TIN BÀI KHÁC
Thành Long in dấu tay bất tử ở Hollywood
Trước đó, Duy Thái tham gia kỳ thực tập tại công ty đa quốc gia, môi trường làm việc 100% tiếng Anh, chuyên về hệ thống điều hành sản xuất MES và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cho các nhà máy. Sau đó, cậu nhận lời mời làm việc tại Đài Loan ở vị trí kỹ sư bán dẫn, Công ty Micron Technology.
Doanh nhân Justin Sun ăn quả chuối 6,2 triệu USD (Ảnh: AFP).
Doanh nhân tiền điện tử Justin Sun đã thực hiện lời hứa sau khi chi 6,2 triệu USD cho tác phẩm nghệ thuật quả chuối dán lên tường, bằng cách ăn quả chuối đó.
Tại một trong những khách sạn sang trọng nhất Hong Kong, Sun, 34 tuổi, đã ăn quả chuối trước mặt hàng chục nhà báo và người có sức ảnh hưởng sau khi có bài phát biểu ca ngợi tác phẩm này là "mang tính biểu tượng".
"Nó ngon hơn nhiều so với các loại chuối khác. Nó thực sự khá ngon", Sun, người sinh ra ở Trung Quốc, nói sau khi nếm thử tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm có tên là Comedian, do nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan tạo ra đã được bán đấu giá tại Sotheby's ở New York, Mỹ vào tuần trước. Sun là một trong 7 người tham gia đấu giá và đã chi 6,2 triệu USD để có được quả chuối.
Sun cho biết anh cảm thấy "không tin nổi" trong 10 giây đầu tiên sau khi thắng đấu giá, trước khi nhận ra "điều này có thể trở thành một điều gì đó lớn lao". Trong 10 giây sau đó, anh quyết định sẽ ăn quả chuối.
"Ăn nó tại một cuộc họp báo cũng có thể trở thành một phần lịch sử của tác phẩm nghệ thuật", Sun nói hôm 29/11.
Sự ra mắt của tác phẩm ăn được này tại triển lãm Art Basel 2019 ở Miami Beach, Mỹ đã gây ra tranh cãi và đặt ra câu hỏi liệu nó có nên được coi là nghệ thuật hay không.
Nhiều người trong giới nghệ thuật coi nó là một tác phẩm đích thực.
Cây bút Jason Farago của báo New York Times đã viết một bài dài bảo vệ tác phẩm, lập luận rằng đây "là một tác phẩm điêu khắc, tiếp tục sự phụ thuộc của ông Cattelan vào kỹ thuật treo để làm cho những điều hiển nhiên trở nên lố bịch và hạ thấp những kỳ vọng của nghệ thuật trước đó".
Tác phẩm này gây tranh cãi vì giá trị nghệ thuật thực sự (Ảnh: AFP).
Quả chuối này được cho là được mua với giá chưa đến 1 USD từ một quầy bán trái cây ở Manhattan, New York, Mỹ.
Shah Alam, 74 tuổi, người làm việc ở quầy trái cây, đã khóc khi được New York Timeshỏi cảm nghĩ về thương vụ bán đấu giá: "Tôi là một người nghèo. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy số tiền lớn như vậy".
Sun nói với New York Timesrằng phản ứng của ông Alam khiến anh "thật xúc động".
Sau đó, Sun cam kết mua 100.000 quả chuối từ gian hàng của ông Alam và cho biết số chuối này sẽ được phát đi trên toàn thế giới như "dấu mốc kỷ niệm về mối liên hệ tuyệt đẹp giữa cuộc sống thường ngày và nghệ thuật".
Sun, chủ sở hữu tác phẩm nghệ thuật, được cấp giấy chứng nhận xác thực rằng tác phẩm anh mua do họa sĩ Cattelan tạo ra, cũng như hướng dẫn về cách thay thế quả chuối khi nó bị hỏng.
Ngoài quả chuối đã ăn, Sun đã mua bản quyền để tái tạo tác phẩm nghệ thuật bằng cách dán băng keo bất kỳ quả chuối nào lên tường và gọi nó là "Comedian".
Những người tham dự do Sun tổ chức đều nhận được một cuộn băng keo và một quả chuối làm quà lưu niệm. "Mọi người đều có một quả chuối để ăn", Sun nói.
" alt=""/>Doanh nhân Trung Quốc ăn tác phẩm chuối dán lên tường giá 6,2 triệu USDĐằng sau những lời đùa tưởng như vô thưởng vô phạt như vậy, liệu có thật sự vô hại?
Chuyên gia Nguyễn Phương Mai đã chia sẻ và chỉ ra những vấn đề đằng sau một câu đùa hay cử chỉ tưởng như rất đơn giản. Đó là sự bình thường hóa những suy nghĩ nhạy cảm với trẻ em, cũng là việc cố tình bày tỏ tình cảm khi không nhận được sự đồng thuận của trẻ nhỏ. Hiểu cơ bản, đó là cách chúng ta lấy những lời trêu đùa thân mật để biến trẻ nhỏ thành những đối tượng của những ý niệm người lớn.
