
 |
Rebecca Hoedemaker trở thành goá phụ chỉ 3 ngày sau khi cưới. |
Rebecca, tới từ Eastbourne, East Sussex (Anh) nói: ‘Thật đau buồn khi phải mất đi người đàn ông tuyệt vời của đời mình theo cách tàn nhẫn nhất’.
‘Tristan đối mặt với căn bệnh của mình theo cách dũng cảm nhất. Anh ấy không bao giờ phàn nàn. Điều duy nhất anh ấy lo lắng là bỏ tôi lại phía sau’.
Rebecca chỉ được chung sống với chồng mình trong vỏn vẹn 72 giờ, nhưng cô không hề hối tiếc về quyết định đó. Trở thành goá phụ ở tuổi 23, Rebecca tin rằng ‘Tristan đã để lại đủ sự hạnh phúc cho phần đời còn lại của cô’.
Rebecca hiện là y tá trong khu cấp cứu của bệnh viện. Cô gặp Tristan vào đêm giao thừa năm 2012, khi cô 18 và Tristan 22 tuổi.
Lúc đó, Rebecca là sinh viên, còn Tristan đang làm việc trong một quán bar. Rebecca vẫn nhớ ấn tượng đầu tiên với Tristan là khi cô cùng bạn bè cố gắng vào quán bar, nhưng em gái của Tristan, Angelique đến cửa và nói rằng họ đã đóng cửa. Nhưng Tristan đã chạy đến và nói: ‘Hãy để họ vào’. Tối hôm đó, họ đã nói chuyện với nhau.
Trong vài tuần sau đó, Rebecca và bạn bè tiếp tục quay lại quán bar, và Tristan luôn dành cho cho cô một ly nước miễn phí. Cả hai chính thức hẹn hò vào tháng 3/2013 tại một buổi chạy marathon. ‘Tôi nói muốn tham gia nhưng anh ấy nghĩ rằng tôi không đủ sức khoẻ để chạy vì không luyện tập trước đó. Tôi vẫn cố tình tham gia và chạy bên cạnh anh ấy chỉ để chứng minh, anh ấy đã lầm’, Rebecca nhớ lại.
Sau đó, cả hai trở thành một cặp và chạy bộ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Cả hai cũng có sở thích đi nhảy dù cùng nhau.
 |
Cặp đôi bên nhau gần 5 năm. |
Không chỉ yêu thể thao, họ còn yêu động vật. Tristan tham gia một khoá học và trở thành y tá thú y. Anh tham gia công việc tình nguyện ở một tổ chức từ thiện, chuyên cứu hộ động vật hoang dã. Trong mắt Rebecca, Tristan là người đàn ông tốt bụng, chu đáo và vui tính.
Sau 4 năm hẹn hò, cặp đôi quyết định dọn về cùng nhau khi một người bạn cho họ mượn chỗ ở và họ cũng bắt đầu tiết kiệm tiền để mua một căn hộ riêng. Nhưng chỉ 4 tháng sau đó, Tristan ngã bệnh.
‘Ngày 17/11/2017, chúng tôi dự định tham dự một cuộc đua marathon 10km. Nhưng sáng hôm đó, Tristan nói anh ấy không khoẻ và bảo tôi chạy một mình’, Rebecca nhớ lại.
Các triệu chứng của Tristan lúc đó giống như bị cúm, nhưng kéo dài 1 tuần. Bụng Tristan sưng lên và anh không thể ăn. Họ đã đến phòng khám gần đó để kiểm tra nhưng bác sĩ chỉ cho thuốc giảm đau. Sau đó, cả hai quyết định tới bệnh viện nơi cô đang làm để kiểm tra.
‘Các đồng nghiệp của tôi đã tiến hành xét nghiệm và phát hiện máu của anh ấy bị viêm nhiễm’, Rebecca nói. Các bác sĩ chẩn đoán rằng, có thể Tristan bị viêm ruột thừa cấp tính và yêu cầu siêu âm.
