Bốn ngày qua, người dân sống ở đây đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Đức Hùng (60 tuổi, quê xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) giúp đỡ mọi người dọn nhà, theo xe môi trường dọn dẹp rác thải sau trận lũ.
Ông Hùng kể, ông ra Đà Nẵng phụ thợ hồ. Ngày 14/10, Đà Nẵng mưa lớn ngập sâu, ông Hùng không về được nhà nên xin ở lại một nhà dân trên đường Mẹ Suốt. Trong đêm, ông cùng phụ chủ nhà chạy lũ.
“Sau khi lũ rút, khu vực này ngập trong bùn và rác thải. Thấy vậy tôi gọi điện về cho vợ, xin ở lại giúp mọi người dọn dẹp nhà cửa, dọn rác trên đường. Vợ tôi và các con vui vẻ ủng hộ”, ông Hùng kể.
Và thế là, 4 ngày qua ông Hùng tạm nghỉ việc, đi giúp mọi người dọn dẹp sau lũ. Chân mang ủng, hai tay lấm bùn ông Hùng cùng người dân dọn bùn non, dọn rác trên đường.
“Tôi luôn quan niệm mình làm cho những người xung quanh vui là mình hạnh phúc. Thời điểm khó khăn giúp được gì tốt việc đó, đi làm thêm vài ngày cũng không giàu hơn được. Tôi sẽ ở lại giúp mọi người khi nào xong thì đi phụ thợ lại…”, ông Hùng chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Như Vân (người dân sống trên đường Mẹ Suốt) chia sẻ: “Dù không thân quen gì nhưng chú Hùng sẵn sàng giúp mọi người hết mình giữa lúc khó khăn. Giữa thời điểm này việc làm của chú ấy thật ý nghĩa”.
Có mặt tại tuyến đường Mẹ Suốt dọn dẹp rác, ông Nguyễn Đắc Vinh – Đội trưởng Đội môi trường 1 chi nhánh Công ty MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, tại khu vực quận Liên Chiểu đơn vị thu gom gần 500 tấn rác sau lũ. Công nhân được huy động toàn bộ để nhanh chóng làm sạch, tránh phát sinh mùi, ô nhiễm môi trường sau lũ.
“Việc làm của ông Hùng tuy nhỏ nhưng tiếp sức rất lớn thời điểm này. Không phải ai cũng dám chấp nhận lấm bẩn để dọn dẹp bùn đất và rác thải”, ông Vinh chia sẻ.
" alt=""/>Người đàn ông nghỉ việc, giúp dân Đà Nẵng dọn bùn, rác sau trận lụt lịch sửTheo độc giả Sơn, nhiều chương trình giải trí trên truyền hình không thể nói là "cho vui" bởi giới trẻ là đối tượng khán giả chính. Họ sẽ "bắt chước" rất nhanh và hệ quả thì xã hội, gia đình phải gánh chịu.
![]() |
Shark Phú và câu nói gây nhiều ý kiến trái chiều tại Shark Tank Việt Nam. |
Độc giả Trần Chuyên cũng nhận định trên fanpage của VietNamNet: “Những người có tầm ảnh hưởng thường thận trọng mỗi khi phát ngôn. Người ta biết dùng những từ ngữ văn minh lịch sự, tế nhị chứ không kiểu xô bồ như vị Shark này”.
"Điều không hay là chương trình được phát trên sóng trên đài quốc gia. Một chương trình về kinh tế nhưng lại lấy sắc, giới để đàm phán là nhận định" của bạn đọc Lê Công Cương.
Độc giả Thanh lại bày tỏ lo ngại: “Vợ, con các ông này (đặc biệt con gái) nghĩ gì khi nghe những lời đùa cợt công khai trên?”.
Tương tự độc giả Cao Minh cho rằng: “Bông đùa, cợt nhả phải tùy ngữ cảnh. Nó sẽ trở thành lố bịch, kém văn hóa khi được phát trên sóng truyền hình quốc gia với hàng triệu người xem”.
Độc giả Duy Cường là người thường xuyên xem chương trình này, anh đánh giá đây là một chương trình hay, có tính thực tế. Tuy nhiên một số phát ngôn của các Shark còn có sạn. “Câu nói hài hước đúng thời điểm sẽ tạo ra những niềm vui lan tỏa, tuy nhiên không nên đi quá giới hạn, như thế là coi thường phụ nữ và thiếu tôn trọng khán giả”, anh cho biết.
