- Cùng nhìn lạinhững phát ngôn của các nhân vật giáo dục được công chúng quan tâmtrong năm 2013.
"Nếu không thay đổi...thì nhânsự thay đổi"
"Phải đổi mới hơn nữa lề lối, phương pháp làm việc với các nhàtrường..." là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đặt ra vớicác vụ chức năng tại hội nghị triển khai kế hoạch ngân sách năm2013.
 |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị ngân sách 2013.(Ảnh: Văn Chung) |
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Việc cấp kinh phí cho các cơ sở như hiện nayphải thay đổi. Trong năm 2013 nếu không thay đổi thì nhân sự của VụKế hoạch tài chính cũng phải thay đổi”.
“Về mặt phương pháp tư tưởng, tôi đề nghị nói và làm đi đôi vớinhau. Tôi có cảm giác nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giảng viênđang tư duy theo cách"tôi làm không sai". Chúng ta phải nghĩ khác.Hãy nghĩ làm sao không chỉ đúng, tốt mà phải sáng tạo, hiệu quả cao.Nếu không làm được sẽ không đổi mới được”.
Phần phát biểu dài gần 1 giờ đồng hồ như một thông điệp mạnh mẽ choquyết tâm đổi mới của ngành trong năm 2013.
2013 là năm có nhiều biến động của ngành giáo dục, với những chuyểnbiến mạnh mẽ. Sau khi ban hành một số văn bản quản lý nhà nước chưahợp lý, Bộ GD-ĐT đã chấn chỉnh công việc làm văn bản và điều chuyểncông việc của nhân sự có liên quan. Người dân tiếp tục hy vọngkhoảng cách giữa "nói và làm" sẽ có thêm những điều kiện để thựcthi.
"Thầy cô giáo phải dấn thân ítnhiều"
Từng làm Bộ trưởng GD-ĐT, sau đó là Phó Thủ tướng, rồi đến Chủ tịchỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, ông Nguyễn Thiện Nhân dành nhiềutình cảm cho giáo dục.
 |
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013 sáng 17/11. (Ảnh: Văn Chung) |
Trong lễ tuyên dương 160 giáo viên tiêu biểu sáng 17/11 tại Hà Nội,ông Nhân chia sẻ suy nghĩ và kể câu chuyện giản dị từ cuộc sống.
Đề cao vai trò người thầy, ông Nhân mong mỏi: "Mỗi nhà giáo mỗi ngàymỗi tháng mỗi năm cũng phải dấn thân ít nhiều. 160 thầy giáo, côgiáo được tuyên dương hôm nay chính là những tấm gương tiêu biểu, ưutú của một đội ngũ nhà giáo đã yêu nghề, dấn thân với nghề”.
'30 năm đào tạo học sinh giỏi,tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'
Chia sẻ của một nhà giáo ở Hà Nội, là giáo viên dạy giỏi, được phụhuynh và học sinh tin yêu nhận được nhiều đồng cảm.
"Đối với giáo viên cấp THCS, thành tích thiết thực nhất vẫn được đưara làm cơ sở xét thưởng là: số học sinh đạt giải các kì thi học sinhgiỏi, học sinh đỗ vào chuyên, vào cấp 3. Trường tôi, lớp tôi chủnhiệm, cứ đến kỳ lại được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ trở thành“lá cờ đầu”. Mỗi khóa của tôi đều có hàng chục học sinh có giảithành phố, đỗ vào các trường chuyên danh tiếng của Hà Nội với sốđiểm rất cao.
Sau hơn 30 năm cống hiến cho ngành giáo dục, nhiều học sinh thànhđạt đã trở về cảm ơn cô giáo. Nhưng nếu có ai hỏi tôi có hài lòngvới những thành tích mấy chục năm dạy học không, tôi đánh số 0 ngay.
Tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Cái guồng quay của ngànhvẫn đang quay vô cùng mạnh mẽ và những măt xích như tôi vẫn đang hốihả quay theo. Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng vẫnphải nhồi".
