Sau nhiều ngày sử dụng flagship của Apple, ông đánh giá các tính năng của máy đều tuyệt vời. Tuy nhiên, riêng về việc mở khóa và bảo mật, Davies gặp trở ngại "hàng trăm lần mỗi ngày". Vì thế, ông cảm giác "nhớ" Touch ID.
Điểm yếu của Face ID
Tuần trước, Chris Davies đi du lịch với iPhone 13 Pro Max. Nó luôn trên tay ông, hữu ích trong nhiều việc, từ check-in tại sân bay, chụp ảnh, nhắn tin, nghe nhạc, đọc ebook. Cảm giác nhìn vào màn hình ProMotion 120 Hz rất tuyệt vời.
![]() |
Cảm biến vân tay vẫn thiếu vắng trên dòng iPhone 13. Ảnh: SlashGear. |
Tuy nhiên, "vấn đề là các cảm biến phía trên màn hình của máy cũng nhìn chằm chằm lại nhưng không thấy được những gì chúng muốn", Davies viết.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, ông luôn mang khẩu trang khi ở sân bay và cả trên máy bay. Điều này khiến cho tính năng mở khóa bằng khuôn mặt (Face ID) của Apple gặp rắc rối.
Davies cho rằng, việc che một nửa gương mặt sẽ khiến hệ thống mở khóa dựa vào hình thức quét sinh trắc học này không hoạt động suôn sẻ.
Kể cả chiếc iPhone 13 Pro Max mới nhất, cao cấp nhất của Apple cũng không ngoại lệ. "Đó là trở ngại mà tôi gặp phải hàng trăm lần mỗi ngày, nếu không muốn nói rằng nhiều hơn", Davies chia sẻ trải nghiệm của ông.
Trên thực tế, kể từ iOS 14.5, Táo khuyết đã hỗ trợ mở khóa iPhone bằng Face ID ngay cả khi mang khẩu trang nếu người dùng đồng thời đeo Apple Watch. Đây là một giải pháp khá hay trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu đồng hồ thông minh của Apple, ngoài ra, tính năng này hoạt động chưa ổn định và tin cậy. Chris Davies đã dùng thử trên iPhone 12 Pro Max ngay từ đầu, nhưng nhiều trường hợp nó không thể mở khóa hoặc ngược lại, tự động mở khi ông không muốn.
Đến khi dùng iPhone 13 Pro Max và iOS 15 thì tính năng tiện dụng này lại không hoạt động. Davies đã cố gắng bật nó trong mục cài đặt trên iOS nhưng vẫn chỉ nhận được thông báo "không thể tạo kết nối an toàn với Apple Watch". Ông thử tìm kiếm thêm thông tin trên Internet thì nhận ra nhiều người cũng gặp tình trạng tương tự.
Touch ID là sự bổ sung cần thiết
Tổng biên tập SlashGear thử sửa lỗi bằng nhiều cách khác nhau, khởi động lại iPhone, đồng hồ, cập nhật cả 2 lên phiên bản phần mềm mới nhất có thể, thậm chí hủy ghép đôi và kết nối lại từ đầu, vẫn không thể khắc phục.
![]() |
iPad mini 6 tích hợp cảm biến vân tay lên nút nguồn. Ảnh: Apple. |
Trong chuyến đi đó, Davies thường xuyên đeo khẩu trang. Ngay cả với việc xem nội dung thông báo, ông cũng không có cách nào khác là phải nhập mã PIN. Phần khuyết đỉnh trên màn hình iPhone 13 nhỏ hơn thế hệ trước, nhưng nó không có ý nghĩa gì cả khi Face ID không hoạt động hữu ích.
"Tôi ghen tỵ với thiết bị như iPad mini mới, có Touch ID tích hợp trên nút nguồn", Davies viết. Ông khẳng định mình là người yêu thích nhận diện khuôn mặt, đánh giá cao sự thuận tiện, nhanh chóng của nó. Đó là lý do Apple đã chuyển phương thức bảo mật chính của iPhone thành Face ID. Tuy nhiên, Covid-19 đã làm lộ yếu điểm.
Davies cho rằng thông tin về việc Touch ID sẽ xuất hiện trở lại trên iPhone khiến nhiều người vui hơn, bao gồm cả ông. Điều này mang đến sự cân bằng giữa tiện lợi và bảo mật.
Mở khóa bằng Apple Watch nói chung là cách tốt, nhưng vẫn có thể gặp rắc rối tương tự những tính năng phụ thuộc vào kết nối không dây khác, chẳng hạn AirDrop.
