Đó chỉ là ví dụ nhỏ cho sức mạnh độc quyền khủng khiếp của Google. Vậy nên vào tuần trước, tôi quyết định đây sẽ là lần cuối.
Liền bấm vào nút "Manage" (Quản lý) nằm dưới cùng, không ngạc nhiên khi Google theo dõi tôi rất kỹ.
Xem bảng điều khiển, tôi thấy danh sách mật khẩu chia thành 2 phần: "Đã lưu" và "Chưa lưu bao giờ".
Có gì đó sai trái ở đây thì phải? Tôi chưa từng yêu cầu Google tạo và lưu danh sách mật khẩu cho các website từng đăng nhập nhưng họ không được truy cập (và muốn truy cập trong tương lai).
Hay là nó nằm trong điều khoản sử dụng mà tôi đã đồng ý? Không nhớ rõ, nhưng tôi bắt đầu sởn gai ốc.
![]() |
Sao lại có phần "Mật khẩu chưa lưu" (Never Saved) ở đây nữa? |
Do đó, tôi quyết định đi sâu hơn xem Google còn biết những gì. Đầu tiên là danh sách những địa chỉ được Google ghi nhận.
Hẳn là thú vị bởi tôi từng du lịch rất nhiều nơi. Có lẽ nó chỉ lưu những địa chỉ tôi nhập vào Chrome, hay những bất cứ địa chỉ nào tôi đi qua?
Những câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, ngày càng nhiều sau khi thấy danh sách mật khẩu "chưa từng lưu" của mình.
Những gì tôi thấy là danh sách dài địa chỉ - đa số liên quan trực tiếp đến tôi, có cả những nơi tôi nhập vào trình duyệt từ lúc nào không nhớ.
Tuy nhiên, còn nhiều thứ tôi chưa từng nghĩ Google sẽ có. Chúng khiến tôi - một người dành cả ngày trên Internet - thực sự thấy sợ.
Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại tôi - đã chết hồi tháng 3
Đầu tiên là thông tin của mẹ tôi. Tôi từng nhập chúng chăng? Tôi có lưu chúng vào danh bạ không? Hay chúng nằm trong các đơn hàng tôi đặt lúc nào đó?
Biết rằng không khó để Google liên kết thông tin mẹ tôi dựa trên những hoạt động của tôi trên Internet. Dù sao thì, tôi phải tiếp tục.
Không thể tin được, Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại - đã chết hồi tháng 3.
![]() |
Thông tin về tên, địa chỉ của ông nội và bà ngoại tôi. |
Tôi rùng mình bởi cả 2 chưa từng dùng Internet một phút nào. Họ cũng chưa hề gắn Internet trong nhà. Vậy tại sao Google biết rõ địa chỉ và tên đệm viết tắt của họ?
Nhìn vào địa chỉ ông ngoại, chúng được viết hoa toàn bộ. Dường như có một cỗ máy tự động nhập địa chỉ này, riêng tôi không bao giờ nhập địa chỉ toàn chữ hoa như thế, trừ viết tay trên giấy.
Có một số lý giải phù hợp cho việc này:
Như vậy, tôi và bố mẹ chưa từng dùng tài khoản của tôi để nhập chúng, nhưng sao chúng lại liên kết với tài khoản của tôi?
Khả năng duy nhất tôi nghĩ đến là chính ông ngoại từng cung cấp thông tin cho một công ty hay ai đó ngoài đời, và chúng được bán cho Google.
Khá hợp lý, nhưng tại sao chúng có thể liên kết với tài khoản Google của tôi?
Đây là những thứ tôi nghĩ đến:
Liên tục những thắc mắc xuất hiện:
Ngay sau đó, tôi đã xóa tính năng gợi ý lưu mật khẩu, kèm những thông tin mà tôi không muốn Google truy cập.
Khi có thời gian, tôi sẽ tải toàn bộ dữ liệu và nghiên cứu xem Google kết nối tôi với ông ngoại như thế nào. Tôi cũng cần kiểm tra liệu Google có thực sự xóa thông tin không, hay chỉ xóa khỏi bảng điều khiển của tôi. Dù không có quyền kiểm tra trực tiếp, tôi vẫn sẽ cố gắng.
Có thể chính ông tôi cung cấp thông tin cho một ai đó ngoài đời, và họ bán cho Google. Nhưng sao chúng liên kết được với tài khoản Google của tôi?
Có lẽ bài viết này sẽ dấy lên tranh luận xung quanh quyền riêng tư và cách thu thập thông tin của Google. Tôi biết việc mua bán thông tin là hợp pháp, chỉ thắc mắc tại sao chúng được kết nối chính xác như vậy, và chúng ta cho phép việc đó như thế nào.
Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Tại sao Internet được thiết kế thành cỗ máy theo dõi lại là việc bình thường? Tại sao nó không được thiết kế để riêng tư hơn? Đây có phải cách chúng ta muốn tiếp tục? Chỉ vì hợp pháp không có nghĩa là nó đúng. Bạn muốn những gì được thay đổi, và thay đổi như thế nào?