Lúc tối muộn, các bác sĩ nói rằng, Tristan cần phải ở lại bệnh viện. Ngày hôm sau, Rebecca và cha mẹ Tristan tới bệnh viện và đón nhận tin dữ: Tristan bị ung thư. Các bác sĩ nói rằng, có nhiều khối u trong bụng anh nhưng chưa rõ loại ung thư mà Tristan mắc phải. Đó là một cú sốc lớn với Rebecca.
Tristan xuất viện sau một tuần để điều trị tại nhà. Vài ngày sau đó, Tristan yếu đi nhanh chóng, toát mồ hôi và bụng bắt đầu to lên. Trong khi các khối u lây lan nhanh nhưng các bác sĩ vẫn chưa biết đó là loại ung thư gì.
Tristan tiếp tục được chuyển đến bệnh viện chuyên sâu về ung thư Royal Marsden (South London) để kiểm tra. ‘Tối đó, tôi ngủ bên cạnh giường của anh ấy. Sáng hôm sau, các bác sĩ đã đến và nói với Tristan: 'Bệnh ung thư của anh đã ở giai đoạn cuối. Chúng tôi không thể làm gì hơn nữa’.
Ngày hôm sau, đội chăm sóc giảm nhẹ đến và hỏi Tristan: ‘Có điều gì cậu muốn làm trước khi qua đời không?’. Tristan trả lời, anh đang đợi tới ngày kỷ niệm 5 năm để cầu hôn. Ngay lúc đó, từ giường bệnh, Tristan ngỏ ý kết hôn và Rebecca đồng ý.
Rebecca sau đó cùng mẹ và 2 em gái đi chọn một chiếc váy cưới. ‘Tôi cảm thấy vui nhưng cũng rất buồn. Tôi muốn kết hôn với Tristan nhưng không phải là trong hoàn cảnh này’, Rebecca bộc bạch tâm trạng khi ấy.
Tristan, trong khi đó, nhận được một chiếc nhẫn từ chuỗi cửa hàng Harrods khi câu chuyện được nhiều người biết đến.
Ngày 6/12, Tristan quỳ xuống cầu hôn chính thức Rebecca khi vẫn phải gắn ống thông từ mũi xuống dạ dày. Rebecca đã đăng lên Facebook lời mời tham dự đám cưới dành cho bạn bè và gia đình.
2 ngày sau, 8/12, đám cưới được tổ chức. ‘Đi vào phòng cưới, tôi sững sờ. Tôi đã mời mọi người, nhưng có tới 150 người đã tới. Căn phòng khi đó chật cứng’, Rebecca nhớ lại. Đó là một lễ cưới đáng nhớ với một bữa tiệc buffet chay, những bài phát biểu và nhảy nhót. Nhưng cặp đôi phải rời đi sớm vì Tristan đã kiệt sức.
 |
Chú rể qua đời vì căn bệnh ung thư hiếm gặp ở tuổi 27, chỉ 3 tuần sau khi phát hiện bệnh. |
Họ kết hôn vào thứ Sáu và có một cuối tuần vui vẻ bên những bức ảnh cưới. Tuy nhiên, vào sáng thứ Hai, sức khoẻ của Tristan diễn biến xấu đi. Chiều hôm đó, anh qua đời.
Chỉ 72 giờ kể từ ngày cưới và 3 tuần từ khi Tristan cảm thấy không khoẻ. Mọi thứ trôi qua như một giấc mơ. Loại ung thư mà Tristan mắc phải, sau đó được xác định là ung thư Sarcoma mô mềm, một loại ung thư ác tính và hiếm gặp.
Tang lễ của anh được tổ chức vào ngày 27/12.
