Từ khi cỗ máy chơi game video đầu tiên Magnavox Odyssey xuất hiện năm 1972, các hãng sản xuất thiết bị đã không ngững tiếp tục phát triển các thế hệ mới máy chơi game mới để phục vụ nhu cầu giải trí cho người dùng. Tuy nhiên không phải “phát minh” nào cũng đạt được thành công và thu hút sự chú ý của người sử dụng.
Các máy chơi game tồi nhất trong danh sách này của PCworld bao gồm cả các tên tuổi lớn như Apple hay Nokia.
1. Apple Pippin
Máy chơi game này ra mắt năm 1996. Hãng máy tính Apple đã thiết kế và kỳ vọng Pippin như một thiết bị giải trí đa phương tiện (hỗ trợ khả năng chơi game, duyệt web và nghe âm nhạc) và cấp giấy phép sản xuất máy cho hai công ty Bandai và Katz Media. Nhưng thật không may mắn, Pippin đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường bởi sự “nghèo nàn” trong tất cả các tính năng trên. Pippin cũng đã từng được PCworld liệt vào những “thất bại” lớn nhất của sản phẩm Apple.
Nguyên nhân tạo nên thất bại cho sản phẩm này chính là bộ vi xử lý chậm chạp 66 MHz lại được hãng sử dụng để “giải quyết” các ứng dụng giải trí đòi hỏi cấu hình cao, nhanh. Thêm vào đó, thiết kế không gây ấn tượng mạnh, thư viện game ít và giá quá đắt (600 USD) đã khiến Apple Pippin có mặt trong danh sách này.
2. Tiger Game.com
Mẫu máy chơi game này được tung ra thị trường năm 1997. Vào cuối những năm 1990, hãng Tiger đã xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường trò chơi điện tử cầm tay. Hầu hết các cửa hàng bán trò chơi đều bày bán các mẫu máy chơi điện tử có màn hình LCD giá rẻ của Tiger. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường này, hãng tiếp tục phát triển một sản phẩm độc đáo nhằm cạnh tranh trực tiếp với máy chơi điện tử cầm tay Game Boy của hãng Nitendo.
Vì vậy, Tiger Game.com đã được ra đời. Đây là lần đầu tiên hãng tích hợp màn hình cảm ứng và kết nối Internet cho một cỗ máy chơi game (console). Nhưng các ứng dụng Internet chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ tin nhắn và các phụ kiện cáp kết nối đi kèm với modem ngoài đã khiến Game.com không thể thu hút nhiều fan trên thị trường.
Có thể nói đây là một cỗ máy chơi game ứng dụng công nghệ của một thập kỷ trước đó và mất đi tính linh động trong di chuyển của thiết bị.
Điểm kém hấp dẫn nhất trong sản phẩm này chính là thư viện game nghèo nàn và hầu hết các tựa game đều sử dụng những hình ảnh nứt nẻ, thiết sự bóng mượt trong chuyển động. Thêm vào đó độ phân giải hình ảnh thấp của màn hình cảm ứng cũng làm các khách hàng cảm thấy nhàm chán khi chơi game trên Game.com. và cũng thật “ngớ ngẩn” khi nói rằng thiết bị này hỗ trợ Internet.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (I)Vở học sinh ngày xưa là những cuốn vở Bãi Bằng bìa mỏng màu xanh hoặc màu vàng nâu. Phía trong là những hàng kẻ ngang có khi bị lỗi thì cũng hơi lệch ở đôi dòng. Giấy cũng chẳng trắng, sáng gì lắm cho cam, nhưng chỉ cần không thấm mực là quá ngon lành rồi!
Bút máy Trường Sơn đã trở thành "thương hiệu" của ngày xưa. Mẫu bút này là sang nhất hồi kia rồi đó! Chắc chẳng có ai đi qua những ngày cầm chiếc bút máy Trường Sơn, một bên tay cầm thêm tờ giấy ăn để thấm lấy thấm để mực cho đỡ bị nhòe đâu nhỉ?