"Chỉ cần học đến lớp 9 là đủ"
Tháng 3 năm nay, clip mang tên “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” dàihơn 1 tiếng do một nam sinh lớp 12 với biệt danh "kẻ lười biếng"thực hiện.
 |
Nam sinh bàn luận về giáo dục (Ảnh cắt ra từ clip trên Youtube). |
Phát ngôn “gây sốc” nhất của nam sinh với biệt danh "kẻ lười biếng"là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”, bởi theo cậu, ở tuổi 14 - 15,nhiều người đã biết xác định được khả năng và lối đi riêng cho mình.Cậu khẳng định không nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT. Vậy màhọc sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học.
Bài thuyết trình nêu ra nhiều bất cập của giáo dục hiện tại, nhận đượcnhiều đồng tình của những người đã từng trải qua thời kỳ làm họcsinh hay công tác trong ngành giáo dục.
Ngay quan điểm "học đến lớp 9" của "kẻ lười biếng" cũng đặt ra mộtvấn đề thời sự của đổi mới giáo dục, đó là "cấu trúc hệ thống giáodục phổ thông": 9, 11 hay 12 năm là đủ.
"Truyện tranh làcon sâu đục khoét tâm hồn"
Đỗ Nhật Nam, từng được mệnh danh là "dịch giả thần đồng" khi dịchsách tiếng Anh lúc 7 tuổi, trở lại sự quan tâm của dư luận với mộtđoạn video trả lời phỏng vấn. Trong đó, câu nói hồn nhiên của cậukhi nhắc lại lời mẹ "truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn" đãgây ra những tranh cãi trong cộng đồng mạng.
 |
Đỗ Nhật Nam. |
Nhật Nam là một nhân vật được cho làthành công từ kết quả của phương pháp "giáo dục sớm" (một cách dạycon mà nhiều bố mẹ trẻ ở thành thị hiện nay đang theo đuổi). Nhữngtranh cãi về phát biểu của cậu bé cũng đại diện cho các quan điểmkhác nhau về giáo dục trẻ em, nên để các em phát triển "tự nhiên"hay dạy từ sớm.
"Trận đánh lớn"
Tháng 10 năm nay, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã nhất tríthông qua Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đàotạo.
 |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (Ảnh: Lê Anh Dũng).
|
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, ngành giáo dục coi lần đổimới này như một "trận đánh lớn, nó xứng tầm như một cuộc cách mạng".
Bộ trưởng Luận cho rằng, lần này chúng ta xác định có một sự thay đổikhác hẳn, chúng ta sẽ chuyển từ việc dạy và học chủ yếu truyền thụkiến thức một chiều từ thầy sang trò, nặng về truyền thụ kiến thứcsang phương pháp giáo dục mới nhằm hình thành năng lực và phẩm chấtcủa con người lao động mới. Đó là sự thay đổi khác.
Như vậy, chúng ta phải từ bỏ cách nghĩ, cách làm vốn là “máu thịt”của nhiều thế hệ học sinh, thầy cô giáo sang cách làm mới.
" alt=""/>Những phát ngôn ấn tượng về giáo dục 2013
Cảnh tắm trần: trên phim thế nào, thực tế thế nấy - Vai diễn trong phim mới của chị thế nào?
Tôi vẫn thấy lạ khi nhận được vai diễn cho phim này vô cùng nhanh. Ban đầu, tôi đi casting đã được đạo diễn nhắm cho vai chính lẫn vai phụ. Ekip có yêu cầu tôi training một tháng vì dù sao tôi cũng là người mới. Nhưng vì lúc đó tôi đã lỡ ký một hợp đồng quảng cáo nên không thể đi được.
Tôi cứ đinh ninh đã vuột mất vai diễn, bộ phim cũng đã bấm máy rồi. Bất ngờ lúc tôi vừa kết thúc hợp đồng quảng cáo thì ekip gọi hỏi tôi có còn muốn tham gia không. Dĩ nhiên, tôi gật đầu ngay. Thế là tôi vào vai Dung.