Sau khi mất, chị gái của Tristan, Angelique đã gửi cho Rebecca bức thư mà Tristan để lại: ‘Anh muốn em tiếp tục cuộc sống của mình và toả sáng như em đã từng. Anh là người đàn ông may mắn nhất trái đất khi được biết em và chỉ là hơi buồn khi em phải tiếp tục bước tiếp một mình’, Tristan viết. ‘Hãy giúp anh cứu thêm nhiều động vật nữa’.
‘Sau khi anh ấy ra đi, tôi đã có một khoảng thời gian dài đau buồn. Nhưng cứ đọc lại những dòng chữ mà Tristan đã viết, tôi lại có thêm sức mạnh để vượt qua’, Rebecca nhớ lại.
 |
Tristan để lại cho Rebecca một bức thư, khuyến khích cô sống tiếp một cách vui vẻ. |

Đám cưới 'có một không hai' của cặp đôi bác sĩ trong mùa Covid-19
Một lễ cưới đơn sơ đã được các y bác sĩ tổ chức cho 2 đồng nghiệp của mình ở Bệnh viện Đại học Duke (North Carolina, Mỹ).
" alt=""/>Chuyện tình rơi nước mắt của chú rể ung thư, qua đời sau 3 ngày kết hôn
Chia sẻ của ông Rajit Sukumaran- Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Khách sạn InterContinental (IHG) tại khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc về tác động của dịch bệnh đối với doanh nghiệp trong ngành du lịch - khách sạn.Đặt - hủy phòng linh động và ‘Lời hứa Sạch’ của IHG
Thưa ông, Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề lên toàn thế giới và hầu như tất cả các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng của đại dịch. IHG đã làm thế nào để vượt qua thách thức và duy trì hoạt động kinh doanh cũng như duy trì khách hàng trung thành với thương hiệu trên toàn cầu?
Có thể nói thời gian này khá thách thức đối với ngành khách sạn, chúng tôi đã và đang tập trung ứng phó với dịch Covid-19 bằng khả năng tốt nhất trên mọi phương diện. Công việc kinh doanh bắt đầu trở nên khó khăn từ khi nhu cầu thị trường sụt giảm nhanh trong tháng Ba. Hiện nay chúng tôi đang trong bước đầu phục hồi khi các khách sạn của tập đoàn tại nhiều nơi trên thế giới đang mở cửa trở lại.
Trọng tâm của chúng tôi hiện nay là phát triển Thương hiệu của Tập đoàn - bằng cách làm điều cần thiết cho chủ đầu tư, cho nhân viên, cho khách hàng và cộng đồng. Để giúp khách hàng lên kế hoạch khi họ có thể đi du lịch trở lại, chúng tôi đã gia tăng tính linh hoạt và bảo đảm an toàn cho khách hàng bằng các phương án đặt phòng và hủy phòng linh động, đồng thời duy trì trạng thái khách hàng trung thành khi du lịch trở lại bình thường. Ngoài ra, chúng tôi còn triển khai chương trình IHG Clean Promise (Lời hứa Sạch của IHG) để tăng cường các biện pháp vệ sinh, mang đến cho khách hàng sự yên tâm hơn, cũng như sự bảo vệ cần thiết cho đội ngũ nhân viên khách sạn.
Ông có thể chia sẻ một số thông tin cụ thể về tình hình hoạt động thực tế của các khách sạn thuộc IHG tại Việt Nam vào trước và sau khi áp dụng biện pháp phong tỏa một phần vào tháng 4?
Sau khi lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy khách du lịch có nhu cầu mạnh mẽ, đặc biệt là ở những khu nghỉ dưỡng, nhất là những địa điểm cách khu vực đông dân một chuyến xe hay chuyến bay ngắn. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy điểm mạnh của mô hình khách sạn kết hợp và căn hộ dịch vụ trong thời gian này.
