Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh Tuấn Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, bản thân anh rất mệt mỏi vì tình trạng tin nhắn quảng cáo được gửi tới liên tục. Bức xúc ở chỗ, nguồn phát đi quảng cáo lại chính là nhà mạng mà anh đang sử dụng.
“Cứ vài ngày lại có một tin nhắn với nội dung quảng cáo được gửi tới máy của tôi. Các tin nhắn này thường có nội dung hướng dẫn nhận data miễn phí. Tuy quảng cáo là miễn phí, việc đăng ký các gói cước này tiêu tốn của tôi ít cũng 5.000 đồng.”.
![]() |
Bức xúc vì thường xuyên bị quấy rầy bởi tin nhắn quảng cáo, anh Tuấn Anh đã mang những bực dọc của mình chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Trọng Đạt |
Từng đăng ký Danh sách không quảng cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), anh Tuấn Anh cho biết, việc gia nhập danh sách này tỏ ra khá hiệu quả. “Lượng tin nhắn rác giảm hẳn, tuy nhiên tôi vẫn bị làm phiền bởi các tin nhắn của nhà mạng.”, anh nói.
Theo anh Tuấn Anh, dù từng nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp mà nhà mạng đưa ra, có một thực tế là chỉ sau vài ngày, những tin nhắn quảng cáo gói cước, dịch vụ gia tăng lại xuất hiện trở lại.
![]() |
Dù đã đăng ký vào Danh sách không quảng cáo, nhiều người dùng di động vẫn nhẫn được tin nhắn rác từ cả nhà mạng và các số máy không rõ thông tin. Ảnh: Trọng Đạt |
Cùng gặp phải tình trạng trên, một người dùng di động khác là anh Ngô Việt (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết bản thân thường xuyên trở thành nạn nhân của các tin nhắn quảng cáo.
“Những quảng cáo này không tới từ các số điện thoại rác mà có nguồn từ các đầu số như 9882, 9336, 9565, 1375, 1077,... Phần nhiều các tin nhắn rác này đều có nội dung chào mời gói cước hay các dịch vụ giá trị gia tăng như chặn quảng cáo, ghi âm cuộc gọi”, anh cho biết.
Trước thực trạng này, anh Việt đặt câu hỏi về việc phải chăng thay vì chặn rác viễn thông, nhà mạng giờ đây đang trở thành chính nguồn xả “rác” tích cực nhất về phía người dùng.
Nhiều nhà mạng có dấu hiệu vi phạm Nghị định 91/2020
Từ đầu tháng 10 vừa qua, Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã bắt đầu chính thức có hiệu lực. Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác.
Theo Nghị định 91/2020, tin nhắn quảng cáo là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo đều bị coi là các tin nhắn rác.
Tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông sẽ không bị tính là tin nhắn quảng cáo nếu chúng chỉ thông báo về các hoạt động, tính năng tiện ích của dịch vụ viễn thông đó.
Trong trường hợp của hai người dùng nêu trên, việc gửi tin nhắn chứa nội dung thông tin về các gói cước, dịch vụ với tần suất dày đặc có thể hiểu là một hành vi phát tán tin nhắn rác từ chính các nhà mạng.
![]() |
Nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp được nhà mạng đưa ra, thế nhưng câu trả lời mà người dùng nhận được là "Không thể gửi tin nhắn". Ảnh: Trọng Đạt |
Ngoài ra, nhiều tin nhắn quảng cáo từ các nhà mạng không hề được gán nhãn [QC] hoặc [AD] theo quy định tại Điều 15 hay gán tên định danh [Brandname] theo Điều 23 của Nghị định 91/2020. Bên cạnh đó, khi nhắn tin từ chối quảng cáo, nhiều người dùng di động còn gặp phải tình trạng không thể gửi tin nhắn.
Đây là một điều đáng đặt câu hỏi bởi nhà mạng hay các doanh nghiệp cung cấp viễn thông là một trong những đầu mối có trách nhiệm phát hiện, chặn lọc và xử lý tin nhắn rác cùng các loại rác viễn thông khác nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Với những dấu hiệu vi phạm trên, các nhà mạng có thể bị xử phạt theo Điều 94 của Nghị định 15/2020. Theo đó, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.
Trong trường hợp gửi tin nhắn tới các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo sẽ bị xử phạt với số tiền từ 80-100 triệu đồng.
Bộ TT&TT sẽ mạnh tay xử lý tình trạng rác viễn thông
Thời gian gần đây, Bộ TT&TT đã liên tục có những động thái cho thấy sự quyết liệt xử lý các loại rác viễn thông, trong đó có tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác.
