị ảnh hưởng nếu các dự án phát triển tại Thâm Quyến được tiến hành trong vòng 5 năm tới.
Trở lại với "ngôi nhà đinh" ở Louhu, khi được hỏi về dự định trong tương lai nếu ngôi nhà bị giải tỏa, người phụ nữ trung tuổi nói trên đã trả lời The Guardian với vẻ mặt cam chịu.
"Vậy thì tôi đành phải chuyển sang một chỗ xa hơn thôi", bà nói.
Theo toquoc.vn
" alt=""/>Thâm Quyến cao tay 'nhổ bỏ' những 'ngôi nhà đinh': Hàng triệu người lo lắng

Dưới đây là 5 loại phụ kiện ô tô có giá chỉ vài chục nghìn đồng nhưng lại vô cùng hữu dụng khi lái xe:
1. Gương cầu lồi
Phụ kiện này được thiết kế để gắn lên gương chiếu hậu. Nhờ đặc tính của cầu lồi nên vùng quan sát rộng hơn so với gương chiếu hậu theo xe. Loại gương này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp đỗ xe sát vỉa hoặc quan sát sườn xe.
 |
Gương cầu giúp mở rộng góc chiếu, giúp lái xe thuận tiện hơn khi đỗ xe. |
Hiện, loại gương này thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật, được bán rất nhiều trên thị trường với giá chỉ khoảng 50-100 nghìn đồng/đôi, dùng dán thẳng lên mặt gương chiếu hậu bên ngoài xe. Một số mẫu còn kết hợp cùng với các khớp xoay, người dùng có thể chỉnh góc để tăng tầm quan sát hai bên, nhìn được cả vị trí bánh sau.
2. Miếng dán chống bám nước trên gương chiếu hậu
Vào thời tiết mưa ẩm, gương chiếu hậu trên xe thường xuyên bị bám nước khiến lái xe khó khăn trong việc quan sát, nhất là di chuyển vào buổi tối hoặc lúc "nhá nhem".
 |
Miếng dán chống bám nước trên gương chiếu hậu giúp cải thiện tầm quan sát khi trời mưa. |
Một phụ kiện được bán rất nhiều hiện nay là miếng dán ngăn đọng nước trên bề mặt gương, hoạt động như hiệu ứng "lá khoai", giúp mặt gương luôn sáng rõ, cải thiện đáng kể tầm nhìn. Giá của loại miếng dán này chỉ khoảng 40-80 nghìn/2 miếng.
3. Bảng ghi số điện thoại
Trong nhiều trường hợp, chúng ta buộc phải đỗ xe ngoài đường. Trường hợp nếu xe gặp sự cố hay đơn giản là vướng lối đi của phương tiện khác, sẽ rất khó để mọi người có thể liên hệ. Lúc này, bảng ghi số điện thoại sẽ phát huy tác dụng, đây cũng là phụ kiện giúp trang trí cho chiếc xe.
 |
Bảng ghi số điện thoại giúp người khác có thể liên lạc với lái xe khi cần. |
Bảng ghi số điện thoại được thiết kế với rất nhiều kiểu khác nhau, có thể là một miếng dán lên kính, một tấm nhựa để trên mặt táp-lô hay "sang" hơn là giá đỡ cho phép ẩn/hiện số điện thoại khi cần. Món đồ chơi này có giá khá rẻ, chỉ từ 20-30 nghìn đồng trở lên.
4. Giá đỡ điện thoại
Khi lái xe, không ít trường hợp chúng ta có cuộc gọi đến hoặc cần sự trợ giúp của smartphone trong việc dẫn đường. Nhưng nếu vừa chạy xe vừa cúi xuống để nhìn thì rất nguy hiểm. Giá đỡ là công cụ hỗ trợ trong tình huống này, giúp tay của chúng ta không phải cầm đến điện thoại, đồng thời màn hình điện thoại ở vị trí dễ quan sát.
 |
Giá đỡ điện thoại giúp tài xế có chỗ để điện thoại phù hợp để quan sát mà không cần phải cầm bằng tay. |
Đây là loại phụ kiện rất đa dạng về kiểu dáng, chủng loại, phổ biến nhất là loại kẹp và nam châm. Giá này có thể được gắn lên kính, tap lô hoặc trên các khe gió điều hoà. Trên một số trang thương mại điện tử, giá của mỗi phụ kiện này chỉ dao động từ 40-100 nghìn tuỳ loại.
5. Búa thoát hiểm, kéo cắt dây khẩn cấp
Búa thoát hiểm là công cụ dự phòng và thật tuyệt vời nếu không phải dùng đến nó. Thế nhưng, trong các tình huống khẩn cấp như tai nạn, cháy xe, xe rơi xuống nước, hoặc có người mắc kẹt trong xe,... món đồ có giá vài chục nghìn đồng này thậm chí có thể cứu giúp tính mạng của nhiều người.
 |
Búa thoát hiểm khẩn cấp thường gắn với dụng cụ cắt dây an toàn. |
Búa thoát hiểm khẩn cấp thường gắn với cán bằng nhựa, đầu búa nhọn, làm bằng bằng kim loại, có thể dễ dàng đập vỡ kính ô tô chỉ với một lực vừa phải. Ngoài ra, thân búa có thể thiết kế thêm lưỡi dao giúp cắt dây đai an toàn khi cần.
Phụ kiện này thường được lái xe để trong hộc tì tay hoặc cốp phía trước, nơi có thể dễ dàng lấy trong tình huống khẩn cấp. Đây là loại phụ kiện có giá từ khoảng 80-100 nghìn đồng nhưng rất nên trang bị trên ô tô của mình.
Hoàng Hiệp
Bạn có trải nghiệm gì về những phụ kiện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Nẹp chân kính xe ô tô và những điều cần biết rõ
Nẹp chân kính xe ô tô là phụ kiện giúp bảo vệ kính, chống thấm và tăng độ an toàn cho xe.
" alt=""/>Năm phụ kiện ô tô giá chỉ vài chục nghìn nhưng hiệu quả không ngờ