Như vậy, tính từ 18h ngày 27/6 đến 18h ngày 28/6 (trong 24 giờ), TP ghi nhận 218 ca Covid-19 gồm bệnh nhân 15679- 15740; 15796-15889; 15969-16030.
Theo HCDC, trong 218 ca Covid-19 có 204 trường hợp là các tiếp xúc với các bệnh nhân được công bố trước đó đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa; 11 trường hợp mới phát hiện đang điều tra dịch tễ; 1 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp; 2 trường hợp phát hiện trong thời gian theo dõi sau cách ly tập trung.
![]() |
Lực lượng y tế lấy mẫu tầm soát xét nghiệm nCoV tại một chung cư ở quận Bình Tân |
204 trường hợp là các tiếp xúc được điều tra truy vết. Cụ thể: chuỗi nhóm truyền giáo Phục Hưng (3); liên quan bệnh nhân 14898 (3); liên quan bệnh nhân 14915 (1); liên quan bệnh nhân 14174 (3); liên quan bệnh nhân 9962 (1); chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn - chợ Sơn Kỳ (23); chuỗi Ehome 3 (12); chuỗi liên quan chung cư Phú Thọ quận 11 (2); liên quan bệnh nhân 9963 (1); chuỗi Công ty Kim Minh Quận 5 (5); chuỗi Hnam Mobile (6); chuỗi lây nhiễm tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung (22);
Chuỗi liên quan nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (14); chuỗi liên quan nhân viên công ty nước uống đóng chai (4); chuỗi vựa ve chai Đề Thám quận 1 (16); chuỗi liên quan xưởng cơ khí đường Nguyễn Văn Khối, Gò Vấp (2); chuỗi chợ khu phố 2, phường An Lạc (17); liên quan chợ An Đông (17); liên quan chợ Hoàng Hoa Thám (6); liên quan nhà trọ trên đường Phạm Văn Chiêu (1); liên quan nhà trọ trên đường Lê Thúc Hoạch (1);
Chuỗi cửa hàng Ngọc Hà quận 1 (4); chuỗi xưởng cơ khi Hóc Môn (1); chuỗi công ty Lạc Tỷ Bình Tân (5); liên quan bệnh nhân 11300 (1); liên quan bệnh nhân 15796-15797 (12); liên quan bệnh nhân 14850 (4); liên quan bệnh nhân 14485 (1); liên quan bệnh nhân 15816 (6); liên quan bệnh nhân 13735 (1); liên quan bệnh nhân 14862 (2); liên quan bệnh nhân 13741 (1); chuỗi chợ Bình Điền (5), liên quan bệnh nhân 14954 (1).
11 trường hợp đang điều tra dịch tễ cư trú phân bố tại quận 4 (3), quận 5 (1); quận 10 (1); quận Tân Bình (3); Bình Chánh (2), Hóc Môn (1).
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 3.434 ca Covid-19, hiện đang đứng thứ 2 nước về số ca nhiễm.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Ngành Y tế TP.HCM cho biết, qua điều tra tại các khu cách ly cho thấy, không có sự lây nhiễm chéo giữa các phòng.
" alt=""/>TP.HCM thêm 218 ca CovidSau khi hé lộ hình ảnh khui công tại cảng vào cuối tháng 11 vừa qua, mới đây chiếc siêu xe Maserati MC20 đầu tiên về Việt Nam đã được đơn vị nhập khẩu đưa về showroom ở Sài Gòn. Theo chia sẻ từ đơn vị nhập khẩu, chiếc MC20 đầu tiên tại Việt Nam này sẽ "lăn bánh ở Tây Ninh".
Chiếc Maserati MC20 đầu tiên về Việt Nam có màu sơn vàng Giallo Genio nổi bật và nội thất màu đen với các chi tiết bằng sợi carbon.
Là siêu xe thứ 2 của Maserati trong Thế kỷ XXI sau chiếc MC12 đã ra mắt từ năm 2004, MC20 có động cơ nhỏ chỉ bằng một nửa. Nằm dưới nắp máy hình đinh ba nêu trên là Nettuno - tên gọi được Maserati đặt cho động cơ tăng áp kép 3.0 lít V6 của MC20, đạt công suất 630 mã lực tại tua máy 7.500 vòng/phút và mô-men xoắn 730Nm từ 3.000 vòng phút. MC20 cũng là mẫu xe thương mại mạnh nhất của Maserati từ trước tới nay.