Câu chuyện trên sẽ lắng xuống theo dòng thông tin trên truyền thông. Tuy nhiên, vấn đề đằng sau đó không nằm ở một câu đùa cá nhân. Những suy nghĩ nhạy cảm với trẻ nhỏ - ngụy trang dưới những câu đùa, là một vấn đề tồn tại từ lâu trong văn hóa đại chúng. “Lớn nhanh lên chị đợi”, “con bé này kháu thế, lớn lên chắc khối người yêu”, “em mày xinh thế, mai sau cho tao làm em dâu mày nhé”... là những câu đùa mỗi người từng bắt gặp đâu đó trong cuộc sống, với nội dung hướng tới trẻ nhỏ.
Chúng ta phẫn nộ tột độ khi thấy những bức hình nhạy cảm trẻ em bị đăng tải lên mạng, lên án và kêu gọi công lý trừng phạt những kẻ ấu dâm - nhưng có thể xuề xòa cho qua những câu đùa mang ý niệm nhạy cảm tiềm tàng, hay thậm chí thích thú khi thấy hình ảnh trẻ em với những lớp make-up dày, đi giày cao gót, mặc trang phục đi biển. Điều đập vào mắt nhiều người khi thấy một học sinh lớp 7 trên truyền hình - đáng buồn thay lại là ngoại hình của em như một gợi mở về câu chuyện tình dục.
Những hành động tưởng như rất đơn giản ấy, như từ lời đùa cợt cho tới hình ảnh trẻ xuất hiện trong các quảng cáo, cuộc thi ẩn chứa nhiều vấn đề.
Thứ nhất, tư tưởng đó nếu không thay đổi kịp thời sẽ được coi như một điều hiển nhiên trong xã hội.
Thứ hai, nó ảnh hưởng tới cách trẻ em nhìn nhận bản thân, đặc biệt với các bé gái.
Điều khiến nhiều người lo ngại trong những câu nói đùa như vậy cũng như những hình thức khác là nỗi lo các em nhỏ, đặc biệt là những bé gái, sẽ có sự nhìn nhận sai lệch về vai trò của mình trong các mối quan hệ, từ gia đình cho tới người quen. Trong giai đoạn phát triển non nớt đầy nhạy cảm, các bé lại được đưa vào đầu những ý niệm về tình yêu nam nữ với chính người thân? Hay suy nghĩ rằng có một cô chú nào đó đang “đặc biệt” để ý đến mình theo cái cách của một người đang yêu. Đó không hề là những cảm xúc và suy nghĩ tích cực, đơn giản để được các bé tiếp nhận như những câu đùa đơn thuần.
Khi nhìn rộng hơn, nhiều người cũng đặt ra các câu hỏi mang tính vĩ mô: Liệu những trò đùa công khai trên truyền hình nói riêng và hình ảnh trẻ nhỏ trên truyền thông có làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận trẻ con không? Trẻ nhỏ có dễ trở thành đối tượng bị đưa ra để đánh giá, cân đong đo đếm về “ngoại hình”?
Trong những lời đùa cợt hồn nhiên của người lớn, tính chủ thể của trẻ nhỏ vô tình bị tước đoạt khi đi cùng với những câu đùa luôn là sự bào chữa “trẻ con không hiểu gì đâu?”. Thứ nhất, trẻ con đã có những nhận thức về giới từ khi còn nhỏ và tại nước ngoài, việc chia sẻ các kiến thức về giới, tình dục cho trẻ được phân cấp từ đơn giản đến phức tạp theo từng độ tuổi.
Thứ hai, việc trẻ không biết không có nghĩa người lớn được thực hiện những hành vi đùa cợt thiếu tôn trọng và không có sự đồng thuận của trẻ, dù trên không gian mạng. Cảm xúc của trẻ hay những suy nghĩ có thể in hằn trong đầu các em là điều không ai nghĩ tới với những câu đùa trong khi trẻ nhỏ đang trong độ tuổi quan sát thế giới và hình thành khái niệm, suy nghĩ, tính cách trong đầu.
Ở Việt Nam, trong khi khái niệm “đồng thuận” vẫn còn là một điều xa lạ; đồng thuận với trẻ nhỏ lại là thực hành không mấy người biết hay thực hiện. Từ những điều đơn giản như hôn má, hôn môi cho đến những điều có thể để lại hậu quả như đăng một bức hình con đang tắm lên mạng xã hội và khen đáng yêu, chúng ta dường như đã bỏ quên khái niệm sự đồng thuận với trẻ.
Sẽ có nhiều người lên tiếng rằng, quan điểm này mang theo những suy nghĩ nghe quá to tát, giáo điều trong khi đơn giản những người trưởng thành ấy chỉ muốn thể hiện tình cảm với trẻ nhỏ thông qua lời đùa cợt. Tuy nhiên, những tác động về tinh thần, cảm xúc hay tâm lý là điều không thể đo lường luôn ở hiện tại. Không ai biết chính xác lũ trẻ lớn lên với lời đùa cợt như vậy sẽ nghĩ gì, hành xử ra sao, thay đổi tâm lý như nào… nhưng tác động là không thể phủ nhận.
Chắc chắn rằng, không ai muốn con mình lớn lên với mặc cảm về ngoại hình, luôn nghĩ bản thân như một thực thể được quan tâm vì tình cảm nam nữ, hay trở thành đối tượng miễn cưỡng của những trò đùa, những nụ hôn vô duyên đến từ người lớn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt=""/>Đã đến lúc ngừng nói đùa: 'Lớn nhanh lên cô, chú đợi'