Một ngày sau tai nạn, hầu hết những gì chúng ta biết về Aghdam đều xuất phát từ các video trên YouTube của cô ấy. Chúng đã bị xóa ngay sau cuộc tấn công, nhưng các phiên bản copy vẫn còn, phần lớn là video ca nhạc "không mấy bình thường" hoặc các bài hướng dẫn tập thể dục. Video được chia sẻ rộng rãi nhất cho thấy cô ấy đang phàn nàn về YouTube: người kiểm duyệt đã giới hạn độ tuổi người xem video tập thể dục của cô vì nó quá khiêu khích, nhưng cô đã từng thấy rất nhiều video thậm chí còn khiêu khích hơn mà không hề bị kiểm duyệt. Cô ấy tức giận. Chính sách đó thật không công bằng.
Theo The Verge, sự việc rất đáng lo ngại, một phần vì bản thân nội dung video rất quen thuộc. Nếu bạn xem nhiều clip trên YouTube, bạn sẽ thấy có rất nhiều video như thế. Thời gian mà công ty kiểm duyệt video có lẽ cũng ngang ngửa với thời gian mà người dùng phàn nàn về việc bị kiểm duyệt. Thông thường các YouTuber sẽ chỉ bị hạn chế hoặc "tắt kiếm tiền", chứ không bị cấm hoàn toàn khỏi nền tảng, để họ có cơ hội "hoàn lương". Tuy nhiên, đa số người dùng nếu rơi vào trường hợp này sẽ đăng một video tạm biệt người hâm mộ và tuyên bố rời khỏi nền tảng, rằng họ không thể chịu nổi sự kiểm duyệt nặng nề và tùy tiện của Youtube. Không ít Youtuber thậm chí còn dùng video của Nasim như một lời thách thức, rằng họ đã đúng từ trước đến nay.
Ở một số góc độ nào đó, các phản ứng trên là không thể tránh khỏi. YouTube là một nền tảng khổng lồ, và hệ thống kiểm duyệt là sự kết hợp giữa "gắn cờ" của người sử dụng, các thuật toán, và các phán đoán nhanh chóng của những nhân viên kiểm duyệt luôn luôn không có thời gian để xem xét đủ sắc thái. Những nhân viên kiểm duyệt "đấu" với những những người nổi tiếng non trẻ kiếm sống một phần từ các video của mình, và xung đột là không thể tránh khỏi. Nó đã trở thành một phần của văn hóa Youtube.
Bằng nhiều cách, sự kiểm duyệt là điều quan trọng nhất của YouTube. Hai tuần trước vụ nổ súng, nền tảng này đã cập nhật chính sách về video liên quan đến súng, gây phản ứng dữ dội từ các kênh như TheGunCollective. Khi YouTube bị chỉ trích vì nội dung xấu trên kênh của trẻ em hồi năm ngoái, hãng đã phản ứng bằng việc hạn chế độ tuổi mạnh mẽ hơn với các video được cho là không phù hợp – giống với cơ chế khiến Aghdam tức giận. Tất cả những động thái này đều là động thái tích cực của YouTube, một dấu hiệu cho thấy nền tảng này bắt đầu chịu trách nhiệm về ảnh hưởng của nó tới người dùng và trên thế giới. Nhưng những động thái này lại gặp phải sự phản ứng dữ dội của các chủ sở hữu kênh, những người không bao giờ thấy vui khi video của họ bị giới hạn hoặc bị cấm hoàn toàn. Khi YouTube chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề hơn, việc gắn bó và điều hòa, cầm cương cộng đồng trở thành một công việc lớn hơn.
Rõ ràng, Aghdam phải chịu trách nhiệm về những gì cô ấy làm, và thật là khôn ngoan khi đổ lỗi vụ bắn súng cho sự kiểm duyệt của YouTube. Một số người đã xem Aghdam như một nạn nhân của chế độ kiểm duyệt trên YouTube, cố gắng khai thác vụ bắn súng để giải quyết mối hận thù cũ. Dòng lệnh phản đối kiểm duyệt #censorshipkills đã xuất hiện, nhằm đưa vụ bắn súng thành một bằng chứng chống lại các chính sách kiểm duyệt. Ngay cả Hiệp hội Súng trường Quốc gia của Mỹ cũng lên tiếng. Trong một tuyên bố ngày hôm qua, một đại diện của nhóm giải thích về vụ bắn súng, nói rằng các chính sách kiểm duyệt của YouTube đã "mở ra nhiều hận thù".
Vấn đề trở nên sâu sắc hơn rất nhiều so với những phàn nàn chính trị. Giống như hầu hết các nền tảng, thành công của YouTube dựa trên người dùng. Họ tạo ra video và nền văn hóa làm cho YouTube trở thành một nơi thú vị. Nhân viên của YouTube cần giữ cho cộng đồng đó vui vẻ, nhưng họ cũng cần phải định hình nó, hướng dẫn nó tránh xa thông tin sai lạc, lạm dụng và ghét bỏ. Với vụ việc tuần này, YouTube đã phải vất vả trong việc định hình cộng đồng sao cho nó không trở nên mất kiểm soát. Và giờ đây, YouTube cần phải được bảo vệ khỏi nền tảng của chính mình.