Mặc dù chỉ là vai phụ nhưng tôi không muốn mình làm gì đó thiếu sự đầu tư. Vì thế, tôi đã đi học diễn xuất để phục vụ cho vai diễn. Các anh chị trong ekip cũng giúp đỡ tôi rất nhiều. May mắn là khi phim ra rạp, phản hồi của khán giả về tôi khá tốt.
- Đóng phim cùng hai trai đẹp của showbiz, cảm xúc của chị ra sao?
Cường Seven và Sobin Hoàng Sơn đều có cái “hay hay” khác nhau! (cười) Anh Sơn hơi ‘tưng tưng’, nhí nhanh, dễ thương còn anh Cường thì đàn ông hơn. Nếu phải chọn thì rất khó nhưng cá nhân tôi có lẽ thích kiểu con trai hơi trẻ con, vui vẻ giống anh Sơn. Nhiều cảnh rất căng thẳng nhưng quay xong ra nói chuyện với anh Sơn làm tâm trạng của tôi cũng thoải mái hơn nhiều. Nếu có dịp đóng phim với anh Sơn lần nữa chắc chắn tôi sẽ nhận lời.
- Chị ‘hy sinh’ bao nhiêu phần trăm cho cảnh tắm khoe lưng trần táo bạo trong phim?
(cười lớn) Trên phim mọi người nhìn thế nào thì thực tế là như vậy. Bên dưới tôi vẫn mặc bình thường còn phần trên chỉ mặc đồ bảo hộ. Tôi là con gái mà, ngại kinh khủng. Dù toàn bộ ekip phải ra ngoài hết, chỉ còn hai nhân viên quay phim. Nhưng tôi đã xác định từ đầu sẽ theo nghề nghiêm túc nên đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Vì thế, dù ngại tôi vẫn phải làm một cách tốt nhất.
 |
Trong phim Yolo, Đồng Ánh Quỳnh có cảnh quay khá 'nóng' mắt. |
- Giả dụ năm 2019 có đạo diễn “triệu đô” mời đóng phim nhưng yêu cầu phải có cảnh nóng nude 100% chị trả lời thế nào?
Thật ra, tôi không quan trọng lời mời đến từ cái tên bảo chứng phòng vé hay đạo diễn “triệu đô” dù rằng vẫn có sự tin tưởng vào uy tín của họ. Về phần cảnh nóng, nếu thực sự cần thiết và tốt cho bộ phim thì tôi không có gì phải ngại.
- Việc phim ‘Yolo’ không thành công như mong đợi cũng như khá ít suất chiếu có khiến chị thất vọng?
Tôi có buồn một chút. Tôi đi quay cùng ekip nên biết mọi người đã vất vả như thế nào. Nên khi thấy phim ít suất chiếu thì có hơi hụt hẫng. Trong 3 ngày đầu, hình như chỉ có 3 - 4 suất chiếu mỗi ngày. Tôi nghe vậy cũng hơi thắc mắc nhưng dù sao đó cũng là việc của đơn vị phát hành nên tôi không thể ý kiến gì. Cá nhân tôi quan trọng cảm nhận của khán giả sau khi ra rạp hơn là số lượng suất chiếu của bộ phim. Nhiều khán giả không ra rạp nhưng sau này họ có thể xem trên mạng.
- Phải bán nude, chị đặt yêu cầu cát-xê như thế nào với đạo diễn?
Từ khi nhận kịch bản đến nay, tôi chưa từng một lần hỏi mức cát-xê. Tôi chỉ hỏi đạo diễn đúng một câu: “Anh thấy em có phù hợp với vai diễn không?” rồi ký hợp đồng là hôm sau đi đóng luôn. Dĩ nhiên, tôi vẫn nhận một mức thù lao nhất định sau khi phim đóng máy. Với tôi, bộ phim là một cơ hội, không nên quy đổi ra bằng tiền. Ở thời điểm nhận vai, tôi từng nghĩ đóng không công tôi cũng đóng.
 |
Á quân The Face không dám tự nhận mình xinh đẹp hay tài năng. |
Vẫn giữ quan hệ tốt với thầy cũ Minh Tú
- Từ sau The Face 2017 đến nay, chị tự thấy vị trí của mình ở đâu trong nghề?
