Bất ngờ
Ít ngày qua, mạng xã hội lan tỏa đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông Nhật Bản liên tục nói lời cám ơn chủ một tiệm mắt kính trước khi rời cửa hàng. Trước đó, người khách Nhật Bản đem chiếc kính bị hỏng đến cửa tiệm để sửa.
Sau khi chiếc kính được sửa xong, vị khách hỏi chủ tiệm số tiền mình cần phải thanh toán thì người này không nhận tiền công sửa chữa.
Sự việc khiến người khách Nhật Bản rất bất ngờ. Anh liên tục hỏi và đề nghị được trả tiền nhưng chủ cửa tiệm kiên quyết không nhận. Sau ít phút bối rối, vị khách rời cửa tiệm trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu.
Chủ nhân của đoạn clip trên là anh Naoki Okamura (quốc tịch Nhật Bản). Anh Okamura là khách đến TPHCM du lịch.
Anh Okamura kể, chiếc kính của anh bị mất một con ốc vít nên không thể đeo. Anh quyết định tìm một cửa tiệm kinh doanh kính mắt để sửa.
Cuối cùng, anh ghé vào một tiệm kính mắt trên đường Hoàng Diệu (quận 4, TPHCM). Tại đây, anh giao tiếp bằng tiếng Anh, nhờ người chủ tiệm sửa chiếc kính cho mình.
Anh Okamura chia sẻ: “Anh ấy không nói gì mà chỉ cầm lấy kính của tôi và bắt đầu sửa chữa. Sau khoảng 5 phút, anh ấy trả lại kính cho tôi. Lúc đó, chiếc kính đã được sửa xong.
Tôi hỏi anh ấy bao nhiêu tiền nhưng anh ấy chỉ nói “Không". Tôi rất bối rối và hỏi lại mình cần phải trả bao nhiêu tiền cho chi phí sửa chữa chiếc kính. Nhưng một lần nữa, anh ấy lại nói: “Không, không”.
Lúc đó, tôi thực sự không biết phải làm gì vì đó không phải là điều tôi quen gặp. Thông thường, khi sử dụng dịch vụ, tôi phải trả tiền. Đây là thói quen và kinh nghiệm sống của tôi bao lâu nay.
Vì vậy, tôi cứ hỏi đi hỏi lại là: “Anh chắc chứ? Tôi sẽ trả tiền cho anh hoặc chí ít, tôi cũng nên gửi cho anh một thứ gì đó”. Nhưng anh ấy vẫn nhất mực từ chối.
Cuối cùng, tôi phải ngừng hỏi vì nhận thấy anh ấy có vẻ khó chịu khi tôi cứ đòi trả tiền. Tôi rời cửa hàng và nói "Cảm ơn rất nhiều, xin cảm ơn bằng tiếng Anh, tiếng Việt và cả tiếng Nhật nữa. Tôi muốn thể hiện lòng biết ơn của mình nhiều nhất có thể”.
Trải nghiệm khó quên
Sau khi rời cửa hàng, anh Okamura vẫn tiếc nuối vì không thể bày tỏ cảm xúc, lòng biết ơn của mình với người đã sửa kính không công cho anh. Hơn thế, anh luôn cảm thấy kỳ lạ, kinh ngạc trước hành động của người này.
Anh không biết việc người chủ cửa tiệm không nhận tiền thù lao có đúng hay không và vì sao người này lại làm như vậy. Để tìm câu trả lời, anh quyết định đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh chủ tiệm từ chối nhận tiền sau khi sửa kính cho mình lên mạng xã hội.
Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội, anh Okamura nhận về nhiều câu trả lời. Trong đó, người xem đều khẳng định, điều đó là hết sức bình thường tại Việt Nam.
Nhiều cư dân mạng còn giải thích rằng, tại Việt Nam với lòng hiếu khách, tốt bụng của mình, phần lớn người thợ sẽ không nhận chi phí sửa chữa những thứ nhỏ, đơn giản, không tốn nhiều sức lực.
Anh tâm sự: “Những câu giải thích ấy càng khiến tôi ngỡ ngàng. Bởi ở Nhật Bản, bạn sẽ không được sửa chữa thứ gì miễn phí, đặc biệt khi đó là lỗi của bạn. Ít nhất tôi cũng chưa bao giờ có trải nghiệm tương tự ở quê hương của mình.
Là một người sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, tôi thấm nhuần văn hóa trên. Do đó, cách mà người đàn ông ở cửa tiệm hành xử thực sự khiến tôi ngạc nhiên.
Khi tôi đăng tải clip lên mạng xã hội để tìm câu trả lời, rất nhiều người Việt Nam đã giải thích cho tôi hiểu. Một số bạn còn chỉ tôi mua tặng anh ấy ly cà phê, cốc trà sữa, sinh tố… để thay cho lời cám ơn.
Tôi yêu mến sự hiếu khách của người Việt Nam dành cho mình và những người khách nước ngoài như tôi.
Sau trải nghiệm thú vị này, tôi sẽ bắt đầu học tiếng Việt. Tôi muốn diễn đạt tất cả lòng biết ơn của mình bằng chính ngôn ngữ của người Việt Nam".
Múa xòe là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phổ biến của công đồng người Thái ở Tây Bắc. Người Thái thường tổ chức trong các hội mừng xuân, hội mừng mùa và trong đám cưới hỏi.
