Các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ đang dự trù cho tình huống thiếu hụt linh kiện do sự bùng phát virus Corona ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô nước này, theo hãng tin Bloomberg.
Việc tạm đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc đặt ra những thách thức mới cho ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ khi các công ty ở quốc gia Nam Á này phụ thuộc vào một số nhà cung cấp linh kiện của Trung Quốc.
Sự gián đoạn xảy ra vào thời điểm các nhà sản xuất ô tô đang vật lộn để tăng cường ra lò các mẫu xe mới. Doanh số xe hơi ở Ấn Độ đã sụt giảm kỷ lục 19% trong năm 2019 do sức mua giảm, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ.
Harsh Kale, Chủ tịch Hiệp hội các đại lý ô tô Ấn Độ cho biết: "Đó sẽ là một vấn đề rất đáng quan ngại, đặc biệt đối với các dòng xe sử dụng nhiều linh kiện nhập khẩu".
Hôm 6/2/2020, Mahindra và Mahindra, một trong những nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Ấn Độ, cho biết sự thiếu hụt linh kiện có thể ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất một số loại xe và có khả năng trì hoãn việc Ấn Độ chuyển sang bộ tiêu chuẩn khí thải mới.
Ấn Độ đang trong giai đoạn chuyển lên mức chuẩn khí thải Euro 6 vào tháng 4 tới đây. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi cuối cùng, trong khi bất kỳ sự thiếu hụt linh kiện nào đều cản trở đến kế hoạch tầm quốc gia như vậy.
"Đối với Mahindra, có một số phụ tùng đến từ Trung Quốc, hiện tại là một hạn chế về nguồn cung đối với chúng tôi", Giám đốc điều hành Pawan Kumar Goenka nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. "Chúng tôi có một số lo ngại nếu nguồn cung không khởi động lại vào tuần tới".
Nếu nguồn cung linh kiện tiếp tục bị ảnh hưởng trong vài tuần nữa, Mahindra có thể phải tìm cách gia hạn thời hạn chót đạt chuẩn Euro 6 do các yếu tố "bất khả kháng", Goenka nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Đường bộ Ấn Độ Nitin Gadkari cho biết, nước này không trì hoãn việc chuyển sang tiêu chuẩn khí thải mới, theo kế hoạch là từ ngày 1 tháng 4 tới đây.
Hôm 5/2/2020, Tổ chức India Ratings and Research (Đánh giá xếp hạng tổng quan nền kinh tế Ấn Độ) đã hạ triển vọng của ngành ô tô xuống mức không ổn định trong năm tài chính 2021, nguyên nhân từ doanh số bán hàng chậm lại do tâm lý tiêu dùng yếu.
Theo Báo Giao thông
Chiếc ô tô đồ chơi mô phỏng xe Camaro đang được rao bán với giá lên tới 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ đồng), đắt gấp 4 lần so với một chiếc Camaro.
" alt=""/>Đến lượt các hãng xe Ấn Độ 'nín thở' với nguồn cung từ Trung QuốcTại tâm dịch Vũ Hán khi đó, Trung Quốc đã ứng dụng robot kết nối 5G cung cấp thuốc men, đồ ăn cho bệnh nhân mà không phải tiếp xúc gần với y bác sĩ. Bên ngoài, những chiếc xe tự hành di chuyển khắp đường phố giao nhu yếu phẩm, vật tư y tế.
Ngoài ra, với những khu vực đặc biệt nguy hiểm, drone điều khiển từ xa được trang bị để phun thuốc khử khuẩn, cung cấp thuốc, chuyển mẫu xét nghiệm. Drone còn được cảnh sát địa phương sử dụng để liên tục phát đi cảnh báo nhắc nhở người dân đeo khẩu trang cũng như không ra khỏi nhà.
Khi Covid-19 lây lan rộng hơn, các công ty như Alibaba và Tencent đã phối hợp với chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống đánh giá sức khỏe toàn dân gắn với smartphone. Chỉ những người có trạng thái sức khỏe xanh mới được phép di chuyển đến những nơi công cộng, đi qua các trạm kiểm soát QR.
Sau tất cả, Trung Quốc có một hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đặt ở mọi nơi. Kết hợp với dữ liệu lớn, máy học nhằm phân tích lịch trình di chuyển, thân nhiệt, số người tiếp xúc, Trung Quốc có thể dễ dàng phân vùng và cô lập F1, F2, F3 ngay khi phát hiện ca F0.
Nhờ đó, Trung Quốc đã kiểm soát thành công Covid-19 trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây, loay hoay tìm cách ứng phó.
Mỹ dùng siêu máy tính để phân tích chủng virus
Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, Hoa Kỳ rất biết tận dụng vị thế siêu cường công nghệ của mình để đi tắt đón đầu trong việc chế tạo vắc-xin ngừa virus.
Nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, Nhà Trắng đã có được sự trợ giúp của những gã khổng lồ công nghệ trong việc cung cấp những thiết bị tối tân nhất đáp ứng cho việc phân lập mẫu virus, kể cả những biến thể mới của Covid-19, trong thời gian ngắn nhất.
Với mỗi biến thể có thể có tới 30.000 DNA gốc, bộ công cụ miễn phí của Nvidia có khả năng giải trình tự gen DNA và RNA nhanh hơn 35 - 50 lần so với truyền thống. Một ông lớn khác là Google sử dụng chương trình trí tuệ nhân tạo AlphaFold để dự đoán cấu trúc protein và chuyển giao kết quả này cho các trường đại học, viện nghiên cứu.
![]() |
Mỹ tận dụng lợi thế siêu cường công nghệ để đẩy nhanh quá trình giải trình tự gen, tiến tới sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19. |
Siêu máy tính Mỹ có sự đóng góp của 43 công ty trong đó có IBM, Intel, Microsoft với sức mạnh xử lý của 6,8 triệu CPU và 50.000 GPU đã giúp hoàn thành gần 100 dự án nghiên cứu về Covid-19. Nhờ đó, Mỹ đi đầu trong việc cấp phép ba loại vắc-xin với hàng chục loại đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2.
Khi dịch bệnh lây lan mạnh hơn, Microsoft mau chóng triển khai nền tảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe miễn phí trên đám mây Azure. Nền tảng này đóng vai trò như một trợ lý ảo thông minh hỗ trợ bác sĩ trong việc quản lý, thăm khám và sàng lọc bệnh nhân Covid-19.
HP, công ty chuyên sản xuất máy tính và máy in, cũng sử dụng các máy in 3D của mình để sản xuất những bộ công cụ phòng chống dịch như chốt mở cửa không dùng tay, mặt nạ, khẩu trang...
Khi việc tiêm vắc-xin được triển khai rộng khắp, Microsoft và Oracle cùng các tổ chức bắt tay nhau xây dựng hộ chiếu vắc-xin điện tử, giúp truy cập và xác thực tình trạng tiêm vắc-xin chỉ thông qua một cú quét mã QR.
Công nghệ là chìa khóa
Sau Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới học hỏi cách thức chống dịch của đại lục. Đó là hệ thống bản đồ dịch thời gian thực của Google, Facebook ở Mỹ trước tiên.
Các nước như Hàn Quốc, Anh hay Israel cũng sớm thảo luận để đưa vào hệ thống theo dấu người dân.
![]() |
Anh và các nước phương Tây đã ứng dụng triệt để QR Code trong truy vết người nhiễm Covid-19. |
Như tại Vương quốc Anh (gồm Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland), Dịch vụ y tế quốc gia NHS đóng vai trò cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ người dân trong khối. Tất cả các địa điểm kinh doanh muốn mở cửa đều phải dán poster chứa mã QR để thu thập thông tin khách hàng trong ít nhất 21 ngày.
Tại các nước gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như Ấn Độ hay Brazil, có thể thấy số ca nhiễm mới vẫn đang ở mức kỷ lục với tổng số ca nhiễm lần lượt là 21,9 triệu và 15,1 triệu ca.
Cùng với những biến chủng mới của Covid-19, thế giới đang phải bước vào một giai đoạn mới của việc phòng chống căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra. Đã đến lúc cần có sự ứng dụng rất cao của công nghệ nhằm đẩy lùi dịch bệnh, đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường.
Phương Nguyễn
Công nghệ không thể đẩy lùi đại dịch, tuy nhiên, nó có thể hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giáo dục, cảnh báo, trao quyền và giảm đáng kể thiệt hại.
" alt=""/>Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi CovidTheo đó Cục Quản lý Dược yêu cầu công ty cổ phần dược phẩm sinh học y tế phối hợp với các cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc nhà nước lấy thêm 3 mẫu bổ sung và gửi mẫu về Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu độ hoà tan (Amoxicillin).
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM cho thấy, lô thuối nói trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hoà tan, được xác định vi phạm mức độ 2.
Do đó Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi toàn quốc lô thuốc nói trên. Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này.
Thuốc AMK 625 chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, tiết niệu và sinh dục. Ngoài ra dùng cho các trường hợp viêm tuỷ, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn hỗn hợp sau phẫu thuật và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
![]() |
Thuốc AMK 625 của Thái Lan bị thu hồi do không đạt chỉ tiêu về độ hoà tan |
T.Thư
" alt=""/>Thuốc điều trị nhiễm khuẩn của Thái Lan bị thu hồi