Á quân và quán quân thực tế không khác nhau nhiều. Năm 2017, vừa thi The Face xong là tôi lên ngay kế hoạch tập trung vào những nhóm nhãn hàng nào. Khoảng nửa năm sau, tôi tự chốt với mình rằng năm 2018 sẽ phải đi đóng phim. Các mục tiêu tôi đặt ra đều lần lượt đạt được, vai diễn nhỏ của tôi trong phim ‘Yolo’ là một trong số đó. Đây là thành quả tôi tự hào nhất.
Năm 2019, tôi quyết tâm đóng ít nhất 2 phim. Hiện tại, tôi đã nhận một kịch bản nhưng chưa quyết định vì vai này khá ‘nặng đô’ so với mình.
Tôi thừa nhận cái tên Đồng Ánh Quỳnh trong năm qua chưa quá hot. Nhưng tôi quan điểm thà bước chậm mà chắc còn hơi đi nhanh rồi xuống cũng nhanh. 3 điều để khiến một người nổi tiếng: nhan sắc, tài năng và scandal. Tài năng và nhan sắc, tôi đều thiếu một ít. Tôi không dám nhận mình đẹp hay giỏi, nhưng dám khẳng định mình không có scandal.
- HLV- siêu mẫu Minh Tú, có giúp đỡ chị như lời hứa hẹn trong chương trình?
Tôi hiểu rằng trong cuộc thi các HLV đều hứa sẽ hỗ trợ cho thí sinh của mình trong sự nghiệp sau này. Nhưng chúng ta cần thông cảm vì ai cũng luôn bận rộn với các dự án riêng. Trước khi nhờ sự giúp đỡ từ HLV của mình hoặc các anh chị khác, cá nhân tôi luôn làm hết sức trước đã.
Chị Minh Tú đã giúp đỡ tôi nhiều lần, như giới thiệu tôi với các nhãn hàng mà chị từng hợp tác. Đó là sự giúp đỡ rất thiết thực và cụ thể.
Trong cuộc thi, vì luôn gặp nhau nên tôi và chị Tú thân thiết như chị em. Hiện tại, mỗi người chúng tôi đều có những dự án riêng nên ít có dịp đi chơi cùng nhau, sự chia sẻ cũng hạn chế hơn. Những sự kiện nào có hai chị em cùng xuất hiện thì y như rằng hôm sau phải đi chơi cùng nhau.
 |
Với hai đàn chị như Minh Tú và Thanh Hằng, cô vẫn giữ quan hệ bạn bè, chị em tốt. |
- Chị sẽ nối gót HLV của mình đi thi nhan sắc chứ?
Thật ra, tôi từng đi thi nhan sắc rồi (HHVN năm 2014 – PV) và nhận ra mình không phù hợp lắm. Cá tính của tôi không hợp để làm hoa hậu. Tôi thích một cuộc sống thoải mái, không bị gò bó bởi các quy chuẩn. Vì thế, tôi sẽ không thi thêm cuộc thi nhan sắc nào nữa. Hơn nữa, định hướng của tôi hiện tại là trở thành diễn viên chuyên nghiệp. Tôi sẽ đầu tư để phục vụ cho mục tiêu của mình.
- Với tư cách Á quân The Face 2017, chị nhận xét gì về Top 3 của The Face mùa vừa qua?
Mỗi nhà sản xuất có tầm nhìn riêng cho chương trình của mình. Không khó nhận thấy dàn thí sinh của hai mùa The Face kế tiếp nhau nhưng gout hoàn toàn khác nhau. Cá nhân tôi thấy thí sinh The Face năm nay thiên về tính model hơn còn thí sinh hai mùa đầu có giá trị thương mại cũng như phù hợp với hoạt động quảng cáo hơn.
