Phát biểu khai mạc festival, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, khi nhắc đến chiếc Áo Bà Ba, mọi người ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất Nam bộ.
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trong chiến tranh gian khó cho đến giai đoạn xây dựng và phát triển hiện đại, chiếc áo đã đặc biệt gắn liền với các bà, các mẹ, các chị từ trong chiến trận ra đến công trường, đi vào công sở và xã hội ngày nay.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, qua gần 20 năm thành lập, kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp của các thế hệ đi trước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp tỉnh luôn đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng Hậu Giang đến hôm nay đạt được nhiều kết quả quan trọng.
“Sự kiện Festival Áo bà ba lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang sẽ là điểm hẹn khởi đầu, để mọi người có cái nhìn khác hơn về Hậu Giang, biết đến địa phương nhiều hơn, để từ đó cùng kết nối cho sự phát triển văn hóa, du lịch và kinh tế của tỉnh trong thời gian tới”, bà Hồ Thu Ánh nhấn mạnh.
Festival Áo bà ba sẽ diễn ra trong 3 ngày (29/9 – 1/10) với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị như: Cuộc thi vẽ tranh bằng công nghệ AI dành cho học sinh; ẩm thực,… đặc biệt là chương trình nghệ thuật "Nụ cười Hậu Giang" với những chiếc áo bà ba do các người mẫu chuyên nghiệp và không chuyên trình diễn được dệt và may từ tơ khóm.
" alt=""/>Festival Áo bà ba hứa hẹn mang đến nhiều hoạt động đặc sắcTuấn là con thứ 4 của anh Nguyễn Quốc Vương (44 tuổi) và chị Đỗ Thị Minh Thương (39 tuổi).
Người con trai đầu của anh chị đã nghỉ học, phụ bán cà phê. Cô con gái thứ 2 đang là sinh viên Trường ĐH Quảng Nam. Cô con gái thứ 3 đang học lớp 7 và Tuấn là con trai út. Mới 6 tuổi, Tuấn đã kịp gắn bó với bệnh viện khi mắc phải căn bệnh chưa nhìn thấy ngày hồi phục.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet trao tận tay bé Nguyễn Quốc Tuấn hơn 26 triệu đồng do bạn đọc hỗ trợ |
Vào năm 2019, anh Vương phát hiện bệnh tiểu đường nặng, buộc phải nghỉ lái xe rồi ở nhà. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến anh gặp khó khăn khi tìm việc làm khác phù hợp với sức khoẻ của mình.
"Lúc đó ai gọi gì thì anh làm đó nhưng vì sức khỏe yếu nên làm 1, 2 ngày lại phải nghỉ. Từ phụ thợ nề đến bốc vác chồng tôi đều trải qua cả”, chị Thương trầm tư.
Đến 9/2020, Tuấn bỗng dưng có triệu chứng phù mặt, bụng chướng lên cộng với những cơn đau liên hồi nhiều ngày liền. Hoảng hốt mang con trai vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Gia đình lúc này vét hết số tiền dành dụm còn lại để chạy chữa cho Tuấn.
Từ lúc Tuấn mắc bệnh, chị phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Thu nhập không có, người con trai đầu dù đi làm cũng không giúp được nhiều, mỗi tháng chỉ phụ thêm được cha mẹ khoảng 2 triệu đồng. Anh Vương bị tiểu đường vẫn cố xin đi làm bảo vệ ở một công ty trên địa bàn, lương hơn 4 triệu đồng/tháng vừa đủ mua thuốc cho bản thân.
Trong khi đó, trung bình mỗi tháng, gia đình tiêu tốn hơn 10 triệu đồng tiền thuốc men và viện phí cho Tuấn. Bệnh của con đau lúc nào chạy lúc đó nên đôi lúc mỗi tháng nằm viện đến 2 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 tuần. Tổng số tiền mua thuốc cho hai bố con mất gần 15 triệu đồng/tháng. Hiện vợ chồng chị Thương còn gánh số nợ hơn 150 triệu đồng để chữa bệnh cho anh Vương và Tuấn.
“Trong đó, có 50 triệu tôi phải nhờ người em đứng tên để vay ngân hàng vì tôi không có gì thế chấp. 100 triệu còn lại được bà con, họ hàng xóm láng giềng gom góp lại cho mượn, không biết lúc nào trả được nữa…”, chị Thương nghẹn giọng.
Sau khi nhận được số tiền trên, chị Thương xúc động: “Tôi xin chân thành cảm ơn Báo VietNamNet, đặc biệt là bạn đọc báo đã quan tâm, giúp đỡ gia đình. Với số tiền trên, tôi sẽ có thêm điều kiện để tiếp tục chữa bệnh cho Tuấn”.
Công Sáng
Cha bị tiểu đường phải uống thuốc hằng ngày, người con út lại mang trong mình hội chứng thận hư. Gánh số nợ hơn 100 triệu đồng, cả gia đình đã hoàn toàn kiệt quệ.
" alt=""/>Bạn đọc hỗ trợ bé Nguyễn Quốc Tuấn mắc bệnh hiểm nghèo