
- Leicester có nhiều điểm nhấn. Nhưng trên tất cả, thành công sẽ không đến nếu vắng bóng chủ sở hữu Vichai Srivaddhanaprabha - một người Thái Lan ít nói.
Đế chế Thái ở Leicester
Trong một thập niên trở lại đây, Premier League trở thành chiếc bánh hấp dẫn của những tỷ phú nước ngoài. Những người lắm tiền nhiều của đầu tư vào Premier League theo nhiều cách, chủ yếu mua lại quyền sở hữu các đội bóng.
Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần |
Vichai Srivaddhanaprabha cũng không nằm ngoài xu thế này. Srivaddhanaprabha bắt đầu đầu tư vào Leicester năm 2010, chủ yếu thông qua khoản tài trợ rồi từng bước mua lại cổ phần của đội bóng miền Trung nước Anh.
 |
Tỷ phú Srivaddhanaprabha đứng sau lưng thành công của Leicester |
Đầu năm 2011, Srivaddhanaprabha chính thức trở thành chủ tịch Leiceste, cũng là chủ sở hữu Bầy cáo. Ông đã bỏ ra khoảng 40 triệu bảng (57 triệu USD) cho thương vụ này.
Srivaddhanaprabha là ai? Ông là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Thái Lan, chủ sở hữu của tập đoàn King Power - với chuỗi cửa hàng miễn thuế.
Theo đánh giá của tạp chí uy tín Forbes, Srivaddhanaprabha hiện có tài sản 3,1 tỷ USD. Ông hiện đứng thứ 612 danh sách những người giàu nhất thế giới. Năm ngoái, vị trí của ông trên bảng xếp hạng Forbas là 714.
Riêng ở Thái Lan, Srivaddhanaprabha hiện đứng thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất nước. Tài sản của ông đã thay đổi đáng kể so với năm ngoái, khi xếp hạng 9 danh sách các tỷ phú Thái Lan.
 |
Không mua ngôi sao, nhưng Leiceter phát hiện ra nhiều cầu thủ đầy tiềm năng, trong đó có Vardy và Mahrez (phía trên) |
Khi Srivaddhanaprabha đầu tư, Leicester chỉ là một đội bóng trung bình ở giải hạng Nhất. Người dân ở thành phố Leicester chờ đợi một sự thay đổi, kỳ vọng vào một đế chế mới và cuộc trở lại với Premier League.
Người Thái không "nổ"
Trong khi nhiều người khác thích nói về những gì mình sẽ làm, và phô trương một vài thứ đã làm được, thì Srivaddhanaprabha suy nghĩ khác. Vị tỷ phú 58 tuổi này quan niệm, chỉ nói những gì thực sự cần phải nói, và tập trung vào công việc.
Trên cương vị chủ tịch, ông Srivaddhanaprabha đưa con trai mình là Aiyawatt lên làm phó. Bộ máy quản lý gia đình, nhưng rất chuyên nghiệp và hiện đại.
"Chúng tôi muốn làm những gì tốt nhất có thể cho CLB", bộ máy quản lý mới dưới sự điều hành của gia đình Srivaddhanaprabha nói về mục tiêu mà Leicester hướng đến.
Leicester của nhà Srivaddhanaprabha không đi theo chính sách mua sắm ngôi sao. Thay vào đó, họ đầu tư về cơ sở hạ tầng; thiết lập đội ngũ các tuyển trạch viên xuất sắc để tìm kiếm tài năng từ khắp nơi; tập trung mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật để hỗ trợ chuyên môn và thể lực cầu thủ.
 |
Leicester trở thành đế chế Thái ở Anh |
Sau thời gian đầu tư từ Srivaddhanaprabha, Leicester đã có thể tự hào về chất lượng cơ sở hạ tầng, y tế và khoa học. Đồng thời, họ cũng mang về nhiều cầu thủ chất lượng phù hợp mà chi phí thấp, nhờ những tuyển trạch viên làm việc hiệu quả. Có thể kể đến một số cái tên Kasper Schmeichel, Danny Drinkwater, Danny Simpson, Wes Morgan, đặc biệt là Jamie Vardy, N'Golo Kante, Riyad Mahrez.
Khi chia tay HLV Nigel Pearson vì quá nhiều bất đồng hồi mùa Hè năm ngoái, tỷ phú Srivaddhanaprabha tìm kiếm một chiến lực gia mới. Ông nhận được lời khuyên của các cố vấn, về việc tìm một người có kinh nghiệm ở Premier League, cũng như hiểu rõ tâm lý các cầu thủ, để từ đó phát triển năng lực của họ.
Srivaddhanaprabha chọn Claudio Ranieri giữa những hoài nghi từ truyền thông Anh. Ranieri hội đủ các tố chất mà ông chủ Thái Lan cần có. Nhà cầm quân đến từ Italia rất giỏi trong việc quản lý chuyên môn cũng như con người, và đây mới là điều quan trọng.