Một chiếc bút máy như này ngày xưa có giá trên dưới 10 ngàn đồng, hồi cấp môt chắc trong cặp ai cũng có, vì còn bé thế thầy cô giáo không cho viết bút bi đâu. Không lung linh, sáng loáng như những chiếc bút đắt tiền bây giờ, đơn giản thế thôi chứ hồi đấy cũng gìn giữ ghê lắm đấy!
Bút chì ngòi thì bây giờ cũng có, được biến tấu ra nhiều thể loại hơn, đẹp hơn, tiện hơn, nhưng chiếc bút chì trong ảnh lại là món đồ rất quen của những ai thuộc thế hệ cuối 8x, đầu 9x
Chỉ tính được những phép cộng, trừ, nhân, chia; chẳng giải được hệ phương trình và "thông minh" như những chiếc máy tính bây giờ, thế mà cũng đi qua được mấy năm học toán với chiếc máy tính bỏ túi trên kia!
Lọ mực Queen huyền thoại.
...nhưng phần lớn mọi người sẽ chuộng thứ mực Cửu Long, đặc biệt là màu xanh đen thơm thơm hơn.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Những món đồ 'thần thánh' trong cặp sách học sinh thuở trước![]() |
Theo quy định này, nghiêm cấm các mỗi quan hệ yêu đương giữa cấp trên và nhân viên trực tiếp; giữa sinh viên và giáo viên đang làm việc, giảng dạy trong trường.
Đặc biệt cấm mỗi quan hệ tình cảm trên mức quan hệ đồng nghiệp, thầy trò thông thường, giữa nhân viên, giáo viên đã có gia đình và nhân viên, sinh viên còn độc thân.
Các nhân viên, giáo viên được khuyến khích thông báo ngay lập tức cho phòng nhân sự, hoặc tự nguyện làm đơn xin tạm dừng công việc để chờ quyết định từ các cấp quản lý khi có quan hệ yêu đương với các đối tượng trên.
Bất kì mỗi quan hệ yêu đương nào vi phạm luật hôn nhân hoặc dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải.
Nói về quy định này, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Việt Mỹ cho rằng, môi trường giáo dục phải minh bạch, sinh viên chỉ tập trung học tập, thầy cô chăm lo bài giảng, đó là nền giáo dục bình đẳng, an toàn cho các em. Đồng thời quy định này sẽ giúp duy trì môi trường làm việc đạo đức, trong sáng giữa giảng viên và sinh viên.
Một giảng viên trong trường cho hay, trong khoảng thời gian đảm nhận công việc giảng viên, không ít lần tôi đã nhận được những tín hiệu, những bức thư, những tin nhắn hay thậm chí là lời ngỏ trực tiếp từ các em sinh viên. Tôi tôn trọng tình cảm các em dành cho mình, và chỉ như vậy. Một số trường hợp khi thấy không có bất cứ phản hồi nào thì đối tượng hiểu ra vấn đề và gửi tình cảm cho người khác phù hợp với lứa tuổi của mình. Tuy nhiên một số đối tượng thì không như vậy mà cổ áo sẽ khoét sâu hơn, váy sẽ ngắn hơn, mắt đong đưa hơn…. nghĩa là làm mọi cách để thu hút sự chú ý của tôi. Đến mức này thì buộc lòng tôi phải chia sẻ với các em một cách thẳng thắn rằng tình cảm mà các em nghĩ là tình yêu thực sự nó chỉ là sự ngưỡng mộ. Tình cảm nam nữ là chuyện bản năng tự nhiên, nhưng đừng để nó chiếm hết tâm trí, làm mình lạc lối…
Em lấy chồng đến nay được 8 năm. Lúc gần cưới, 2 đứa quyết định về sống thử trước hôn nhân 5 tháng, vì cả 2 đều là sinh viên xa nhà và gia đình chồng rất ủng hộ chuyện 2 đứa.
Lúc sống thử thì cuộc sống 2 đứa rất êm ấm, hạnh phúc, vì cả 2 cùng vun vén xây dựng gia đình, vậy mà cưới xong, tính tình anh bắt đầu thay đổi, 2 đứa cứ đi làm về nhà là cãi nhau, rồi giận nhau toàn chuyện linh tinh, nhỏ nhặt.