![]() |
Khách hàng tham khảo sản phẩm bên trong Apple Store ở Singapore. Ảnh: Hải Đăng |
Mặc dù Apple không chính thức cho đặt iPhone trước tại Việt Nam lúc này nhưng ngay sau sự kiện ra mắt hôm 11/9, các hệ thống bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store đã cho khách hàng "đặt gạch" - một hình thức đặt hàng không chính quy.
Đến thời điểm viết bài này, thegioididong.com và FPT Shop đều chỉ đạt số lượng "đặt gạch" iPhone 11 khoảng 3.000 lượt. Thử so sánh với số lượng đặt trước tại Trung Quốc, quốc gia trên tỷ dân láng giềng của chúng ta, thì chỉ riêng trang JD.com số lượng đơn đặt trước iPhone 11 đã đạt mốc 500.000. Rõ ràng lượng đặt hàng iPhone tại Việt Nam quá nhỏ bé so với nhiều thị trường. Thêm vào đó, với quy mô dân số nước ta gần 100 triệu người thì số lượng đơn đặt hàng iPhone như thế là rất khiêm tốn.
![]() |
Một người dùng tại Việt Nam thử cầm iPhone 7 khi máy vừa mới về Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng |
Tìm hiểu thêm một chút về doanh số iPhone chính hãng được bán ra tại Việt Nam trong thời gian qua để có thể phác họa tỉ mỉ hơn về “miếng bánh” thị phần smartphone mà Apple đã chiếm lĩnh được.
Thống kê của GfK cho thấy, từ đầu năm đến nay iPhone chiếm thị phần khá khiêm tốn tại Việt Nam, xoay quanh mức 6%. Cụ thể là iPhone đạt khoảng 6,3% thị phần tháng 7/2019, xếp thứ 4 sau Samsung, Oppo và Realme. Nhưng cũng lưu ý rằng ở phân khúc smartphone trên 15.000.000 đồng thì Apple chiếm hơn 66% thị phần, gấp đôi so với mức 32% của kình địch Samsung.
Theo thống kê của GfK thì trong tháng 6/2019, sức tiêu thụ của phân khúc giá này chỉ đạt 58.000 máy, sụt giảm đáng kể so với con số 74.000 máy hồi tháng 5. Đây lại là phân khúc mà các sản phẩm iPhone thế hệ mới đang được Apple kinh doanh chủ yếu. Từ đó, có thể tính ra xấp xỉ hàng tháng doanh số hàng chính hãng của iPhone tại Việt Nam chỉ là vài chục ngàn máy.
Với doanh số bán hàng nhỏ bé này, rất khó để Việt Nam lọt vào bản đồ ưu tiên của Apple khi ra mắt iPhone mới. Bên cạnh đó, iPhone chính hãng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng xách tay vốn có mức giá cạnh trạnh hơn.
Theo số liệu do FPT Retail công bố vào cuối năm 2017, quy mô các sản phẩm Apple tại Việt Nam khoảng 900 triệu USD thì hàng chính hãng chỉ xấp xỉ 550 triệu USD, khá sát với kết quả kinh doanh của Apple Việt Nam và phần còn lại 350 triệu USD thuộc về thị trường điện thoại xách tay.
Vẫn chưa có Apple Store Việt Nam
Có một thực tế là Việt Nam chỉ được xem là thị trường xếp vào nhóm thứ 3 trong hệ thống bán hàng của Apple nên chưa phải là thị trường trọng điểm để hãng bán iPhone trong đợt đầu, cũng khó có khả năng hãng mở Apple Store tại Việt Nam.
" alt=""/>Vì sao Apple không mở bán sớm iPhone 11 tại Việt Nam?Bob Iger và Steve Jobs có mối quan hệ vô cùng thân thiết.
Khi Iger đảm nhận vị trí CEO của Disney, mối quan hệ giữa hai công ty đang căng thẳng do những bất đồng của Steve Jobs với CEO tiền nhiệm Michael Eisner khi Disney muốn phát hành các bộ phim của Pixar.
Iger đã "phá băng" với Jobs và khơi dậy mối quan hệ bằng cách ca ngợi iPod và thảo luận về iTunes như một nền tảng truyền hình. "Tôi đã suy nghĩ về tương lai của truyền hình và tin rằng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta xem các chương trình truyền hình và phim trên máy tính. Tôi không biết công nghệ di động sẽ phát triển nhanh như thế nào (iPhone vẫn chưa ra mắt), vì vậy tôi đang hướng đến một nền tảng iTunes cho truyền hình - iTV", Iger mô tả. Steve Jobs sau đó đã thêm tính năng xem video vào iPod và đưa các bộ phim của Disney lên thiết bị này.
" alt=""/>Nếu Steve Jobs còn sống, Apple có thể sát nhập với Disney