Nhờ tận dụng được lợi thế từ sức mạnh thương hiệu và niềm tin đã tạo dựng với khách hàng trong nhiều năm, trong thời gian dịch bệnh, khách sạn của chúng tôi tại các thành phố vẫn có thể mở cửa. Du khách lựa chọn chúng tôi vì họ cảm thấy an toàn và tin tưởng với tiêu chuẩn chúng tôi đã đặt ra cho dịch vụ vệ sinh.
Khách sạn của chúng tôi cũng phát huy sự sáng tạo trong giai đoạn này để thúc đẩy dòng doanh thu mới, ví dụ như dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống bên ngoài và đồ mang đi, thiết kế các hoạt động tại nhà, bao gồm giao nguyên liệu và video hướng dẫn nấu ăn tại nhà, cũng như thay đổi thực đơn phục vụ trong phòng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các khách sạn tập trung vào kinh doanh theo kiểu truyền thống cũng đã ứng biến linh hoạt, cung cấp các gói dịch vụ trăng mật và dịch vụ gia đình, trong đó có các lớp nấu ăn và buổi xem phim tối cho trẻ em để đẩy mạnh hoạt động giải trí.
Du lịch tại chỗ, nghỉ dưỡng cuối tuần gần nhà “lên ngôi”
Hiện tại, mặc dù làn sóng Covid-19 thứ 2 đang có dấu hiệu bùng phát tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm sau khi kiểm soát thành công làn sóng trước đây, Việt Nam có đủ tự tin để có thể chiến thắng một lần nữa. Vậy nếu dịch được hoàn toàn kiểm soát trong những tháng sắp tới, ông nhận định như thế nào về bức tranh toàn cảnh mới của ngành khách sạn trên toàn cầu?
Bây giờ vẫn còn quá sớm để khẳng định, nhưng chúng tôi tin rằng du lịch nội địa sẽ phục hồi trước tiên. Từ trước đến nay, du lịch nội địa không phải là phân khúc lớn tại thị trường Đông Nam Á, nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy xu hướng du lịch tại chỗ và nghỉ dưỡng gần nhà vào cuối tuần trong tình hình biên giới đóng cửa. Phân khúc chủ đạo của chúng tôi, bao gồm thương hiệu gia đình Holiday Inn, sẽ quay trở lại trước tiên, với hơn một nửa khách sạn, khu nghỉ dưỡng thuộc phân khúc này tại thị trường Đông Nam Á nằm ở vị trí rất đắc địa.
Vệ sinh là yếu tố vô cùng quan trọng để có được niềm tin của khách hàng trong toàn bộ hành trình. Các lý do để đi du lịch vẫn sẽ không thay đổi vì con người sẽ luôn muốn khám phá thế giới, thư giãn hoặc kết nối trở lại với gia đình, bạn bè. Chúng tôi tin rằng khi mọi người có thể du lịch trở lại, người ta sẽ coi trọng hơn những trải nghiệm du lịch mơ ước, và chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng mang tới những trải nghiệm như vậy cho khách hàng của mình
Ông đánh giá như thế nào về sự phục hồi của ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam sau làn sóng thứ nhất? Theo ông, liệu nhu cầu dịch vụ có khả năng tăng trưởng trong giai đoạn hậu Covid-19 và đó có phải tăng trưởng bền vững trong những năm tới không?
Nhờ triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng nội địa trong những tháng vừa qua tăng cao đặc biệt tại các địa điểm nghỉ dưỡng của IHG. Các khách sạn trong thành phố cũng ghi nhận nhu cầu của các nhóm khách nhỏ, hội họp và khách khứa tới nhà hàng cũng gia tăng. Chúng tôi tin rằng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và du lịch công vụ được dồn nén trong giai đoạn dịch sẽ tăng nhanh khi các thị trường mở cửa trở lại.
Xin cảm ơn ông!