Tuy nhiên, ngay cả khi Apple mong muốn đưa cảm biến vân tay quay lại iPhone, điều này cũng chưa thể diễn ra trong năm nay. Theo các tin đồn, iPhone 14, dự kiến ra mắt nửa cuối năm 2022, có thể được tích hợp Touch ID dưới màn hình bên cạnh Face ID hiện tại.
Trong lúc này, mọi người có thể hạn chế phiền hà bằng cách để iPhone hiển thị nội dung thông báo trên màn hình khóa hoặc đặt thời gian tự động khóa máy lâu hơn.
Với Davies, ông cho rằng việc này không mang lại cảm giác an toàn. Ông sẽ tiếp tục "chịu đựng", chờ đợi Táo khuyết cập nhật iOS mới, cải thiện độ tin cậy của tính năng mở khóa bằng Apple Watch.
(Theo Zingnews)
Những chiếc iPhone 13 Series màu mới đã bắt đầu về Việt Nam sau khi máy bán ra tại một số thị trường.
" alt=""/>iPhone 13 khiến người dùng nhớ Touch IDVề kết quả hoạt động của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) Việt Nam tại Nam Sudan, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, số liệu bước đầu là gần 1.000 ca bệnh, trong đó có một số ca nặng, 5 ca mổ trung phẫu và đại phẫu cùng một ca nghi nhiễm Covid-19. Toàn bộ bệnh nhân được chữa trị thành công theo đúng yêu cầu của Liên Hợp Quốc, nhất là bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19.
![]() |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh |
Qua báo cáo tại Nam Sudan và CH Trung Phi, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều kiện còn khó khăn thiếu thốn nhưng các quân nhân luôn giữ vững tinh thần lạc quan, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
Theo Thượng tướng, điều mà Liên Hợp Quốc đánh giá rất cao ở lực lượng Việt Nam là kết quả và biện pháp phòng chống Covid-19 của BVDC 2.2 cho bệnh viện, cũng như cho phái bộ của Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Bentiu, Nam Sudan.
“Có thể nói tất cả chỉ thị và kinh nghiệm của Chính phủ, quân đội về chống Covid-19 trong nước đều được BVDC 2.2 thực hiện nghiêm như đang ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đặc điểm của bệnh viện với thành phần chủ yếu là Học viện Quân y, nên học viện thường xuyên tăng cường trao đổi từng ngày, từng giờ. Cho tới nay, ta giữ được an toàn trước dịch bệnh, không có trường hợp nào nghi nhiễm và bảo toàn được cơ bản các vật tư, trang thiết bị trong tình huống có khó khăn hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo xác định nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên và quan trọng nhất trong thời điểm dịch Covid-19 là đảm bảo an toàn cho lực lượng GGHB của Việt Nam.
Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng luôn theo dõi, có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, thiết thực cùng với sự động viên thường xuyên của gia đình là nguồn động lực quan trọng giúp các quân nhân ở các phái bộ hoàn toàn yên tâm thực hiện nhiệm vụ.
Tất cả nỗ lực trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ, thông tin liên lạc đều tập trung vào việc đảm bảo không để dịch bệnh lây nhiễm vào lực lượng.
![]() |
Hội nghị trực tuyến với các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại các phái bộ ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi |
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công tác đảm bảo tinh thần của bộ đội rất được chú trọng. “Điều kiện xa xôi, chậm phát triển mà dịch bệnh như ở Nam Sudan khiến đội ngũ lãnh đạo cao nhất đất nước gồm 3 Phó tổng thống, hơn 10 bộ trưởng bị nhiễm, vì vậy tư tưởng bộ đội nếu không làm tốt sẽ dễ hoang mang. Tới nay, tinh thần anh em rất vững vàng”, ông nói.
Thượng tướng cho biết, về mặt trang bị vật tư y tế, thời gian tới ta có đủ thuốc và máy móc đảm bảo cho lực lượng và chữa trị cho các bệnh nhân. Bộ Quốc phòng đã cấp 2 tỷ đồng để mua trang thiết bị, vật tư y tế và sẽ sớm chuyển tới các phái bộ khi điều kiện cho phép.
Hiện nay, BVDC 2.2 cũng như lực lượng GGHB Việt Nam và đại diện Bộ Quốc phòng ở Liên Hợp Quốc đang thực hiện việc nắm bắt thông tin, báo cáo thường xuyên để Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng có những tính toán điều chỉnh thời gian tới, phù hợp với điều kiện mới.
Lê Thị Thúy Tình
Ảnh: Lê Anh Dũng
LHQ mời một số sỹ quan Việt Nam làm cán bộ chỉ huy của LHQ tại phái bộ cũng như ở trụ sở. Đây là sự hiện diện mới của quốc phòng, quân sự VN trên trường quốc tế.
" alt=""/>Ưu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình VN giữa dịch Covid