 thấy một phụ nữ ngồi khóc giữa sân ga. Lo lắng hành khách có vấn đề về sức khỏe, nhân viên này đã lại gần hỏi chuyện.</p><p>Ban đầu, nữ hành khách không trả lời bất kỳ câu hỏi nào khiến nhân viên nhà ga chỉ biết cố gắng an ủi và vỗ về. Bất ngờ, người phụ nữ ôm chầm lấy nhân viên và khóc lớn.</p><p>Toàn bộ sự việc được camera nhà ga ghi lại, sau đó lan truyền trên các diễn đàn mạng ở đất nước tỷ dân.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Người phụ nữ bật khóc giữa sân ga sau 1 tháng tăng ca. Ảnh: Asia One. |
Trả lời WeVideo, nhân viên nhà ga cho biết nữ hành khách đã làm việc quá giờ trong suốt 1 tháng qua. Sau khi hoàn thành công việc và rời khỏi cơ quan đúng giờ vào ngày hôm đó, cô ấy thấy mình lạc lõng và không biết phải đi đâu, làm gì.
Người phụ nữ chưa dám về nhà ngay vì sợ rằng mình sẽ bật khóc trước mặt con gái.
Nhân viên nhà ga sau đó đã đưa vị khách đến lối ra. Người phụ nữ lúc này quay lại và ôm nhân viên thật chặt lần nữa trước khi rời đi.
Dưới đoạn video đang lan truyền, dân mạng đồng cảm với tình cảnh của người phụ nữ và chia sẻ họ cũng từng phải vật lộn với khối lượng công việc lớn, làm thêm giờ.
Nhiều người cũng dành lời khen ngợi nhân viên nhà ga và hy vọng những người khác cũng sẽ làm như vậy khi thấy ai đó đang gặp khó khăn.
 |
Khung cảnh tàu điện ngầm Trung Quốc giờ tan tầm. Ảnh: AFP. |
Ở Trung Quốc nhiều thập niên qua, thời gian làm việc kéo dài, tăng ca, làm thêm giờ không quá xa lạ với những người lao động.
Cuộc khảo sát năm 2018 của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Cục Thống kê Quốc gia cho thấy một người Trung Quốc có trung bình 2,27 giờ giải trí/ngày. Con số này chưa bằng một nửa so với các quốc gia như Mỹ, Đức, Anh.
Theo cuộc khảo sát của chính phủ Trung Quốc năm 2018 về sức khỏe tâm thần của 403 nhân viên công nghệ, 50% số người tham gia cho biết họ cảm thấy mệt mỏi. Những người khác nói rằng họ có các vấn đề về thị lực, trí nhớ kém, rối loạn cột sống…

Người Sài Gòn xôn xao khi thấy tên đường Park Hang Seo
Tấm biển đã được gắn mấy hôm và gây tò mò cho nhiều người. Sau khi biết được thông tin, chính quyền địa phương đã cho công an đến hiện trường kiểm tra và gỡ xuống.
" alt=""/>Người phụ nữ TQ ôm người lạ bật khóc vì tăng ca liên tục

 |
|
Về Cần thơ ghé quán Đồng Xanh
Có dịp đi công tác miền Tây, tôi và các đồng nghiệp ghé ngang Cần Thơ vào một buổi chiều, được người bạn “thổ địa” dẫn đi ăn ở Nhà hàng bánh tráng phơi sương Đồng Xanh 2. Cô bạn ra vẻ “bí mật” nói là ăn đặc sản, tôi chợt nghĩ, bánh tráng phơi sương ở Sài thành tôi cũng ăn hoài, đâu có gì lạ! Nhưng khi đến Đồng Xanh, tôi mới biết mình đã nghĩ hơi vội…
Nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, thuộc phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, quán Đồng Xanh có vị trí thuận lợi, khá dễ tìm. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi, không gian quán rộng ơi là rộng, từ bàn 2-3 người cho đến nhóm 30-50 người, khách thì đông nườm nượp. Chúng tôi chọn một bàn trên lầu, với view thoáng đãng, vừa ăn vừa ngắm xe cộ ngược xuôi trên đường, thú vị vô cùng.