Tuy nhiên cũng không ít độc giả cho rằng dư luận hơi quá tay khi “ném đá” Shark Phú.
“Tôi thấy Shark Phú nói vậy bình thường. Chỉ sợ nhất mấy ông không nói, âm thầm làm bậy thôi”, bạn Lê Xuân Bình Viết. Người đọc Trần Thế Tuân cũng phân tích: “Thực ra sau ông kính, họ trao đổi vui vẻ. Chúng ta đừng trầm trọng, làm quá lên như vậy”.
Tương tự, độc giả Lan Anh cho rằng: “Xem hết chương trình, mình thấy cũng bình thường. Shark Phú vẫn tính toán theo đúng tinh thần 1,5 tỷ 10% thay vì 1% như đề nghị. Nhiều khi Shark nói để thay đổi không khí, có gì đâu mà mọi người nâng quan điểm”.
Một độc giả khác nhấn mạnh: “Nữ CEO đang kêu gọi đầu tư về giải pháp giao thông không gây ô nhiễm môi trường. Vậy Shark nói “xinh, xanh, sạch” thì đâu có sao?. Đó là lời khen cho giải pháp thân thiện môi trường, tại sao chúng ta suy diễn rồi khép tội cho họ?”.
![]() |
Nữ CEO Thu Hằng. |
Bạn đọc Dũng cũng cho rằng: “Câu nói "xanh, sạch, xinh" chỉ là lời khen thuần túy các dự án khởi nghiệp thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, không có ý như nhiều người quy chụp”.
Độc giả ký tên Hoàng Dũng Trí cho biết, ở tuổi 50, anh vẫn thích xem Shark Tank hơn hầu hết các gameshow khác.
“Việc Shark Phú "trêu" vài câu như tập vừa qua, tôi thấy vẫn ở mức độ duyên, vừa đủ. Với bản thân Shark Phú có thể đó là sự phá cách”, anh nhận định.
Anh viết tiếp: “Bản thân cô ấy thể hiện được tư duy, sự khác biệt, thu hút... đủ để Shark Phú nhìn thấy thành công trong kinh doanh là 80-90%. Vậy nên ông ấy chọn. Hóm hỉnh, pha trò, phá cách một chút cũng đáng yêu mà”.
Độc giả Huyền cũng chia sẻ, gia đình chị rất thích xem chương trình này vì nó có ý nghĩa với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, kèm theo đó là sự hóm hỉnh hài hước của Shark Hưng và Shark Việt.
“Mình nghĩ không nên phê phán câu nói hóm hỉnh của Shark Phú. Họ muốn đầu tư và chọn người đồng hành, đương nhiên mặt hình ảnh của người đó cũng góp phần rất quan trọng”, chị viết.
Nam Phương (tổng hợp)
Bạn có thể gửi cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn." alt=""/>Shark Tank 'chỉ quan tâm mỗi em': Bông đùa, cợt nhả phải tùy ngữ cảnh!Đạo diễn "Khát vọng" xin lỗi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều, Xuân Bắc nói về cuốn thơ gây tranh cãi
Nguyễn Quang Thiều: Kẻ đa tài
Trong cuộc đời hoạ sĩ Đỗ Duy Minh có hai cuộc giã từ Hà Nội. Cuộc giã từ lần thứ nhất cách đây gần 40 năm. Đó là cuộc giã từ ông không hề muốn và đầy đau đớn. Và tôi cảm thấy rằng cuộc giã từ đó ông mang theo cả Tràng An trong đau đớn của mình.
Nhưng rồi ông đã trở về. Trở về trong những chuyến viếng thăm người thân còn lại ở chốn này và trở về tìm lại những người bạn cũ. Nhưng cuộc kiếm tìm dài lâu nhất trong mỗi lần trở về ngắn ngủi ấy là tìm lại những gì đã rung vang trong tâm hồn ông từ thuở sinh ra. Ông lang thang trong những phố cổ, bên những mùa sen Tây Hồ, trước bãi sông Hồng và chìm vào những xóm ngoại ô. Cái bóng của ông là cái bóng của người đi tìm lại những gì thân yêu và thiêng liêng, tìm lại những vẻ đẹp làm nên Tràng An mà ông phải cách xa và đang mỗi ngày một mờ xa trong đời sống đương đại cuốn đi như gió lốc.
