

Như khu tập thể ở Sài Đồng, Long Biên, có căn sau khi được sửa sang giá lên tới 950 triệu đồng. Diện tích sổ đỏ 18m2, diện tích sử dụng 30m2, tức khoảng 52 triệu đồng/m2.
Có những căn nhỏ hẹp chỉ 10-15m2, giá 400-600 triệu đồng. Mức giá 40-50 triệu/m2 ngang ngửa với chung cư ở các khu vực xa trung tâm. (Xem chi tiết)
Nhà 'cộc đầu' 5m2 ở Hà Nội giá 1,15 tỷ
Trên phố Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), một có căn nhà vỏn vẹn 5m2, cũ kỹ nhưng chủ vẫn rao bán 1,15 tỷ đồng, tương đương 230 triệu đồng/m2. Khách muốn vào trong xem nhà phải đưa căn cước công dân (CCCD).
Lý giải điều này, môi giới H. nói: “Khi gia chủ rao bán căn nhà, rất nhiều người tò mò đến xem và đưa tin. Người ta ngại việc báo chí đến xem và đưa tin nên phải kiểm tra CCCD và ký hợp đồng xem nhà”. (Xem chi tiết)
Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất đánh thuế đối với bất động sản thứ hai
Bộ Xây dựng tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất có chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Nghiên cứu có chính sách đánh thuế đối với nhà, đất thứ hai, đánh thuế đối với nhà, đất bỏ hoang.
Kiến nghị được Bộ Xây dựng đưa ra tại báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024 vừa công bố.
Mới đây, tại báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, Đoàn giám sát của Quốc hội cũng kiến nghị sớm hoàn thiện công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. (Xem chi tiết)
Nhà ở xã hội tại Quảng Ninh giá thấp nhất gần 600 triệu đồng
Sở Xây dựng Quảng Ninh vừa phát đi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua tại dự án khu nhà ở xã hội (khu dân cư Đồi ngân hàng, phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, TP Hạ Long).
Theo văn bản của Sở Xây dựng, giá bán bình quân đã bao gồm thuế GTGT 5% và chi phí bảo trì 2% là hơn 16 triệu đồng/m2. Giá thuê nhà ở xã hội bao gồm kinh phí bảo trì nhà ở là hơn 74.000 đồng/m2/tháng. (Xem chi tiết)
Hà Nội cưỡng chế di chuyển trạm biến áp, máy phát điện trên đất vàng Ngọc Khánh
UBND phường Giảng Võ hôm 31/10 đã thực hiện cưỡng chế công trình xây dựng sai thiết kế tại dự án khu nhà ở cao tầng cao cấp để bán và kinh doanh số 15-17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội).
Bộ phận công trình, công trình xây dựng sai thiết kế bị cưỡng chế di chuyển theo đúng thiết kế được duyệt gồm trạm biến áp, máy phát điện và một phần đường cống thoát nước.
Theo đó, trạm biến áp, máy phát điện và một phần đường cống thoát nước bị cưỡng chế đang nằm trên phần đất thuộc dự án khu phức hợp Giảng Võ của Công ty TNHH Pacific Thăng Long sẽ di chuyển sang phần đất tại chung cư 15-17 Ngọc Khánh. Phần đất này là khu vực để xe ô tô của cư dân chung cư trong nhiều năm qua. (Xem chi tiết)
Đại diện bệnh viện điều trị cho người đàn ông tại Nizhny Novgorod (Nga) khẳng định các bác sĩ không được phán xét bệnh nhân vì khuynh hướng tình dục của họ. “Hãy nhớ rằng bác sĩ không phải là cảnh sát đạo đức”, người phát ngôn của bệnh viện - Alexey Nikonov - cho biết.
Ông Nikonov khuyên người dân địa phương không nên ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ nếu bản thân trong tình huống tương tự.
Theo Daily Mail, tại Vương quốc Anh, dữ liệu chính thức cho thấy hàng trăm bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế để lấy các vật mắc kẹt trong hậu môn mỗi năm. Hàng chục người đàn ông phải cắt bỏ dương vật bị thắt chặt theo nhiều cách khác nhau.
Số liệu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy tổng cộng có 514 ca thủ thuật lấy dị vật ra khỏi trực tràng từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Chi phí mỗi ca hơn 1.000 USD bao gồm thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình này, thời gian nhân viên y tế dành để điều trị cho bệnh nhân và chi phí nằm viện.
Các chuyên gia cảnh báo việc đưa đồ vật vào cơ thể có thể gây ra nhiều rủi ro như làm thủng ruột, dị vật di chuyển sang các bộ phận khác gây nhiễm trùng, có thể dẫn tới tử vong.
Các phép đo không xâm lấn theo phương pháp soi quang phổ này, có liên quan đến việc truyền bức xạ điện từ không ion hóa qua da và sau đó chiết xuất nồng độ glucose từ quang phổ thu được bằng cách sử dụng các phương pháp đo hóa trị đa biến. Nồng độ glucose có được từ các phép đo hồng ngoại gần, hồng ngoại giữa và Raman bắt nguồn từ các chế độ rung độc đáo trong cấu trúc hóa học của phân tử glucose.
Các máy đo đường huyết không xâm lấn hiện nay là sản phẩm của các công ty dụng cụ y tế hoặc công ty kỹ thuật. Tuy có ưu điểm lớn là không xâm lấn, không gây đau và không có nguy cơ nhiễm trùng, rất thuận tiện cho việc đọc kết quả nhưng cho đến nay, chưa có thiết bị đo glucose không xâm lấn nào được FDA (Hoa Kỳ) chấp thuậndo chưa đạt được độ chính xác theo tiêu chuẩn ISO.
Nhìn chung, các hệ thống này chưa đủ khả năng đo chính xác nồng độ glucose sau khi hiệu chuẩn, thường được thực hiện khi đo nồng độ đường huyết trong quá trình làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, do đó rất ít được sử dụng trong lâm sàng.
Các nghi ngờ là về mô hình hóa quá mức dữ liệu hiệu chuẩn, sự dao động quá lớn liên quan đến các loại da và sự kém đặc hiệu của các phương pháp gián tiếp (tín hiệu đo được không bắt nguồn trực tiếp từ các phân tử glucose, mà phản ánh tác động thứ cấp của nồng độ glucose qua các thông số đo được, ví dụ như sự thay đổi nhịp tim hoặc nhiệt độ.
Gần đây, người ta đã chú ý nhiều đến phép đo glucose trong nước mắt. Sử dụng một chất cảm biến sinh học glucose được in trên màn hình hoặc một vật liệu tinh thể dạng keo có thể đặt vào mặt trong của kính áp tròng để đo nồng độ glucose trong dịch nước mắt. Tuy nhiên một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời là: Liệu nồng độ glucose trong nước mắt có tương quan đủ chặt với nồng độ glucose máu để đưa ra các quyết định lâm sàng không? Cho đến nay, các nghiên cứu về mối tương quan giữa nồng độ glucose trong máu và nước mắt ở cả người và động vật đều không đưa ra được kết luận.
Với những cơ sở khoa học trên, đến thời điểm tháng 7/2023, không khuyến cáo sử dụng các hệ thống đo đường huyết không xâm lấn để thay thế cho các kỹ thuật đo đường huyết mao mạch hoặc đo đường huyết liên tục (CGM).