Sơ cứu người chảy máu mũi đúng cách
Theo tư vấn của các bác sĩ, để sơ cứu người chảy máu, cần cho bệnh nhân ngồi và cúi ra trước (nếu toàn trạng cho phép) nhằm hạn chế máu chảy xuống họng và bệnh nhân nuốt vào dạ dày.
Xì nhẹ mũi vào khăn hoặc giấy ăn để đẩy cục máu đông trong mũi (nếu có) ra ngoài. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi, ngay cả khi chảy máu mũi chỉ ở một bên khoảng 10-15 phút, trong lúc đó thở đều qua miệng. Bác sĩ Mai bổ sung có thể lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên.
Sau khi bỏ tay ra, nếu còn chảy máu thì lặp lại các bước trên trong khoảng 15 phút. Nếu chảy máu mũi nhiều, kéo dài, gây khó thở, nôn do nuốt một lượng lớn máu, do chấn thương nghiêm trọng thì cần đến khám cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện báo cấp cứu tại nhà.
Khi nào nên đưa trẻ bị chảy máu mũi đến khám huyết học?
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ.
- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
- Chảy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da (bầm tím), thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.
- Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.
- Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng khác như da xanh, sốt, gầy sút cân, kém ăn, hay quấy khóc, đau xương, nổi hạch, gan lách to.
Đưa trẻ chảy máu mũi đi khám chuyên khoa Huyết học, cha mẹ cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ; Liệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻ. Một số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói (sau ăn 4h) để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
Để hạn chế chảy máu mũi ở trẻ, thầy thuốc khuyên nên hạn chế ngoáy mũi, trẻ em cần được cắt ngắn móng tay còn người lớn không uống nhiều rượu và hút thuốc lá, thuốc lào.
Việc khám sức khoẻ định kỳ sớm phát hiện và điều trị các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, các bệnh lý gan, thận mạn tính… là yếu tố nguy cơ dẫn đến chảy máu mũi cũng là lời khuyên hữu ích.
Vốn có bệnh viêm xoang, sau mắc Covid-19, chị Thùy Dung (32 tuổi - Hà Nội) xuất hiện tình trạng ê buốt vùng sống mũi, đau lên vùng trán, đau nửa đầu, đồng thời thêm nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài, triệu chứng trở nặng hơn vào sáng sớm và chiều tối.
Cũng là một người bệnh viêm xoang nhiễm Covid-19 đã khỏi, anh Tiến Dũng (46 tuổi, Châu Đốc - An Giang) chia sẻ, sau khi phục hồi Covid-19, anh hắt hơi liên tục, cảm giác nhức vùng trán, nước mũi chảy nhiều, hụt hơi khi nói nhiều hoặc khi vận động, làm việc.
PGS.TS Phùng Hòa Bình- Nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Sau khi mắc Covid-19, nhiều người xuất hiện triệu chứng điển hình: ho, ngứa rát họng kéo dài, cơ thể yếu hơn, mệt mỏi hay khó thở, hụt hơi, mất ngủ, chân tay tê bì… Đó là do “hội chứng thiếu oxy”. Với người có sẵn bệnh nền viêm mũi - xoang mạn tính lại mắc Covid-19 thì triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau nhức vùng thái dương, mệt mỏi sẽ kéo dài hơn”.
Lý giải vấn đề này, chuyên gia cho biết: “Cơ thể phải huy động toàn bộ hệ thống miễn dịch để chống đỡ cùng lúc 2 căn bệnh. Do đó, mặc dù đã khỏi Covid-19, nhưng cơ thể cần thời gian hồi phục lâu hơn”.
Để phòng và điều trị viêm xoang tái phát với các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi nhiều, đau nhức đầu, đau nhức vùng mặt, hốc xoang, PGS.TS Phùng Hòa Bình cho biết, người bệnh viêm xoang nhiễm Covid-19 có thể dùng thuốc thảo dược và vệ sinh mũi xoang, súc họng hàng ngày. Nếu triệu chứng cấp tính có thể kết hợp sử dụng với thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng histamin….
![]() |
Triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu kéo dài hơn sau nhiễm Covid-19 |
Một số triệu chứng hậu Covid thường gặp ở người viêm mũi, xoang
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, nhức đầu, mệt mỏi
Giai đoạn sau Covid-19, người bệnh viêm xoang thường hay biểu hiện đợt cấp với các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào - Giảng viên cao cấp, trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Khi mắc Covid-19, sức đề kháng của niêm mạc mũi xoang hay hệ thống hô hấp nói riêng và hệ thống miễn dịch toàn thân bị suy giảm, chính vì thế chỉ cần những tác nhân như không khí lạnh, mùi khói, bụi… đã có thể dễ dàng kích thích hệ thống niêm mạc mũi xoang gây bệnh. Do đó, khi có những triệu chứng viêm đường hô hấp trên rất dễ làm khởi phát đợt viêm xoang cấp.”