Bạn tôi gọi món khai vị đúng chất miền Tây luôn: Tép trấu xào bông điên điển. Chủ quán này là vợ chồng chị Trang - anh Nam. Bạn ấy có quen với chị Trang chủ quán, nên dù khách khứa đông đúc, chị vẫn ghé lại bàn tiếp chuyện với chúng tôi. Theo lời chị thì mùa này ở miền Tây được xem là có nhiều sản vật ngon nhất. Mưa xuống nên các loại rau đều tươi ngon, nhất là các loại rau dân dã ở quê như bông điên điển, bông thiên lý, ngó lục bình, cải trời, quế vị, đinh lăng, lá cách, rau tập tàng… Còn các loại cá, tép thì tha hồ mà chọn lựa.
 |
|
Vị quê ngọt lành
Biết chúng tôi ở xa đến nên chị giới thiệu những món đồng quê đặc trưng nhất của miền Tây. Chỉ mỗi con tép trấu bé xíu, quán làm được nhiều món khách rất thích, đó là xào bông điên điển/ngó lục bình/củ hủ dừa và chiên giòn cuốn với rau sống. Nhờ chị tìm được nguồn tép tươi, nên khi chế biến rất ngọt. Con tép của ruộng đồng lại giàu can-xi và lành tính nữa. Đúng là “nhỏ nhưng có võ”!
Chị tự hào khoe với chúng tôi là chỉ riêng món gỏi, chị đã chế biến gần 20 loại khác nhau. Đặc biệt nhất là gỏi xoài với các loại khô, gỏi ba miền, gỏi ếch xé phai, gỏi cá lù đù lá chanh… Thực khách giờ tinh ý lắm nên khi chế biến phải nghiên cứu kỹ khẩu vị của từng vùng miền, nhưng vẫn giữ được cái “chất” của miền Tây.
Chị Trang tâm sự, quán xá giờ mở ra nhiều quá, nên mình làm phải có những món “đinh”. Cách đây 6 năm, khi mở quán Bánh tráng phơi sương Đồng Xanh, vợ chồng chị chỉ định bán duy nhất 1 món cuốn thịt luộc thôi. Nhưng dần dà, bạn bè, khách đến ăn yêu cầu có thêm món cho phong phú, suy nghĩ đầu tiên của chị là tập trung chế biến các món ngon dân dã ở miền Tây. Ví dụ nhưng món gà, quán Đồng Xanh làm 7 món chính, nhưng chị tập trung khai thác 3 món gắn liền với khẩu vị của bà con vùng sông nước là Gà hấp nước mắm, Gà hấp cải xanh và Gà hấp cơm mẻ. Đặc biệt món gà hấp cơm mẻ “đặc sệt” miền Tây, ăn một lần là nhớ mãi.
Hay như con ếch, chị chế biến ra 10 món, trong đó độc chiêu nhất là ếch rang tiêu, ếch nướng mọi và ếch núp lùm. Sự độc đáo của đầu bếp Đồng Xanh là kết hợp rất khéo léo từng loại đặc sản ăn với rau gì, nước chấm ra sao…càng làm tăng thêm cảm giác ngon miệng cho thực khách.
Nguyên liệu tươi xanh
Kinh nghiệm của chị Trang là phải thật chú trọng khâu chọn nguyên liệu, nên món nào làm ra cũng tươi ngon. Bánh tráng phơi sương đứng vững lâu dài ở Cần Thơ cũng chính nhờ bí quyết này.
Chị Trang gọi nhân viên phục vụ mang món Bánh tráng phơi sương Đồng Xanh ra và chỉ cho chúng tôi điểm khác biệt so với những nơi khác. Đó chính là sự kết hợp thêm với một số đặc sản miền Tây. Nếu như thông thường bánh tráng chỉ cuốn với bắp bò, bắp heo, tai heo…thì tại Đồng Xanh có thêm mắm tép và cá lóc nướng lá sen. Sự kết hợp này cộng thêm với nước chấm và hương vị của hơn chục loại rau ăn kèm đã khẳng định được vì sao bánh tráng phơi sương Đồng Xanh luôn được thực khách yêu thích!
Nhớ tấm tình miền Tây
Sau khi giới thiệu với chúng tôi những món ngon đặc trưng nhất của quán, chị Trang lại thoăn thoắt đến các khu vực khác, đôn đốc nhân viên phục vụ. Không để khách chờ đợi lâu cũng là một điểm cộng của quán.
Bạn tôi kể thêm, vợ chồng chị ấy là vậy, cứ say mê với công việc, khi có thời gian nghỉ ngơi lại đi làm từ thiện. Hết quyên góp tiền cất nhà, tặng gạo, hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân nghèo lại tiếp tục quyên góp quà cho các học sinh đầu năm học mới...