![]() |
Chỉ một chiếc trống cùng chiếc thùng phuy rỗng, các bà, các cô người Thái ở bản Xa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (nằm trong cánh đồng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ 2 các tỉnh Tây bắc) đã có thể say mê với điệu xòe truyền thống bất kể lúc nào hứng thú. |
![]() |
Trong niềm hân hoan cùng điệu xòe, chiếc chậu thủng đáy cũng có thể thay thế chiếc chiêng đồng không thể thiếu trong các hội xòe. Trưởng bản Xa, Đồng Văn Thảo cho biết: "Trong dịp Tết, khắp các thôn bản tự tổ chức hội xòe, địa điểm thường được chọn là những bãi đất trống". |
![]() |
Vùng Mường Lò là nơi sinh sống của các dân tộc Thái, Tày, Mường, Kinh.... Khu vực quanh thị xã Nghĩa Lộ tập trung đông người Thái nhất. Người Thái quan niệm, "không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ" nên cứ dịp Tết đến, xuân về khắp cánh đồng Mường Lò diễn ra hội xòe. |
![]() |
Trên bãi đất trống, người dân ở bản Pắc Xổm, xã Phù Nham (Văn Chấn - Yên Bái) tổ chức hội xuân với nhiều trò chơi như nhảy sạp, kéo co, đẩy gậy... |
![]() |
Trò chơi đẩy gậy thu hút rất đông cánh đàn ông thi thố. |
![]() |
Đêm đến, vòng xòe của người dân Pắc Xổm thật hấp dẫn với đống lửa được đốt từ nhá nhem tối. Những điệu múa xòe như: vòng tròn vỗ tay, tung khăn, nâng khăn mời rượu... diễn ra trong tiếng trống chiêng giục giã, mời gọi. |
![]() |
Không chỉ tiếng chiêng trống, những bài dân ca cũng được người dân thay nhau hát thông qua hệ thống loa đài của một gia đình người dân trong bản ủng hộ. |
![]() |
Mỗi khi ngọn lửa sắp tàn, những người dân trong bản lại lần lượt đóng góp củi gỗ nuôi dưỡng ngọn lửa. |
![]() |
Nhiều người đắm say trong các điệu xòe với những đứa trẻ trên lưng. |
![]() |
Sân nhà văn hóa bản Mớ, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được chọn làm địa điểm vui xuân của người Thái ở bản Mớ. Các bà, các cô bản mớ vui trong điệu xòe đón năm mới không thể thiếu tiếng chiêng trống. |
![]() |
Các bà, các cô bản Mớ vui với trò kéo co. |
![]() |
Điệu múa xòe hòa cùng nhịp chiêng trống không chỉ là một điệu múa đặc sắc của dân tộc Thái ở vùng Tây bắc mà còn là điệu múa biểu hiện sự đoàn kết, gắn bó, thân thiện của công đồng. |
Lê Anh Dũng
" alt=""/>Chị em say mê nhảy múa với chậu thủng, thùng phuyChuyến xe bus trở 40 em học sinh đi thực địa, đang trên đường từ Trung tâm khám phá Earthshine ở Lake Toxaway, Nam Carolina, Mỹ trở về Trường tiểu học A. C. Moore, Columbia thì bị hỏng giữa đường. Các em học sinh phải trú tạm dưới các bóng cây để tránh nắng.
![]() |
Chiếc xe bus chở 40 em học sinh lớp 5 bị hỏng giữa đường. |
Chad Hayden, 36 tuổi, một người thợ điện đang trên đường đi làm thì nhìn thấy chiếc xe bus hỏng, rất nhiều trẻ em ngồi chờ cạnh đó. Hayden liền lái xe đến trạm ga gần đó để mua nước uống cho các em học sinh.
“Tôi nhìn thấy chiếc xe bus bị hỏng và trái tim tôi mách bảo rằng tôi phải làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người”, anh Hayden chia sẻ.
Khi đem nước lạnh đến “giải cơn khát” cho các em học sinh trong cơn nắng nóng, Hayden phát hiện ra mình mua thiếu vài lon, vì lúc đó anh không biết rõ số lượng học sinh, anh liền quay lại trạm xăng và mua bổ sung.
“Anh ấy xuất hiện và nói với tôi là anh đi qua nhìn thấy mọi người ở đây nên đã mua nước uống cho bọn trẻ. Anh mua tất cả 3 thùng. Khi phân phát cho các em thì anh phát hiện ra thiếu mất vài lon và ngay lập tức quay xe đi mua thêm. Đường đi mua nước không tiện trên đường anh đi làm nhưng anh vẫn đi, chúng tôi rất cảm kích vì điều đó”, thầy giáo phụ trách đoàn học sinh chia sẻ.
![]() |
Chàng thợ điện 36 tuổi - người mua nước lạnh giải khát cho các em trong cơn nắng nóng. |
Lũ trẻ phải ngồi chờ sửa xe trong vòng 2 tiếng trong cái nắng nóng nên những chai nước mát của người đàn ông lạ vui như nắng hạn gặp mưa.
“Các em reo hò phấn chấn khi nhìn thấy những chai nước mát, tôi hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của các em”, anh Hayden chia sẻ. Chàng thợ điện cho biết, việc anh làm là điều bình thường, không có gì to tát cả. “Đơn giản là tôi cảm thấy thoải mái khi giúp đỡ người khác”, anh Hayden nói.
Thầy giáo phụ trách chuyến đi cho rằng hành động đẹp của người đàn ông lạ mặt là một bài học quý về lòng tốt đối với các em học sinh.
Chị Hương cho rằng, người “dựa hơi” Ngày nói dối để tỏ tình là người không dám chịu trách nhiệm.
" alt=""/>Hành động bất ngờ của người đàn ông khi thấy xe bus bị hỏng giữa đường