Điều này đã được thể hiện cụ thể bằng việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT, giao dịch điện tử và Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Đây là những hành lang pháp lý quan trọng giúp hình thành nên các chế tài để xử lý dứt điểm tình trạng rác viễn thông.
![]() |
Người dùng di động có thể đăng ký vào Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT để chính thức thể hiện việc từ chối của mình đối với các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo. Khi đã ở trong danh sách này, người gửi tin nhắn hoặc gọi điện quảng cáo tới số điện thoại của người dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh đó, Cục ATTT (Bộ TT&TT) đã đưa vào vận hành tổng đài 5656. Đây là nơi tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Không những vậy, Bộ TT&TT cũng đã lần đầu cho ra đời khái niệm về Danh sách không nhận quảng cáo. Đây là tập hợp số điện thoại không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Những giải pháp quyết liệt và đồng bộ này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng rác viễn thông đang nhức nhối hiện nay, từ đó giảm sự phiền hà cho người dùng di động.
Danh sách không quảng cáoLãnh đạo 4 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc ngồi cùng nhau trong tiệc chiêu đãi năm mới của Tổng thống Moon Jae In hôm 2/1/2020. Từ trái qua: Chủ tịch SK Group Chey Tae Won, Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo, Phó Chủ tịch Hyundai Motor Group Chung Eui Sun và Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong. Ảnh: Yonhap
Chủ nhân của các chaebol Hàn Quốc vạch ra nhiều kế hoạch tinh vi, mạng lưới cấu trúc cổ đông phức tạp nhằm chuyển giao việc kinh doanh trong gia đình và duy trì tài sản khổng lồ cho thế hệ kế cận.
Sau cái chết của Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, mọi con mắt đang đổ dồn lên người con trai duy nhất của ông, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong. Mọi người tò mò xem ông Lee Jae Yong, 52 tuổi, sẽ trả số tiền thuế thừa kế hơn 10 nghìn tỷ won bằng cách nào và tiếp quản công ty giá trị nhất đất nước ra sao? Tổng doanh thu Samsung tương đương 1/5 GDP Hàn Quốc. Hầu hết doanh thu đến từ bán chip và thiết bị cầm tay.
Biến động tại Samsung đồng thời khiến thế hệ lãnh đạo chaebol mới của Hàn Quốc một lần nữa được chú ý.
CEO website Chaebul.com Chung Sun Seop nhận định cách Lee Jae Yong giải quyết vấn đề thừa kế và lãnh đạo tập đoàn Samsung giữa những tranh cãi pháp lý xoay quanh ông sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho các chaebol khác đang chuẩn bị cho kế thừa quyền lực.
Chung Eui Sun, người thừa kế tập đoàn Hyundai Motor, vừa được bổ nhiệm Chủ tịch đầu tháng này để thay thế cha của mình, Chung Mong Koo. Đây là lần chuyển giao thế hệ đầu tiên trong 20 năm tại tập đoàn lớn số 2 Hàn Quốc và nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 5 thế giới.
Ông Chung, 49 tuổi, đã dẫn dắt sự phát triển dòng xe cao cấp Genesis và cam kết thúc đẩy xe chạy bằng hydro, xe chạy điện và các giải pháp di động trong tương lai khác trong bối cảnh bị hãng xe điện Tesla cạnh tranh gay gắt.
Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo cũng nằm trong làn sóng lãnh đạo kinh doanh mới trong độ tuổi từ 40 đến 50, người được đưa lên tuyến đầu nhờ dòng máu của mình. Người thừa kế 42 tuổi tiếp quản tập đoàn lớn thứ tư Hàn Quốc từ cố Chủ tịch Koo Bon Moo hồi tháng 6/2018. LG Group bao gồm các công ty con như LG Electronics, LG Chem, LG Uplus, LG Household & Health Care.
Tất cả các sự chuyển giao này đến vào thời điểm giới CEO đối mặt với kỷ nguyên thách thức mới: dịch bệnh trăm năm có một, tranh chấp thương mại, công nghệ thay đổi chóng mặt.
Giới quan sát cho rằng lãnh đạo chaebol thế hệ thứ ba nên thích ứng với môi trường kinh doanh mới vì họ không thể điều hành công ty như cha ông họ làm vào những năm 1960 và 1970, khi ưu tiên hàng đầu là mở rộng quy mô.
Nhà sáng lập các tập đoàn này khởi nghiệp từ đống đổ nát của cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 và chứng kiến tăng trưởng tăng vượt bậc nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ vào những năm 1960 và 1970.
