“Get out Vietnam” (Rời khỏi Việt Nam), “Tẩy chay H&M quyết tâm đánh sập ứng dụng này”, “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” là những lời bình luận trên Play Store cho ứng dụng H&M One Team - Employee App.
![]() |
Ứng dụng của H&M hứng bão 1 sao trên Play Store. |
Một ứng dụng khác có tên H&M - we love fashion dành cho khách hàng cũng nhận nhiều đánh giá 1 sao, bình luận phản đối từ ngày 2/4, thời điểm thông tin hãng này sửa bản đồ có đường lưỡi bò được chia sẻ rộng rãi.
Trong 2 ngày qua, fanpage của H&M Việt Nam cũng bị công kích, nhận nhiều bình luận phản đối.
![]() |
Nhiều nhóm được lập để phản đối H&M sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp. |
Trên Facebook, nhiều nhóm “tẩy chay H&M” xuất hiện với hàng chục nghìn thành viên. Bình luận phản đối cũng tràn ngập trên tài khoản Instagram của thương hiệu.
Trên Twitter, những hashtag #Apologize_to_Vietnam (Hãy xin lỗi Việt Nam), #BoycottHM (Tẩy chay H&M) hay #TaychayHM cũng lọt top thịnh hành với hàng nghìn chủ đề thảo luận.
Không chỉ mạng xã hội, kết quả tìm kiếm các cửa hàng của H&M Việt Nam trên Google cũng hứng bão 1 sao. Khi tìm kiếm một cửa hàng H&M tại TP Thủ Đức, TP.HCM sẽ thấy hàng loạt bình luận như “Tẩy chay”, “Quá tệ”, “Hãy rời khỏi Việt Nam”. Số sao trung bình của cửa hàng này chỉ là 1,6 sao.
![]() |
Một cửa hàng H&M tại TP.HCM nhận hàng loạt đánh giá 1 sao trên Google. |
Trên Wikipedia, lịch sử chỉnh sửa ghi nhận rằng trưa ngày 3/4, trang của H&M có thêm dòng "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam". Hiện trang này đã được trả về trạng thái ban đầu.
Trước đó, H&M cũng bị phản đối khi đưa ra cáo buộc rằng đối tác của hãng tại Trung Quốc cưỡng bức lao động. Sau đó, truyền thông và người dùng Internet Trung Quốc đã tẩy chay H&M. Hiện tại, vị trí các cửa hàng H&M đã bị xóa khỏi bản đồ online của Trung Quốc.
Hiện website của H&M Việt Nam đăng dòng thông báo bằng tiếng Anh, tạm dịch: “Khi việc kinh doanh bình thường trở nên bất thường. Tình hình tại các cửa hàng của chúng tôi đang thay đổi liên tục. Thông tin mới nhất sẽ được cập nhật trên trang Facebook của chúng tôi”, hãng này viết.
(Theo Zing)
Vào tối ngày 2/4, chủ đề "H&M liên quan đến bản đồ có vấn đề" đã bất ngờ đứng top tìm kiếm nóng trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Tính đến 9h30 sáng ngày 3/4, chủ đề này đã tiếp cận lên tới 410 triệu lượt đọc.
" alt=""/>Ứng dụng H&M bị nhận nhiều đánh giá 1 saoNgoài ra còn có 12 doanh nghiệp bất động sản tại khu vực phía Bắc cũng được mời dự họp trực tuyến, gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG, Tập đoàn Flamingo... Bộ Xây dựng được yêu cầu chuẩn bị 40 bộ tài liệu và báo cáo.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản đang rất khó khăn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, thị trường bất động sản đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất khó khăn, lợi nhuận sụt giảm mạnh thậm chí bị lỗ. Đặc biệt rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản có thể bị mất thanh khoản, phải thực hiện các biện pháp "đau đớn" để tồn tại.
Đồng thời, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO... Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro.
Thậm chí, có doanh nghiệp còn phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng, tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do đây là sản phẩm hình thành trong tương lai.
Việc bán dự án với "giá hời" có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính, có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.
Để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản, HoREA đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần (room) tín dụng thêm khoảng 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.
Đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỉ lệ nhất định...
Bên cạnh đó, cần kết luận dứt điểm các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay để tăng nguồn cung nhà ở và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án.
Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dự báo thị trường sẽ tiếp tục gặp khó khăn, nguồn cung tiếp tục hạn chế, cơ cấu sản phẩm có cải thiện nhưng vẫn còn chưa phù hợp trong khi nhu cầu của người dân đối với nhà ở, phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình, nhà xã hội và công nhân còn rất lớn.
Về giải pháp, Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật; giải pháp về kiểm soát cơ cấu tín dụng bất động sản đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro; tiếp tục tạo điều kiện cho vay lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật; ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp…
Được áp dụng cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bến Tre phiên bản 2.0 là căn cứ để định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển và lộ trình triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2021 – 2025, hướng tới một hệ thống quản lý số toàn diện, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của tỉnh.
Việc hình thành, xây dựng và triển khai áp dụng hiệu quả, chặt chẽ, đồng bộ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bến Tre phiên bản 2.0 sẽ giúp hướng tới đạt được các mục tiêu như: tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên CNTT trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trên phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của tỉnh, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm.
Đồng thời, tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư CNTT, hướng tới triển khai chính quyền điện tử của tỉnh đồng bộ, lộ trình phù hợp, tránh trùng lặp. Tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai chính quyền điện tử.
So với kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 1.0, bản kiến trúc mới của tỉnh Bến Tre đã cập nhật, bổ sung những khái niệm “Khung kiến trúc chính phủ điện tử”, “Kiến trúc chính phủ điện tử cấp bộ”, “Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh”; cập nhật các nguyên tắc xây dựng kiến trúc, tầm nhìn kiến trúc, định hướng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam phù hợp với hiện tại và các xu thế phát triển công nghệ như Cloud Computing, AI, Big Data cùng hạ tầng truyền dẫn mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, kiến trúc phiên bản mới cũng thể hiện rõ 5 mô hình tham chiếu để tỉnh Bến Tre xây dựng kiến trúc bao gồm kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc kỹ thuật công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. Ban hành kèm theo kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bến Tre phiên bản 2.0 còn có chi tiết các hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu tạo nền tảng để tham chiếu khi xây dựng.
Ba nhóm mục tiêu cần đạt đến năm 2025
Cũng trong kiến trúc chính quyền điện tử mới phê duyệt, UBND tỉnh Bến Tre xác định rõ những mục tiêu cần đạt được đến năm 2025 về phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước và ứng dụng CNTT phục vụ người dân.
Theo đó, đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, với mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt tối thiểu 90%.
Hoàn thiện việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự phát triển, tính sẵn sàng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều xu hướng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Về ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, các mục tiêu tỉnh Bến Tre đặt ra đến năm 2025 gồm có: tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) được gửi, nhận qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; rút ngắn 80% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua hệ thống hội nghị truyền hình và phần mềm quản lý văn bản và điều hành…
Cũng đến năm 2025, ứng dụng CNTT phục vụ người dân hướng đến đạt được những mục tiêu như: tích hợp 70% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 20% dịch vụ công sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính; 70% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; phát triển dịch vụ mạng di động 5G, tăng tốc độ mạng di động phục vụ công dân…
Cùng với việc nêu rõ kiến trúc mục tiêu và các kiến trúc thành phần của mô hình chính quyền điện tử phiên bản mới, UBND tỉnh Bến Tre cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai thời gian tới. Trong đó, nhóm giải pháp chủ yếu gồm: giải pháp quản trị kiến trúc, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về cơ chế, chính sách và giải pháp về tài chính.
Trong tham luận tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT, ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Trưởng ban Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh này đã cho biết, bằng nỗ lực của địa phương, cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài tỉnh, Bến Tre đã cung cấp 100% thủ tục hành chính phù hợp lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo dấu mốc quan trọng, lan tỏa tinh thần chuyển đổi số. Hiện tại, toàn bộ dịch vụ công trực tuyến được 17 đơn vị sở, ngành, chính quyền thành phố và 157 xã, phường, thị trấn cung cấp phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo thống kê, tổng hồ sơ kết luận và giải quyết trên cổng dịch vụ công của Bến Tre năm 2020 là 78.946 hồ sơ." alt=""/>Bến Tre phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản mới