Cát-xê tăng 10 – 100 lần hậu The Face
- Nhiều người mẫu kêu than cát-xê không đủ sống còn chị ‘khoe’ cát-xê tăng vài số 0, cụ thể là mấy số?
Hồi xưa, tôi từng đi chụp mẫu shop hoặc đi diễn với mức cát-xê rất thấp. Kể từ sau cuộc thi The Face, mức cát-xê từ các hợp đồng tôi nhận được mặc định tăng 1 – 2 số 0. Tôi nghĩ thu nhập đủ sống hay không một phần do nhu cầu.
Tôi không có nhiều nhu cầu, làm việc kiếm tiền cũng chỉ vừa đủ sống nên không thấy áp lực gì. Bạn bè đều biết tính tôi không mua thứ mình thích, chỉ mua thứ mình cần. Thỉnh thoảng, tôi vẫn mua hàng hiệu nhưng chỉ một vài món như phần quà cho chính mình chứ không mua nhiều. Tôi biết nương theo thu nhập thực tế nên bây giờ chi tiêu vẫn thoải mái.
Từ hồi còn làm người mẫu ở Hà Nội, tôi đã nghe người ta đồn gia đình mình có điều kiện. Nhưng 6 năm nay, kể từ hồi vào đại học, tôi không xin bố mẹ một đồng nào rồi. Nên sự thật gia đình tôi giàu hay không cũng không ảnh hưởng gì. Gia đình tôi không giàu có gì cả, chỉ đủ hỗ trợ nếu tôi gặp khó khăn thôi. Tôi nói thẳng thắn mình không phải rich kid, tôi còn nghèo là đằng khác. (cười)
 |
Menswear là phong cách thường trực của Đồng Ánh Quỳnh. |
- Chị thường gắn với tin đồn yêu người đồng giới. Phải chăng “có lửa mới có khói”…
Chính tôi cũng không hiểu vì sao, có thể vì tôi chưa từng để lộ danh tính người bạn trai nào. Tôi vẫn luôn giữ kín chuyện riêng tư, hồi xưa đã thế rồi chứ không phải bây giờ là người của công chúng mới thế.
Trong đời thường, tôi hay mặc menswear, bạn bè thân thiết đều là nữ giới. Tôi bị “dớp” hễ chơi thân với bạn nam nào là bạn ấy chuyển sang thích tôi. Dần dần, tôi bị ngại khi chơi với con trai.
Fan của tôi hầu như đều là nữ, nhiều bạn còn là tomboy hoặc trans guy. Trong nghề, tôi từng nhận nhiều lời tỏ tình từ bạn đồng giới. Tôi luôn tôn trọng tình cảm của người khác dù mình có đáp trả họ được hay không.
Thật ra, tôi cũng không quan trọng chuyện người yêu đồng giới hay không. Tôi quan niệm yêu là yêu, thích là thích, không quan tâm người ấy giới tính gì. Tôi khi yêu ai ít khi nào tính toán thiệt hơn hay tiền nong. Tôi chỉ quan tâm họ đối xử với mình thế nào, có phải người tốt hay không. Tự tôi làm việc kiếm tiền trang trải được cuộc sống nên không yêu cầu bạn trai phải giúp đỡ mình về tài chính. Nhưng dĩ nhiên có thì càng vui. (cười lớn)
Hiện giờ, tôi đang trong giai đoạn tìm hiểu, có lẽ cũng sắp có bạn trai rồi.
Gia Bảo
Ảnh: Tân Lê

Cái tát nảy lửa Khánh Huyền dành cho Soobin Hoàng Sơn
- "Soobin cũng từng bồng bột, ngang bướng và làm trái lời mẹ để theo đuổi dòng nhạc mẹ không mong muốn. Thậm chí cả cái tát nảy lửa của mẹ Khánh Huyền trong phim, ở ngoài, Soobin từng trải qua".