Một số người thừa kế thành công của thế hệ hai, như cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, được ghi nhận vì đã phát triển công ty của cha mình thành các thương hiệu toàn cầu, đồng thời cống hiến cho sự trỗi dậy của Hàn Quốc để vươn lên nền kinh tế thứ 12 thế giới sau vài thập kỷ.
Lãnh đạo thế hệ thứ ba hiện nay đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là duy trì vị thế dẫn đầu thị trường cũng như thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để sống sót trong tương lai.
Là nhân vật quan trọng của nhà sản xuất smartphone và chip nhớ lớn nhất thế giới, Lee Jae Yong cam kết mở rộng đầu tư vào chip, trí tuệ nhân tạo và 5G. Trong khi đó, vào tháng 1, Chủ tịch Hyundai Motor Eui Sun cũng thông báo kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ won trong 5 năm tới để mở rộng dây chuyền xe điện và phát triển công nghệ xe tự lái.
Với nhận thức ngày một tăng của công chúng đối với trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp và giá trị cổ đông, giới quan sát nhận định thế hệ lãnh đạo mới cũng phải gánh vác trách nhiệm cải cách ban quản trị để tạo ra tăng trưởng bền vững. Theo chuyên viên nghiên cứu cao cấp Ahn Sang Hee của Viện nghiên cứu kinh tế Daishin, Samsung phải mất một thời gian để thực hiện cải cách mô hình do các vấn đề về thuế thừa kế và dự luật khác đang chờ xử lý liên quan đến kế hoạch thừa kế. Hyndai Motor cũng được dự đoán sẽ cải tổ lại cơ cấu để củng cố vị trí của tân Chủ tịch.
Ngoài ra, ông Lee Jae Yong còn hai phiên tòa nữa đang chờ phía trước vì vai trò của ông trong vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa các công ty con và vụ gian lận kế toán. Ông Eui Sun lại không có cổ phần lớn trong Hyndai Mobis, công ty được xem là chìa khóa để kiểm soát tập đoàn.
Khi các gã khổng lồ trong nước bị lên án gay gắt vì liên kết mờ ám với chính trị và cạnh tranh khốc liệt trong các lĩnh vực then chốt, những lãnh đạo mới được kêu gọi thay đổi văn hóa và triết lý doanh nghiệp để tồn tại. “Cơ cấu doanh nghiệp và danh mục kinh doanh có thể không thay đổi táo bạo dưới bộ máy lãnh đạo mới song phong cách và văn hóa quản trị nên thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh mới”, ông Chung Sun Seop nhận xét. “Thách thức lớn nhất đối với lãnh đạo chaebol thế hệ ba là thay đổi hình ảnh từ những người được “ngậm thìa vàng” sang doanh nhân thực thụ với thực tích trong kinh doanh”.
Du Lam (Theo Yonhap)
Sau khi Chủ tịch Lee Kun Hee qua đời, chiếc ghế cao nhất tại Samsung vẫn để trống.
" alt=""/>Thách thức lớn của lãnh đạo chaebol Hàn Quốc thế hệ ba![]() |
Lái xe Mercedes đi ngược làn xe máy gây bức xúc dư luận |
Trước đó, cư dân mạng bức xúc chia sẻ hình ảnh chiếc ô tô đi vào đường dành cho xe máy. Sau đó, cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác định, sự việc xảy ra vào khoảng 18h10 ngày 29/1. Anh Trần T. (SN 1985, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) là người đã ghi lại hình ảnh chiếc ô tô hiệu Mercedes mang BKS 30E - 930.19, do anh Đỉnh điều khiển đi vào chiếc cầu chỉ dành cho xe máy và người đi bộ ở đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (gần cầu vượt Nam Hồng, Hà Nội).
Do đây chỉ là đường thiết kế dành cho xe máy và xe thô sơ, nên việc một chiếc ô tô đi vào khiến lối đi bị bít kín, các phương tiện không thể di chuyển.
Điều đáng nói, khi các phương tiện không thể di chuyển vì chiếc ô tô vi phạm, một người đàn ông được cho là lái chiếc xe này đã giơ tay "chỉ trỏ" với người đi xe máy, sau đó giữa họ xảy ra xô xát, cãi nhau… Do được mọi người can ngăn nên hai bên sau đó bỏ đi.
Sau khi sự việc được đưa lên mạng xã hội, lái xe Mercedes còn nhắn tin đe dọa anh T., người chụp ảnh đưa lên Facebook. Sự việc càng trở nên "nóng" khi anh T. tiếp tục đưa tin nhắn đe dọa lên mạng.
(Theo báo Giao thông)
" alt=""/>Lái xe Mercedes đi ngược làn xe máy bị tước bằng 2 tháng