Vợ chồng em ở chung với bố mẹ chồng nhưng kinh tế hầu như ông bà lo cho hết. Bố chồng hơi khó tính nhưng ông cũng tốt, mẹ chồng em thì tuyệt vời, bà rất thương con, thương cháu. Mọi việc ở nhà thường bà làm hết khi con cái đi làm mà không bao giờ kêu ca phàn nàn. Sinh con gái đầu lòng, em cũng được ông bà nội thay nhau chăm sóc, hỗ trợ. 2 vợ chồng em cứ cãi nhau là bố mẹ chồng lại giàn hoà, nhắc nhở con dâu, con trai sống có trách nhiệm với nhau hơn.
Cứ ngỡ, sống trong một gia đình như vậy thì hôn nhân của vợ chồng em cũng yên ấm lắm, vậy mà chồng em không thay đổi tích cực, mà bỗng nhiên trở thành con người khác. Khi lấy nhau về được gần 2 năm thì chồng em bắt đầu cờ bạc trở lại, càng ngày càng kinh khủng... Anh bán nhà, bán đất, bán tất cả niềm tin và cuộc sống gia đình để thoả được thói ham vui, mặc cho vợ và bố mẹ điêu đứng, đau khổ, mệt mỏi vì anh…
Em đã bao lần khuyên bảo anh, nhắc nhủ anh nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. Sự tuyệt vọng, bất lực ở bố mẹ anh thể hiện rõ trong mỗi bữa cơm không muốn ăn, trong mỗi ngày ông bà thở dài ngao ngán, em lại thấy xót lòng.
Dù em cũng nản lắm, nhiều lần muốn ôm con rời khỏi căn nhà ấy đi nơi khác, nhưng mỗi lần nghĩ tới cảnh con gái nhỏ phải lầm lũi khổ cực theo mình đến nơi đất khách quê người, mỗi lần con gọi bố, nhớ bố, khóc đòi điện thoại tìm bố là em đau thắt ruột gan, em lại không đành lòng xách túi ra đi. Em chỉ mong sao con gái và cha mẹ hai bên không phải đau lòng vì có con hư, nên em lại bỏ đi ý nghĩ ấy để toàn tâm quay về, em nghĩ một mình em chịu đựng anh, để bố mẹ già 2 bên và con gái không biết mọi việc xảy đến với anh là được.
Chồng em bình thường cũng tốt với vợ con nhưng chỉ cần dính vô tệ nạn là quên trời đất, nói dối quanh co để bỏ làm đi chơi cho thỏa mãn. Mỗi lần chồng mang giấy đòi nợ về, em thực sự đã cạn kiệt sức chịu đựng anh và muốn ly hôn, thì chồng và bố mẹ chồng làm đủ mọi cách níu kéo, giữ em ở lại, nhưng em đã mệt mỏi lắm rồi...
Hôm qua, chồng về lại bảo anh nợ 30 triệu đồng nữa.... Em đã khóc rất nhiều, nhìn con ngủ, nhìn ba mẹ chồng lầm lũi thân già, nhìn lại bản thân mình xác xơ mà hận chồng ghê gớm. Ngày mai, em lại phải chạy vạy vay mượn để trả nợ cho anh. “Đây là lần cuối cùng anh xin em… cứu giúp anh”…. Lòng em tan nát hết sau mỗi lần nhận tờ giấy đòi nợ của anh mang về, em vừa buồn, vừa nản, vừa như bị dồn đến bước đường cùng.
Em đã kiệt quệ sức lực, kiệt quệ lòng tin và cạn kiệt niềm hy vọng… Bởi em đã “bán” tất cả niềm tin, hy vọng suốt nhiều năm qua để “mua” anh về. Nhưng chắc chắn, nếu thêm một lần anh nhắc đến chữ “nợ”, em sẽ bỏ lại anh với tất cả niềm hy vọng, em sẽ mang con gái đi thật xa để thoát khỏi cuộc sống đáng sợ này của anh. Chắc chắn chỉ thêm một lần này, em cố gắng “mua” anh về cho con mà thôi.
Tôi bị hụt hẫng khủng khiếp. Cảm giác như mình bị lừa nhưng vì chuyện đã rồi, tôi đành phải tìm cách bao che cho vợ khi bố mẹ hỏi chuyện.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ kiệt quệ mỗi lần chồng mang giấy nợ về nhà