Bản đồ số có thể giúp liên kết các lớp dữ liệu đa ngành, xây dựng chiến lược đồng bộ, từ đó tạo ra bức tranh tổng thể của dữ liệu chạy ở nhiều lớp ứng dụng khác nhau.
Sử dụng bản đồ số "Make in Vietnam", hành vi và dữ liệu của người Việt sẽ được đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, sản phẩm có khả năng tích hợp thêm nhiều công nghệ khác như: phân tích dữ liệu lớn, công nghệ thực tế ảo, giúp doanh nghiệp sáng tạo và thúc đẩy chuyển đổi số.
Từ tháng 11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng Bản đồ số Map4D, chính thức trở thành nền tảng thứ 32 trong chuỗi các nền tảng số Make in Vietnam.
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IOTLink cho biết, bên cạnh chức năng là một bản đồ số thông thường, Map4D GIS Platform còn là nền tảng có thể tích hợp được nhiều lớp dữ liệu GIS và các loại dữ liệu khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý quy hoạch hạ tầng đô thị, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch…
Bản đồ số Map4D có khả năng hiển thị, tương tác với các đối tượng 3D và thể hiện chiều thời gian 4D. Qua đó, cho phép người dùng có thể đánh giá được sự thay đổi hiện trạng ở quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng 3D trên bản đồ và sẵn sàng tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ thực tế ảo (VR), IoT, Machine Learning...
![]() |
Ông Vũ Minh Trí đại diện IOTLink nhận nhiệm vụ phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia |
Nền tảng thuần Việt, đảm bảo an toàn, bảo mật
Sở hữu các ưu điểm vượt trội như: đảm bảo chủ quyền, sẵn sàng, chính xác, chủ động, khả năng tích hợp và mở rộng, Map4D Platform có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, du lịch, xây dựng, tài nguyên và môi trường, đô thị, nông nghiệp, giao thông; cung cấp nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh và dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa các hoạt động quy hoạch, quản lý của cơ quan nhà nước và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
“Bản đồ số là nền tảng của nền tảng cho chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam”, ông Vũ Minh Trí chia sẻ.
Cũng theo ông Trí, “Nếu chúng ta đẩy hết cơ sở dữ liệu lên bản đồ host tại nước ngoài, chúng ta sẽ mất đi toàn bộ sự chủ động với chính dữ liệu của mình. Mỗi năm, các doanh nghiệp Việt Nam đang chi cho nước ngoài hàng nghìn tỷ đồng chỉ riêng đối với bài toán xây dựng dịch vụ dựa trên ứng dụng bản đồ. Điển hình là một số doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho Google một số tiền khá lớn - khoảng 50 triệu USD để được tích hợp API dịch vụ của Google Maps, theo thông tin thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Sự ra đời của Map4D là minh chứng rõ ràng về năng lực sáng tạo của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nói chung và IOTLink nói riêng. Đây là một trong những nền tảng số Make in Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Sản phẩm Map4D Platform của IOTLink vừa đạt giải đồng “Nền tảng số xuất sắc nhất 2021” tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Doãn Phong
" alt=""/>Bản đồ số ‘make in Việt Nam’Peckshield là bên đầu tiên nhận ra dấu hiệu vụ xâm nhập vào hôm thứ Bảy, khi phát hiện khoản tiền trị giá hàng chục triệu USD được chuyển đều đặn từ một địa chỉ của Bitmart sang một địa chỉ mà Etherscan gọi là ‘Bitmart Hacker’.
Công ty bảo mật ước tính sàn giao dịch đã mất số tiền mã hoá chuỗi khối etherum trị giá khoảng 100 triệu USD và 96 triệu USD từ các đồng tiền điện tử trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC). Tin tặc đã thực hiện thành công phi vụ với hơn 20 tokens, gồm cả Binance coin (BNB), đồng Safemoon và đồng Shiba inu.
Sàn Bitmart khẳng định, các ví điện tử nóng bị ảnh hưởng chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tài sản và tất cả những ví khác đều an toàn.