![]() |
Tác phẩm trong triển lãm của hoạ sĩ Đỗ Duy Minh diễn ra tại trung tâm triển lãm 93 – Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội từ 20-24/11/2018. |
Ông trở về để triển lãm những tác phẩm hội hoạ của ông. Triển lãm lần thứ nhất do Gallary 39 và nhóm Nhân sĩ Hà Đông tổ chức. Triển lãm lần thứ hai do nhóm Nhân sĩ Hà Đông tổ chức. Cả hai lần triển lãm ấy là triển lãm ký ức của một người sinh ra và lớn lên trong không gian văn hoá Tràng An, triển lãm của những thương nhớ, âu lo và xa cách. Cả hai lần triển lãm ấy là những bức tranh vẽ về nơi chốn này: Tràng An.
Gần 40 năm sống ở xứ người với tuyết trắng và ngôn ngữ xứ người nhưng tất cả những thứ đó không có một lúc nào lọt được vào tâm hồn ông. Ở đó chỉ có Tràng An, Tràng An và mãi mãi Tràng An. Khi ngắm nhìn những bức tranh của ông trong cả hai triển lãm trước đây và trong chính triển lãm này vẽ về Hà Nội, tôi cứ nghĩ những bức tranh đó giống những bức ảnh đăng “tìm người lạc”. Ông treo những bức tranh lên để tìm những vẻ đẹp của Tràng An đã lạc mất theo thời gian.
Và lần này là lần giã từ thứ hai của ông. Cuộc giã từ lần này không đau đớn mà ngập tràn thương nhớ. Ông đã già và sức khoẻ đã yếu. Ông không thể trở về Tràng An của ông được nữa. Ông viết thư cho tôi và nói: Ông không còn cơ hội để chạm vào những người thân yêu, bạn bè, không còn cơ hội được đặt bàn chân vào chốn này. Ông phải sống ở xứ người cho đến ngày giã biệt thế gian. Nhưng những bức tranh trong triển lãm “Thương nhớ Tràng An” của ông đã thay ông trở về để nói lời từ biệt Tràng An, từ biệt chúng ta.
![]() |
Những tác phẩm được vẽ bằng acrylic trên giấy dó. |
Và rồi đây, một lúc nào đó trong chuyến giã biệt Tràng An mãi mãi, hành lý ông sẽ mang theo về chốn xa kia lại là Tràng An. Tràng An của sông Hồng mùa nước, của những cánh đồng ngoại ô, của mùa sen Tây Hồ, của hoa gạo tháng Tư, của phố cổ, của thiếu phụ áo dài, của những đền chùa và lễ hội…. của những huyền ảo, mơ hồ mà bất tử.
![]() |
'Khi ngắm nhìn những bức tranh của ông trong cả hai triển lãm trước đây và trong chính triển lãm này vẽ về Hà Nội, tôi cứ nghĩ những bức tranh đó giống những bức ảnh đăng “tìm người lạc”. Ông treo những bức tranh lên để tìm những vẻ đẹp của Tràng An đã lạc mất theo thời gian' |
Lần nào viết thư cho tôi, ông cũng xúc động gửi lời thăm hỏi và cám ơn những gì anh em chúng tôi đã làm cho ông. Nhưng chúng tôi mới là những người thực sự phải cám ơn ông. Bởi ông làm cho chúng tôi thêm một lần thấu hiểu tình yêu của một con ngưởi với mảnh đất mà con người ấy sinh ra và lớn lên cho dù đời sống biết bao thăng trầm, bởi ông đã thông báo cho chúng tôi biết có những điều kỳ diệu của mảnh đất kinh kỳ này đã đi lạc với thời gian. Và trong tất cả những gì ông đã làm với Tràng An của mình, tôi nghe thấy lời thỉnh cầu da diết của ông xin mọi người hãy đi tìm lại những gì của Tràng An đã và đang biến mất.
Xin cám ơn ông - hoạ sĩ Đỗ Duy Minh.
Nguyễn Quang Thiều
Ngày 8/9, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã sang Hàn Quốc nhận giải thưởng Changwon KC International Literary năm 2018.
" alt=""/>Người thông báo về những vẻ đẹp bị lạc