Thị trường ô tô liên tục biến động trước các thông tin về việc giảm 50% lệ phí trước bạ.
Không riêng Honda City quay đầu tăng giá, một số mẫu xe khác như Toyota Vios, Innova, Hyundai Kona hay Mazda CX-5... cũng nhích lên vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Biến động giá trên đến trong bối cảnh Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84, trong đó giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thực tế, sau khi Thủ tướng chấp thuận việc điều chỉnh lệ phí trước bạ (ngày 20/5), giá ô tô đã rục rịch tăng từng ngày, dù thị trường vẫn có động thái chờ tin chính thức. Xe tăng giá là do các đại lý cắt bớt khuyến mại chứ mức giá mới vẫn thấp hơn công bố của hãng.
Chẳng hạn Toyota Vios 1.5G CVT có giá bán đợt đầu tháng 5 là 540 triệu đồng. Xe hiện nay đang được một số đại lý chốt ở mức 548 - 550 triệu đồng, tùy nơi và các chính sách quà tặng khác nhau. Trong khi đó giá đề xuất của Toyota cho model này là 570 triệu đồng.
"Thời gian qua, showroom đã phải giảm giá mạnh để tăng doanh số, thu hút khách hàng. Với việc chính phủ hỗ trợ lệ phí trước bạ, đại lý cũng rút bớt khuyến mại nhằm bù lỗ, trong khi người dùng vẫn mua được xe với giá tốt", quản lý một showroom tại Cầu Diễn, Hà Nội, nói.
Theo người này, đại lý cắt bớt ưu đãi còn do quy định chung từ phía hãng. "Theo đúng lịch, mẫu xe cỡ B của chúng tôi sẽ được khuyến mại đến hết tháng 5, chưa có kế hoạch giảm giá trong tháng 6. Nhưng vì doanh số đã đủ nên khuyến mại đã ngừng trước 1-2 ngày".
"Ô tô hiện nay bán chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thực tế lượng xe xuất xưởng cũng giảm, thậm chí có thể thiếu hụt trong những tháng tới", đại diện truyền thông một hãng xe cho biết. "Chúng tôi đang rơi vào cảnh sản xuất thì không đủ sản lượng mà lại phải đi giảm giá xe".
Bài toán khó cho khách hàng
Việc lệ phí trước bạ giảm nhưng giá ô tô không còn được khuyến mại nhiều có thể làm mất niềm tin của khách hàng
Việc lệ phí trước bạ giảm 50% nhưng giá xe cũng tăng theo khiến cho khách hàng không còn được hưởng "lợi kép" như kỳ vọng trước đây. Thậm chí với một số mẫu ô tô cỡ nhỏ, mức ưu đãi hiện nay còn lớn hơn số tiền sẽ tiết kiệm được do lệ phí trước bạ giảm 50%.
Một ví dụ là VinFast Fadil 1.4 tiêu chuẩn có giá 415 triệu đồng, đang được bán mức 373 triệu, tức rẻ hơn 42 triệu đồng. Trong thời gian tới khi lệ phí trước bạ được giảm 50% nhưng nếu giá xe không còn ưu đãi nữa, khách hàng sẽ chỉ tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng.
Các đại lý vì thế thường khuyên khách hàng đặt cọc sớm để được giữ giá ưu đãi, sẽ tiến hành thanh toán nốt và giao nhận xe sau. "Đây hiện là cách tốt nhất để chúng tôi làm hài lòng 'thượng đế' hiện nay", Trung Hiếu, một nhân viên bán ô tô trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, chia sẻ.
"Khi thông báo sắp hết khuyến mại, giá xe không được ưu đãi nhiều như trước nữa, một số khách hàng đã mắng tôi rằng làm ăn bất tín, thấy nhà nước giảm phí trước bạ là quay ra tăng giá", anh Hiếu kể lại. "Họ đâu biết rằng khuyến mại đó là chính sách chung của hãng từ đầu tháng, bất chấp việc lệ phí trước bạ có giảm hay không".
Ngày 29/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP, trong đó có giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô trong nước đến hết 2020. Có thể nói sau khi Nghị quyết của Chính phủ ban hành, Bộ Tài chính sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn và quy định thời gian áp dụng .
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn thế nào về vấn đề trên? Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Đúng như dự đoán của giới kinh doanh ô tô, dù phương án giảm 50% phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước chưa được Quốc hội thông qua nhưng thời điểm hiện tại nhiều đại lý đã cắt khuyến mãi, điều chỉnh giá các mẫu xe.
" alt=""/>Ô tô tăng giá từng ngày sau khi chốt giảm 50% lệ phí trước bạTheo UBND TP, lý do bãi bỏ là theo báo cáo của Thanh tra thành phố số 3271/BC-TTTP-P2 ngày 24/8/2022 và chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 9006/VP-TNMT ngày 8/9/2022, Thông báo số 527/TP-VP ngày 25/10/2022.
Tại quyết định này, UBND TP yêu cầu Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP và Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 thực hiện theo đúng chỉ đạo của thành phố tại Thông báo số 527 ngày 25/10/2022 và các văn bản chỉ đạo của UBND TP có liên quan.
UBND huyện Thanh Oai có trách nhiệm công khai quyết định này, giám sát việc quản lý sử dụng đất và chịu trách nhiệm quản lý về đất đai tại địa phương theo đúng quy định.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, như VietNamNet thông tin, ngày 25/11/2020, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký quyết định 5269 điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định số 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.
Theo đó, UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại quyết định 3128 về việc thu hồi hơn 1,8 triệu m2 đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
Tại quyết định 5269, UBND TP nêu rõ lý do điều chỉnh là căn cứ theo quyết định 963 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 tại huyện Thanh Oai. Quyết định 24 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP có trách nhiệm kế thừa toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, đẩy nhanh tiến độ GPMB, đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, lý do điều chỉnh còn dựa trên đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tại các văn bản số 948/ANĐT-P5 ngày 6/8/2018, 147/ANĐT-P4 ngày 21/1/2020; đề nghị của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5-CTCP tại văn bản số 05 ngày 24/3/2020 và văn bản số 395 ngày 4/3/2020 của Tổng cục quản lý đất đai.
Trước khi có quyết định bãi bỏ, vào tháng 11 vừa qua, UBND TP có Quyết định số 4301/QĐ-UBND về việc tạm dừng thực hiện Quyết định số 5269.
Lý do được UBND TP Hà Nội nêu ra là do Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố rà soát và báo cáo theo kiến nghị của Thanh tra Thành phố về việc kiểm tra, rà soát tổng thể dự án BT (Xây dựng - Chuyển giao) đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây và các dự án khác để hoàn vốn dự án BT.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 ghi tại quyết định số 3128 (ngày 30/7/2008) từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5-CTCP.
" alt=""/>Hà Nội chính bãi bỏ việc điều chỉnh tên người sử dụng đất khu đô thị nghìn tỷ