Ghé Cần Thơ lần này lòng tôi đọng lại một cảm xúc rất lạ. Đó là thích thú với nhiều món ăn ngon đậm chất miền Tây. No cái bụng và cũng thấm cái tình đối với những con người của vùng sông nước này. Thế mới hiểu vì sao khi nói đến Cần Thơ, người ta hay bảo: “Ai đi đến đến đó lòng không muốn về”.
Địa chỉ món ngon miền Tây Đồng Xanh 2, số 211 Nguyễn Văn Linh, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: 0988 626600 |
Dạ Thảo
" alt=""/>Về Cần Thơ nhất định phải ghé quán Đồng Xanh 2
Từ ý tưởng “Không có chiếc nắp chai nào là vô nghĩa”Những chiếc nắp chai trong ký ức của nhiều người chính là món đồ chơi đầy kỷ niệm, là vật trang trí không mất tiền nhưng đặc biệt và đầy màu sắc. “Đáng giá” trong ngày xưa là thế, ấy vậy mà những chiếc nắp chai ngày nay ít khi có tên trong danh sách của các cơ sở thu mua phế liệu bởi giá trị tái chế quá nhỏ nhưng chi phí lại cao. Chúng dần bị lãng quên, tồn đọng tại nhiều hàng quán, lề đường, bãi rác. Đó cũng chính là suy nghĩ của Thành (tên nhân vật đã được thay đổi), một sinh viên năm ba quê tại An Giang, vừa đi học vừa phụ gia đình bán quán nước giải khát.
Hằng ngày, Thành chứng kiến vô số nắp chai bia bị bỏ lại ở quán sau mỗi cuộc vui. Vốn học ngành kỹ thuật, đồng thời có thói quen sưu tầm nắp chai để chế tạo ra những vật dụng nhỏ, Thành đã chia sẻ tâm tư này với nhân viên của Tiger trong một lần nhập hàng, với hy vọng một ngày nào đó những chiếc nắp chai nhỏ bé sẽ có một tương lai khác, như có thể góp phần trong những công trình có ý nghĩa, thiết thực cho cộng đồng.
 |
Thành tin rằng, những chiếc nắp chai tuy bị bỏ quên nhưng không hề vô nghĩa |
Khá ấn tượng bởi suy nghĩ của Thành, người nhân viên của Tiger đã truyền đạt lại với ban lãnh đạo công ty. Ý tưởng sáng tạo này được Tiger đón nhận nhiệt tình vì rất phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu.
Từ lâu, Công ty đã thực hiện các chiến lược phát triển bền vững thông qua việc cải thiện đời sống cộng đồng và bảo vệ môi trường. Nhãn hàng luôn tăng cường nỗ lực tiết kiệm và tái chế, từ nguồn nước, điện, đến rác thải sản xuất để giảm thiểu áp lực cho môi trường tương lai.
Hiện thực hóa những suy nghĩ tưởng chừng bất khả thi
Có cái nhìn nghiêm túc về trăn trở của Thành, Tiger đã đầu tư nghiên cứu, tìm cách tái chế nắp chai thành thép xây dựng, mang đến những công trình mới, cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng.
Kết quả của quá trình hiện thực hóa ý tưởng tưởng chừng bất khả thi này là chiếc cầu Kênh Năng Ấp 7 dài hơn 30 mét tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, thay thế cho chiếc cầu cũ đã xuống cấp, giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện, dễ dàng hơn.
 |
Ý tưởng ngày nào giờ đã thành hiện thực, giúp cải thiện đời sống của biết bao người dân địa phương |
Trước đó, hàng tấn nắp chai bia do người dân đóng góp, thu thập từ các điểm bán lẻ được chuyển giao cho các công ty giàu kinh nghiệm để tái chế. Tại đây, nắp chai được xử lý ở nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong nắp. Sau đó nắp chai sẽ được nung chảy và phối trộn với các nguyên liệu khác để trở thành nguyên liệu sắt xây dựng sử dụng trong quá trình xây cầu.
 |
Càng nhiều nắp chai thu thập được, càng nhiều công trình từ nguyên liệu tái chế được tạo ra |
Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho nỗ lực thực hiện cam kết đóng góp cho cộng đồng, luôn lắng nghe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường của Tiger cũng như Công ty nhà máy bia Heineken Việt Nam - doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018 theo công bố của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Chung tay cùng Tiger, chúng ta có thể cho nắp chai một “cuộc đời” mới, góp phần xây nên những chiếc cầu khang trang, mang niềm vui đến cho cộng đồng dân cư khắp Việt Nam.
Ngọc Minh
" alt=""/>Ý tưởng xây cầu từ nắp chai cũ thành hiện thực