" alt=""/>Vụ nổ súng tại trụ sở YouTube khiến các câu hỏi quản lý cộng đồng đã khó càng khó hơnChỉ còn hai ngày nữa, Triển lãm Mô tô Xe máy Việt Nam lần thứ 2 (Vietnam Motorcycle Show 2017 – VMCS 2017) sẽ chính thức mở cửa đón khách tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Kỳ triển lãm năm nay quy tụ 10 thương hiệu mô tô, xe máy, bao gồm các công ty lớn như Honda, Piaggio, Suzuki, SYM, Yamaha và những nhà nhập khẩu chính hãng như Benelli, Ducati, Kawasaki, Peugeot, Harley-Davidson. Trong đó, các thương hiệu sẽ giới thiệu đến công chúng hơn 100 mẫu xe đa dạng các phân khúc, từ xe thương mại, xe thể thao, xe phân khối lớn đến các mẫu xe ý tưởng nhằm mang đến cho khách hàng Việt cái nhìn toàn cảnh về xu hướng sản phẩm trong nước lẫn quốc tế.
Thông tin trước triển lãm cho thấy Yamaha sẽ mang đến mẫu xe tay ga Janus mới.
Trong xu hướng dịch chuyển mới của thị trường xe máy Việt Nam, các mẫu xe thể thao côn tay như V-Strom, GSX-S1000 hay mẫu xe ga Impulse, Address của Suzuki.
" alt=""/>Triển lãm mô tô xe máy lớn nhất Việt Nam sắp khai màn có gì hấp dẫn?Đồng tiền ảo iFan vừa bị nhiều nhà đầu tư Việt tố cáo lừa đảo 15.000 tỷ đồng là một ví dụ điển hình của mô hình này. iFan tự xưng là "ứng dụng công nghệ blockchain 4.0", giúp quản lý thu nhập các nghệ sĩ trong showbiz Việt Nam và có sự cộng tác với nhiều nghệ sĩ Việt nổi tiếng.
Tuy nhiên, dưới vỏ bọc trên, bản chất iFan chỉ là một đồng tiền ảo vô nghĩa vận hành theo mô hình đa cấp biến tướng, lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước, một cách lừa đảo đã quá phổ biến tại Việt Nam.
Trước iFan, trên thế giới có không ít những dự án tương tự. Có dự án muốn “cách mạng hóa nền công nghiệp phim người lớn” khi phát hành tiền ảo nhằm giúp giao dịch trong ngành giữa nhà sản xuất, người xem và diễn viên được cởi trói bằng tiền ảo. Thực chất đây chỉ là bánh vẽ để thu tiền đầu tư. Nhanh chóng, các nhà đầu tư thế giới nhận ra cái bẫy mà những ICO dạng này giăng ra và tránh xa. Đồng tiền ảo có tên Titcoin trên đã nhanh chóng trở thành coin chết, với khối lượng giao dịch chỉ còn dưới 200 USD mỗi ngày.
Nổi tiếng nhất trong số các đồng tiền ảo vận hành dưới dạng mô hình Ponzi chính là Bitconnect. Đây chính là một trong những đồng tiền thuật toán được cộng đồng thế giới khẳng định chắc chắn là mô hình đa cấp biến tướng trong suốt năm 2017. Tuy nhiên đồng tiền này vẫn được quảng bá rộng rãi và sống khỏe tại Việt Nam.
![]() |
Lê Ngọc Tuấn, người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan, bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo. |
Kết cục có thể đoán trước, đầu năm 2018, Bitconnect thông báo đóng cửa, Không ít nhà đầu tư Việt Nam mất cả trăm triệu đồng khi khối tài sản dưới dạng tiền ảo đang cho sàn Bitconnect vay lãi cao trở thành vô giá trị.
Cách thức hoạt động của Bitconnect là lôi kéo nhà đầu tư mới bằng mức lãi suất béo bở lên tới 40% một tháng rồi dùng tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước. Với chỉ khoảng 4.000 USD khối lượng giao dịch phát sinh mỗi ngày, Bitconnect có tên trong “nghĩa địa coin chết”, như một lời nhắc nhở với cộng đồng tiền ảo thế giới rằng mô hình cho vay tiền ảo lãi lớn không có định nghĩa nào khác ngoài đa cấp biến tướng.
Những đồng tiền ảo đa cấp sau này vẫn giữ nguyên mô hình mà Bitconnect đã áp dụng. Quảng cáo trên nhiều kênh liên tiếp nhồi vào đầu nhà đầu tư nhẹ dạ những khái niệm như lãi từ 1-5% mỗi ngày, cam kết lãi trên 40% một tháng, nhà đầu tư đang tham gia vào “một cuộc cách mạng góp phần thúc đẩy ngành” nào đó. Tuy nhiên tất cả chỉ là bánh vẽ.
" alt=""/>Tiền ảo đa cấp dạng iFan và những nghĩa địa 'coin chết'