Phương Ngân (thực hiện)
" alt=""/>‘Lời hứa Sạch’ giúp Hệ thống khách sạn IHG phục hồi hoạt động

 |
Nữ bồi bàn Gennica Cochran được khen ngợi vì hành động của mình. |
Gennica Cochran - nữ bồi bàn ở nhà hàng Lucia (California) đã dũng cảm mời vị khách Michael Lofthouse, 37 tuổi ra khỏi nhà hàng sau khi anh này có lời nói xúc phạm đến một nhóm khách gốc Á. Sự việc xảy ra đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7.
Được biết Michael hiện là CEO của một công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.
Sau hành động này của Gennica, cô được người dân khắp nơi ca ngợi là “anh hùng”. Nhiều người đã tặng tiền cho Gennica qua chương trình kêu gọi mang tên “Tiền Boa Cho Anh Hùng” trên trang GoFundMe. Hiện tại, số tiền đã lên tới 82.000 USD và chưa dừng lại.
Gennica cho biết, số tiền này sẽ cho phép cô tiếp tục theo đuổi công việc dạy yoga. Cô cũng đang nghĩ cách gửi một phần tiền cho những người cũng đang làm việc trong ngành này.
Chia sẻ về sự việc ở nhà hàng, Gennica cho biết: “Tôi cảm thấy cần phải bảo vệ họ khi nghe thấy những câu nói đó. Bất cứ ai ở trong trường hợp ấy cũng sẽ hành động như tôi”.
Nữ bồi bàn cũng chia sẻ, nhà hàng mới được mở cửa trở lại sau khi phải đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Vì thế, cô không thể để những hành vi phân biệt chủng tộc làm hỏng trải nghiệm đáng giá của khách hàng.
 |
Gia đình gốc Á tổ chức sinh nhật ở nhà hàng Lucia. |
Được biết, gia đình người gốc Á này đang tổ chức tiệc sinh nhật ở nhà hàng vào buổi tối hôm đó.
Không rõ vì lý do gì mà Michael - CEO một công ty công nghệ có quy mô nhỏ - đã buông lời lẽ xúc phạm họ bằng những câu chửi bới. Anh ta nói rằng “Tổng thống Trump sẽ tống cổ các người”, “Hãy quay về quê hương chết tiệt của các người. Các người không thuộc về nơi này”…
Sau khi bị vị khách xúc phạm, một thành viên trong gia đình đã bật camera để ghi lại những diễn biến tiếp theo. Trong video, Gennica đã hét lên với vị khách bất nhã rằng: “Anh không được nói chuyện với khách của chúng tôi như thế. Tôi muốn anh đi ngay bây giờ”.
 |
CEO công ty công nghệ - người đã có những lời lẽ phân biệt chủng tộc với gia đình gốc Á. |
Gia đình này cũng cho biết, những gì mà video ghi lại chưa phải là toàn bộ những câu nói điên loạn mà Michael đã nói ra hôm đó.
Không lâu sau đó, Michael đã lên tiếng xin lỗi vì hành động đáng xấu hổ của mình. “Đây rõ ràng là một khoảnh khắc mà tôi đã mất kiểm soát và nói năng gây tổn thương”.
“Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành tới gia đình các bạn. Tôi có thể tưởng tượng được những tổn thương mà các bạn đã phải chịu đựng”.
“Tôi đã được dạy cần phải tôn trọng mọi chủng tộc và tôi sẽ dành thời gian để suy ngẫm về hành động của mình, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về sự bất công mà rất nhiều người xung quanh tôi đang phải đối mặt hằng ngày”.

Bồi bàn ‘choáng váng’ vì được tỷ phú boa 5.000 USD
Một nhân viên phục vụ bàn ở Salisbury, Massachusetts, Mỹ đã vô cùng ‘choáng váng’ khi nhận ra vị khách mình vừa phục vụ để lại tới 5.000 USD tiền boa sau khi rời đi.
" alt=""/>Bồi bàn được tặng gần 2 tỷ đồng vì dám đuổi CEO công nghệ ra khỏi nhà hàng