" alt=""/>Đồng Ánh Quỳnh: Á quân The Face 2017 ngượng chín mặt kể chuyện tắm trần trong phim ‘Yolo’
Mạc Văn Khoa tự nhận thành công trong nghề diễn nhờ những khuyết điểm vốn khiến anh tự ti như đen, xấu, giọng nói đặc quê mùa.Sau 3 năm vào TP.HCM theo đuổi nghề diễn, diễn viên hài sinh năm 1992 đã có sự thay đổi bất ngờ. Từ con số không, hiện anh đã có trong tay giải Á quân Cười xuyên Việt, vai diễn duyên dáng trong Cua lại vợ bầu, Lật mặt... Nhờ đó, thu nhập của Mạc Văn Khoa từ 200-300.000 đồng tăng lên vài trăm triệu đồng mỗi tháng như lời kể của anh.
Nhìn lại mình của hiện tại, nam diễn viên quê Hải Dương bật cười: “So với nhiều người tôi vẫn không là gì cả nhưng với bản thân, đó là bước tiến dài. Và phải may mắn lắm, tôi mới có được ngày hôm nay”.
 |
Mạc Văn Khoa: Kiếm vài trăm triệu mỗi tháng nhưng tôi ít để ý đến tiền |
Đen xấu, nói ngọng vẫn quyết tâm theo nghề diễn
Sinh ra ở miền quê nghèo của tỉnh Hải Dương, tuổi thơ của tôi gắn bó với đồng ruộng, đồi núi. Nhà nằm giữa hai quả đồi, xung quanh là vườn tược, cây cối, muốn tới nhà hàng xóm, tôi phải đi một đoạn đường xa.
Vì vậy, suốt tuổi thơ, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, trường học. Tính cách nhút nhát, ít nói có lẽ ảnh hưởng một phần bởi môi trường sống.
Quan trọng nhất là tôi tự ti với ngoại hình của mình. Từ nhỏ, tôi cảm thấy thua thiệt bạn bè vì vóc dáng gầy gò, vừa đen vừa xấu, nói ngọng. Có người đến chơi nhà, tôi không dám chào hỏi mà chạy trốn.
Tôi chỉ thực sự bước ra khỏi vỏ ốc của mình từ năm học lớp 8. Khi đó, tôi được thầy giáo chọn đóng vai lính trong một vở kịch của trường. Đóng khố, nói đúng một câu nhưng sự xuất hiện của tôi trên sân khấu khiến mọi người thích thú. Tôi tự tin hơn khi nghe mọi người nhận xét có khiếu hài, duyên.
Từ vai diễn nhỏ đó, ngọn lửa diễn xuất bắt đầu nhen nhóm trong tôi. Tôi xem hài và tưởng tượng mình được diễn như các nghệ sĩ không. Tôi cũng tự nghĩ các tình huống và câu nói hài để dành, làm vốn mỗi khi đi diễn kịch ở trường, xã.
Càng lớn, hy vọng được đứng trên sân khấu, diễn trước khán giả càng cháy bỏng trong tôi. Tốt nghiệp cấp ba, tôi đăng ký thi vào khoa diễn viên của Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tuy nhiên, mơ càng cao, vỡ mộng càng đau, tôi bị loại ngay vòng đầu.
Nhìn các thí sinh khác, tôi trách mình đã quá ảo tưởng và thầm nhủ môi trường này có lẽ không dành cho mình. Làm sao có cơ hội cho một đứa xấu xí, ăn mặc quê mùa, nói ngọng như mình được vào học, khi xung quanh là dàn thí sinh cao ráo, xinh đẹp, sành điệu. Tôi buồn bã, lủi thủi trở về quê.
Cơ hội được học nghề mở ra từ dịp tôi vào Nha Trang thăm chị gái. Trên đường đi, tình cờ đọc thông tin Cao đẳng nghệ thuật Nha Trang tuyển khoa đạo diễn nên tôi quyết định thi. Trường ở địa phương nên mức độ cạnh tranh không như Hà Nội, tôi đã thi đỗ.
Lớp học của tôi chỉ có 6 sinh viên và không ai đẹp nhưng tôi vẫn giữ ngôi vị xấu trai nhất. Lần này, không còn bị ái ngại vì sự xấu đẹp, nhưng tôi vẫn ám ảnh giọng nói của mình.