Cuộc phiêu lưu cùng Ranieri đã mang đến hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Leicester đã trở thành một đế chế thực sự, một quyền lực Thái trên đất Anh.
 Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và tường thuật trực tiếp những trận đấu đáng chú ý trên các kênh sóng truyền hình. " alt=""/>Leicester: Vì người Thái không thích 'nổ'
 Chiếc bút TX2 được thiết kế cho những người thích chơi đùa với quả bóng trên đỉnh, sử dụng ngón tay để lăn khi rảnh rỗi. Có thể xem đây là "ông tổ" của fidget spinner - món đồ chơi xả stress khá phổ biến trong những năm gần đây.  Đây là Orator, chiếc điện thoại bàn được Ive thiết kế vào những năm 1980, giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế.  Bản vẽ máy khoan điện của Ive.  Trong những năm đầu sự nghiệp, Ive làm việc cho Tangerine, công ty tư vấn thiết kế có trụ sở tại London (Anh). Một trong những sản phẩm ra đời dưới bàn tay của Ive gồm bồn rửa tay...  ... và chiếc toilet này.  Hình ảnh nhà tắm do Ive thiết kế vào những năm 1990.  Chiếc lược rất lớn có tên đầy đủ là The Brian Drumm Flatliner.  Cây thông giáng sinh do Ive thiết kế dành cho khách sạn Claridges (London), điều đặc biệt là nó không có đồ trang trí.  Theo Business Insider, Ive từng hợp tác với nhà thiết kế Marc Newson tạo ra một số sản phẩm để đấu giá từ thiện, một trong số đó là chiếc nhẫn được làm từ khối kim cương duy nhất giá trị 250.000 USD...  ... tiếp theo là máy ảnh Leica giá 1,8 triệu USD...  ... hay chiếc bàn này có giá 1,658 triệu USD.  Đây là tai nghe EarPods mạ vàng, có giá 461.000 USD.  Giá đỡ cửa sổ cho Tàu con thoi Hoa Kỳ, được bán với giá 845.000 USD. Phúc Thịnh " alt=""/>Ngoài iPhone, Jony Ive từng thiết kế nhẫn, toilet...
  | Ảnh minh họa: Internet | |
Mục tiêu giữ vững doanh số và thị phần được ông Toshio Kuwahara, Tổng giám đốc Honda Việt Nam đặt ra ngay sau khi liên doanh xe Nhật kết thúc năm tài chính 2018 thành công. Hãng này đã bán ra 2,38 triệu xe máy và thị phần cũng tăng trưởng đáng kể từ 69,3% (trong năm 2017) lên 72,5%.
Phải đến tháng 3 năm sau mới kết thúc năm tài chính 2019, nhưng Honda Việt Nam gần như nắm chắc được các mục tiêu đã đề ra. Đến hết năm 2018, Honda Việt Nam đã bán ra thị trường tổng số 2,56 triệu xe, tăng 9% so với năm trước. Với doanh số này, thị phần trong năm 2018 của Honda đạt 75,9%, tăng 4,2% so với năm ngoái.
Đến hết tháng 11/2018, Honda tăng trưởng ấn tượng và gần như không đối thủ ở phân khúc xe ga với những mẫu xe thành công như Honda Vision, Lead hay Air Blade. Bên cạnh 2 phân khúc xe truyền thống, Honda cũng bán ra tới 88.500 chiếc cho 3 mẫu xe MSX, Monkey và Honda Winner, con số khiến không ít đối thủ phải “thèm thuồng”.
Doanh số đạt mức tăng trưởng hai con số đã đưa thị phần của Honda tại Việt Nam đang tăng thêm đáng kể. Trong nửa năm tài chính 2019, thị phần Honda Việt Nam đã tăng từ 72,5% lên 76,6%. Mức tăng này của Honda đã “ăn” vào thị phần của các hãng đối thủ còn lại thuộc VAMM với lượng xe có thể tính đến con số trăm nghìn xe, tương đương với doanh số của một hãng xe máy cỡ nhỏ trong một năm.
Là một trong những nhà sản xuất xe máy luôn đi đầu trong việc đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, trong năm 2018, Honda Việt Nam làm mới hầu như toàn bộ các sản phẩm đang có tại thị trường Việt Nam với 16 phiên bản và mẫu xe mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, Honda cũng tiên phong cho phân khúc mới tại thị trường Việt Nam khi nhìn thấy tiềm năng của thị trường xe máy phân khối lớn. Đại lý bán xe mô tô phân khối lớn chính hãng đầu tiên của Honda được chính thức khai trương giữa tháng 5 cùng việc công bố đồng loạt 9 mẫu xe phân khối lớn và ngay lập tức đạt được thành công lớn.
" alt=""/>Giành thị phần của đối thủ, Honda thành công lớn ở thị trường Việt Nam