Người dùng tiền số có thể lựa chọn lưu trữ tài sản trên các ví lạnh hoặc nóng hay pha trộn cả hai. Ví nóng được kết nối với Internet, cho phép chủ sở hữu dễ dàng tiếp cận và sử dụng tài sản của mình, đổi lại là rủi ro tiềm tàng đến từ những nhóm tin tặc.
CNBC đã liên hệ sàn Bitmart để tìm hiểu thêm về vụ việc, bao gồm khả năng vụ tấn công nhằm vào một số mục tiêu cụ thể hay các khách hàng có được sàn bồi hoàn số tài sản đã mất hay không… nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Ngoài ra, địa chỉ email (trên một tài khoản Twitter chưa được xác thực) của người sáng lập và CEO Bitmart, Sheldon Xia, cũng được cho là bị tấn công khi không thể gửi thư hay phản hồi.
Sàn Bitmart cung cấp nhiều dịch vụ đòn bẩy bao gồm giao dịch hiện tại, giao dịch hợp đồng tương lai cũng như dịch vụ cho vay và thế chấp, thường được CoinGecko xếp hạng là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá thanh khoản hàng đầu.
Sàn giao dịch cho biết, hiện vẫn chưa rõ tin tặc đã sử dụng phương pháp xâm nhập nào. Nhưng Peckshield khẳng định, mọi thứ khá rõ ràng và đây là vụ ‘chuyển ra, hoán đổi và rửa sạch’ cổ điển.
Sau khi rút tiền khỏi Bitmart, hacker sử dụng công cụ giao dịch phi tập trung có tên ‘1inch’ để trao đổi các tokens bị đánh cắp sang Ether. Từ đây, chúng tiếp tục sử dụng giao thức giao dịch bảo mật ẩn danh Tornado Cash nhằm lưu trữ số tiền ‘phi pháp’, điều này khiến việc truy vết càng trở nên khó khăn.
Rick Holland, Trưởng nhóm bảo mật thông tin tại công ty tình báo an ninh mạng Digital Shadow, cho biết tội phạm mạng thường xuyên sử dụng nhiều phương thức và biện pháp trộn lẫn để kết hợp các đồng tiền ‘bẩn’ với tiền ‘sạch’, tạo ra một đồng tiền mới, sau đó mới hoán đổi sang tài sản khác.
Vì vậy, dù những chuỗi khối là công khai, nhưng có nhiều cách gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy vết đích cuối của các giao dịch.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh ‘làn sóng’ hack tiền điện tử diễn ra liên tiếp gần đây.
Tuần trước, quỹ cho vay tiền điện tử, Celsius Network, thừa nhận bị ảnh hưởng bởi vụ hack số tài sản trị giá hơn 120 triệu USD trên nền tảng tài chính phi tập trung BadgerDAO.
Theo đó, một cá nhân hoặc nhóm tin tặc đã xâm nhập thành công sàn giao dịch, chiếm đoạt hơn 117 triệu USD bitcoin, số còn lại là các tài sản lưu trữ dưới dạng bitcoin sinh lãi và Ether. Tài liệu cho hay, một số khách hàng mất số bitcoin trị giá 5 triệu USD, số khác mất hơn 50 triệu USD.
BadgerDAO đã liên hệ với Chainalysis để phối hợp với cơ quan chức năng Mỹ và Canada điều tra vụ việc. Tuy nhiên, chưa rõ liệu các nạn nhân có được ‘đền bù’ hay không.
Hồi tháng 8, một tin tặc đã chiếm đoạt số token trị giá hơn 600 triệu USD của sàn giao dịch tiền số Poly Network và bất ngờ trả lại phần lớn số tiền trên.
Vinh Ngô (Tổng hợp)
Sau khi trở thành nạn nhân của một âm mưu lừa đảo, Robert Browning đã quyết dấn thân vào hành trình săn lùng những kẻ lừa đảo tiền điện tử.
" alt=""/>Bị hack, sàn tiền số mất 196 triệu USD