Tôi bị ngọng hai chữ "n" và "l". Mỗi lần tôi phát biểu, cả lớp cười ồ. Ba năm học, tôi cố gắng luyện tập và phát âm đúng hai vần này. Riêng chất giọng quê đặc trưng, tôi không thể thay đổi.
Sự thay đổi nhỏ nhoi đó không là gì khi tôi bước chân vào Sài Gòn tìm kiếm cơ hội. Bắt đầu từ số không tròn trĩnh, tôi không biết làm gì ngoài việc đăng ký học kịch tại sân khấu của NSƯT Trịnh Kim Chi. Vừa học vừa diễn kịch, cát-xê tôi nhận được là 50.000 đồng cho mỗi vai diễn.
 |
"Tôi ít chú ý đến tiền" |
Hơn nửa năm, tôi sống bằng tiền trợ cấp của bố mẹ. Lúc đó, tôi cũng khao khát được đi đóng vai quần chúng cho đoàn phim nhưng không biết liên hệ với ai.
Tương lai mù mịt, không có cơ hội, bản thân day dứt vì vẫn ăn bám bố mẹ, tôi quyết định nghỉ sân khấu. Tôi đi chở gạch cho một người anh làm vật liệu xây dựng. Trong lúc nghĩ đến việc đi xuất khẩu lao động Đài Loan thì tôi đọc được thông tin tuyển sinh chương trình Cười xuyên Việt 2015.
Dự thi với tâm thế thử sức nhưng không ngờ, tôi vượt qua vòng loại, được Anh Đức nhận xét diễn có duyên. Và cuối cùng, tôi đoạt giải Á quân. Cột mốc này đã thay đổi cuộc đời tôi. Nếu không có giải thưởng, có thể tôi đã chuyển nghề, đi xuất khẩu lao động.
Từ đây, cánh cửa nghề mở ra, nhiều cơ hội từ đóng phim, chương trình truyền hình đến với tôi. Hiện tại, chưa có vai diễn lớn ở điện ảnh nhưng các vai phụ của tôi đều nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Mỗi khi nhìn lại, tôi vẫn cảm thấy như đang sống trong giấc mơ của chính mình.
Tôi may mắn nhưng không phủ nhận bản thân cũng cố gắng hết sức với từng vai diễn, chương trình mình tham gia. Ví dụ, với vai Tuấn trong Cua lại vợ bầu, tôi phải nghiên cứu kỹ kịch bản, tìm cách tạo ra điểm nhấn cho nhân vật. Sau đó, đến trường quay, tôi lại bàn bạc với anh Trấn Thành, đạo diễn. Tôi quan điểm cố gắng hết sức ngay từ đầu, để sau này không hối tiếc.
"Tôi ít chú ý đến tiền"
Công việc thuận lợi, cuộc sống của tôi cũng dần ổn định. Nếu trước đây, tôi mơ ước kiếm được 5 triệu/tháng thì bây giờ thu nhập, có tháng vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, bản thân tôi không quá chú ý tới tiền. Tôi không nghĩ chuyện đầu tư ra sao, tích lũy thế nào. Ai gửi bao nhiêu tiền, gửi khi nào thì lúc đó tôi biết.
Nam diễn viên hài sống giản dị, xuề xòa.
Làm xong chương trình này, tôi lại dồn tâm sức vào chương trình, bộ phim khác, không quan tâm đến việc đối tác đã trả cát-xê hay không. May mắn, tôi làm việc với các nhà sản xuất uy tín nên yên tâm về khoản tiền bạc.
So với Mạc Văn Khoa thời mới ra trường, tôi hầu như không thay đổi. Mặc sang chảnh, ăn uống nhà hàng, lui tới chốn sành điệu không có trong mục đích sống của tôi.
Tôi vẫn thích ăn quán lề đường, đi dép tổ ong, dép lào hơn đi giày, mặc vest. Vì thế, trong nhà chỉ có một đôi giày tây, vài đôi giày thể thao nhưng ít khi tôi dùng tới. Mỗi lần đi sự kiện diện vest, đóng giày tôi cảm thấy nóng nực và gò bó vô cùng.