Động cơ này được nối với hệ dẫn động cầu sau thông qua hộp số tự động 8 cấp ly hợp kép, giúp chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100km/h dưới 2,9 giây và tốc độ tối đa đạt trên 325km/h.
Theo Xe Đời sống/Nghe nhìn Việt Nam
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
BMW X6 M “xịn” thế hệ thứ 3 đầu tiên được nhập tư nhân về Việt Nam, sở hữu khối sức mạnh 600 mã lực không thua kém siêu SUV nào hiện này.
" alt=""/>Đại gia Tây Ninh sở hữu siêu xe Maserati MC20 đầu tiên tại Việt NamÔng Lê Văn Hẳn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: travinh.gov.vn)
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện – Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế của tỉnh cho biết: Dự án nhà máy Điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh 1 tại vị trí V1-1, được khởi công ngày 24/4/2019, với công suất 48MW gồm 12 tua-bin gió (công suất 4.2MW/tua-bin) được xây dựng trên diện tích 1.204ha mặt nước; khu vực nhà điều hành, trạm biến áp trên diện tích 1,9ha, đường dây truyền tải điện 110kV, dài 20,3km từ trạm biến áp nhà máy điện đến trạm biến áp EVN Duyên-Trà.
Dự án do Quỹ Đầu tư CIO (Climate Investor One), ST International – Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) đồng tài trợ, tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng (tương đương 120 triệu USD) do tổng thầu Công ty Vestas Đan Mạch và các nhà thầu hàng đầu Việt Nam như Nhà thầu xây dựng Khang Đức, nhà thầu điện Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1).
Tại buổi lễ, ông Julian Day, Giám đốc Công ty Cổ phần Điện gió Trà Vinh 1 cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hướng dẫn, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi từ các sở, ngành tỉnh, của UBND thị xã Duyên Hải, UBND huyện Duyên Hải và các đơn vị liên quan. Đến nay, dự án đã hoàn thành một số hạng mục chính của như: móng trụ 12/12 tua-bin, cầu dẫn dài 4,2km, khu nhà làm việc chủ đầu tư, sân, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, bãi đậu xe.
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện cho biết thêm, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng vào quy hoạch phát triển nguồn năng lượng sạch, cung cấp lượng điện hơn 155 triệu KW/giờ hàng năm, đóng góp ngân sách khoảng 20 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hẳn ghi nhận những nỗ lực của nhà thầu, đơn vị thi công, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả theo yêu cầu đề ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty Cổ phần Điện gió Trà Vinh 1 và các ngành chức năng hỗ trợ Công ty khẩn trương hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định; tập trung mọi nguồn lực để triển khai thi công lắp dựng hoàn thành các tua-bin, các hạng mục còn lại như trạm biến áp, nhà điều hành, tuyến đường dây 110kV, tuyến cáp ngầm,…đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết với tỉnh.
Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo chất lượng công trình, bảo vệ môi trường sinh hoạt, đời sống, sản xuất của Nhân dân tại khu vực. Đặc biệt, ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương để thi công thực hiện dự án, có kế hoạch cùng với chính quyền địa phương đào tạo, bồi dưỡng bố trí lao động địa phương vào làm việc khi dự án đi vào hoạt động, nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm ổn định cho Nhân dân địa phương theo nguyên tắc “công việc nào người địa phương làm được thì ưu tiên bố trí lao động của người địa phương”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan như: Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thị xã Duyên Hải, UBND huyện Duyên Hải và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các thủ tục có liên quan đến ngành, địa phương quản lý, giúp nhà đầu tư sớm hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra.
Với tiềm lực tài chính mạnh từ Quỹ đầu tư CIO (Climate Investor One), ST International – Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU), kinh nghiệm thực hiện các dự án điện gió tại châu Á cũng như Việt Nam của tổng thầu Vestas – Đan Mạch và các nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, cùng sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan liên quan, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tin rằng Dự án Nhà máy điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh sẽ hoàn thành đóng điện đúng tiến độ như cam kết.
Phong Vũ
Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản lượng điện sản xuất từ điện gió đạt 630 triệu kWh, điện mặt trời đạt 7.274 triệu kWh, điện sinh khối đạt 303 triệu kWh chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc.
" alt=""/>Dự án Nhà máy điện gió Hàn Quốc