Với những món đồ là kỷ niệm thì tôi phải dùng và giữ đến khi hỏng mới bỏ. Bạn bè thắc mắc tại sao tôi vẫn dùng điện thoại Iphone 5S, đã hư nút nguồn, pin bị chai.
Tôi khẳng định bao giờ điện thoại không dùng được mới bỏ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên tôi mua được khi kiếm được tiền, là vật ghi dấu kỷ niệm ngày khó khăn, tôi rất trân trọng. Ngoài ra, chiếc xe máy lần đầu mua, đôi dép và bộ đồ thi Cười xuyên Việt tôi vẫn giữ lại.
Ai cũng nói tôi nên đầu tư, nâng cấp cho vẻ ngoài hơn nhưng để làm gì khi điều đó làm cho bản thân khó chịu, không thoải mái. Cuộc đời này quý nhất là tự do, sống không được là chính mình thì quả áp lực, đáng sợ.
Trong cuộc sống, tôi không có quá nhiều nhu cầu cần tiêu tiền. Đối với tôi, quan trọng nhất là lo lắng bố mẹ. Xuất thân từ khó khăn, tôi càng thấu hiểu nỗi khổ bố mẹ đã trải qua. Vì thế, khi kiếm được tiền, điều đầu tiên tôi muốn làm là bù đắp cho gia đình bằng cách xây nhà mới, giúp bố mẹ có cuộc sống đầy đủ lúc tuổi già.
Bạn gái chấp nhận yêu ngay cả khi tương lai của tôi mù mịt
Cũng như công việc, chuyện tình cảm của tôi cũng may mắn và khá suôn sẻ. Tôi và bạn gái đã có 4 năm hẹn hò. Cô ấy chấp nhận yêu ngay khi tôi không có gì, ngoài tương lai mù mịt.
Thời gian đầu hẹn hò, tôi ít gặp bạn gái, chỉ nhắn tin hỏi thăm. Lúc đó, tôi không đủ tiền nuôi bản thân thì sao có thể mời cô ấy đi ăn, đi uống. Nếu có, chúng tôi chỉ hẹn nhau ở công viên, đi chơi ở nhà thờ Đức Bà - những nơi không tốn tiền.
Vào mỗi dịp lễ, Tết, tôi cảm thấy chạnh lòng vì mình không có quà tặng bạn gái. Bù lại, tôi chỉ nói được những câu ngôn tình, lá thư vui, tình cảm gửi cô ấy.
Cùng nhau đi lên từ khó khăn nên tôi càng trân trọng tình cảm này. Ở bên cạnh cô ấy, tôi được là chính mình, thoải mái nói mà không cần rào đón.
Gia đình cô ấy cũng dành cho tôi sự yêu thương và tin tưởng. Có lẽ cùng là người Bắc, vào Sài Gòn lập nghiệp nên họ chia sẻ với khó khăn ban đầu của tôi. Bố mẹ cô ấy thương tôi như con trong nhà, động viên tôi cố gắng khi chưa có gì trong tay. Bây giờ, cả gia đình tự hào về tôi, không bỏ qua bất cứ vai diễn, chương trình nào tôi tham gia.
Về chuyện đám cưới, bạn gái và gia đình đã thúc giục nhưng tôi muốn lo nhà cửa ổn định trước. Tôi tin rằng khi cả hai trải qua khó khăn cùng nhau thì mọi khúc mắc, nếu có, sẽ vượt qua dễ dàng.
(Theo Zing)

'Cua lại vợ bầu' đánh bại doanh thu khủng của 'Em chưa 18'
Bộ phim chiếu Tết nhiều ồn ào của Trấn Thành chính thức vượt mặt "Em chưa 18" để trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử phòng vé.
" alt=""/>Mạc Văn Khoa: Kiếm vài trăm triệu mỗi tháng nhưng tôi ít để ý đến tiền