Theo chuyên gia, nếu sau khoảng 2 tuần mà triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi vẫn kéo dài, người bệnh cần thăm khám để xác định bị viêm xoang hay chưa.
Mất hoặc thay đổi vị giác, khứu giác
Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào, virus SARS-CoV-2 gây mất khứu giác và mất vị giác qua hai con đường, thứ nhất là do virus tác động lên niêm mạc mũi họng, kích thích hệ thống niêm mạc phù nề, xung huyết và làm cho đường dẫn khí tới vị trí tầng ngửi bị hẹp, ngăn cản không khí đến tầng ngửi. Bên cạnh đó, virus SARS-CoV-2 cũng tấn công vào hệ thần kinh, trong đó có thần kinh vị giác và khứu giác - liên quan đến cảm nhận các vị.
“Với 2 lý do này thì có tới 30% bệnh nhân nhiễm Covid-19 mất khứu giác, giảm vị giác hoặc mất vị giác. Nhưng rất may mắn, trong số đó khoảng 80% người bệnh sẽ phục hồi nhanh sau khi khỏi bệnh, chỉ có 10-20% mất ngửi, mất vị giác tồn tại sau nhiễm Covid-19” - vị chuyên gia cho hay.
Khó thở, hụt hơi
Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào: "Viêm mũi xoang có thể gây ngạt tắc mũi nên nhiều bệnh nhân cảm giác bức bối, hít vào khó và thường phải thở bằng miệng, biểu hiện ngạt mũi rõ nhất là khi người bệnh nằm, vì lúc này cuốn mũi dưới bè ra, do viêm nên độ co hồi kém dẫn đến ngạt mũi tăng nặng hơn ban ngày. Tuy nhiên, sau khi mắc Covid-19, nếu xuất hiệu dấu hiệu khó thở, hụt hơi ở người viêm xoang, ngoài nguyên nhân trên, cần nghĩ đến một số nguyên nhân khác thuộc đường hô hấp dưới: có thể do rối loạn điều khiển của hệ thần kinh giao cảm tác động lên hệ thống long chuyển của biểu mô đường hô hấp, lên điều khiển vận động của các cơ tham gia vào quá trình hô hấp và thêm vào đó có thể chức năng phổi hoặc phổi đã bị tổn thương do virus SARS-CoV-2".
Chăm sóc người bệnh viêm mũi xoang hậu Covid-19
Chia sẻ thêm về phương pháp chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho người viêm xoang, PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào cho biết: “Để giảm và phục hồi hiện tượng mất khứu giác, mất vị giác sau nhiễm Covid-19, người bệnh cần phải điều trị triệt để các triệu chứng như chảy mũi, ngạt mũi, giúp đường thở thông thoáng. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bổ trợ cho dây thần kinh khứu giác. Tuy nhiên, việc dùng thuốc như thế nào vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc mà cần có chỉ định của bác sĩ".
Hiện trên thị trường, một trong các loại thuốc điều trị viêm xoang tái phát từ thảo dược có thể kể đến Thông Xoang Tán Nam Dược. Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược điều trị viêm mũi, viêm xoang mạn tính và ngăn ngừa tái phát. Sản phẩm dùng cho người bị viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng có các biểu hiện: ngạt, tắc mũi, chảy nước mũi lúc đầu dịch loãng sau đặc và có màu vàng hoặc xanh; Đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán, hoặc vùng mặt; Ho từng cơn và khạc nhổ ra đờm có màu; Dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi.
Khi có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, cũng có thể kết hợp sử dụng Xịt rửa mũi xoang Nam Dược và thuốc xịt mũi để giảm triệu chứng.
Thuốc thảo dược Thông xoang tán Nam Dược: Điều trị viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính, ngăn ngừa tái phát. Bạn đọc tìm hiểu thêm về sản phẩm tại website: https://thongxoangtan.vn/ Liên hệ: 1800 64 68 45. Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Nam Dược. Địa chỉ: Số 51, đường Trương Công Giai, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. |
Doãn Phong
" alt=""/>Cách giảm nghẹt mũi, đau đầu cho bệnh nhân viêm mũi xoang hậu CovidCả ba bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính ngay tại Khoa Cấp cứu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp.
Xác định nguy cơ tử vong của cả ba trẻ rất cao, ngay trong đêm, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện tới các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thống nhất phác đồ điều trị.
Do tình trạng bệnh nhi quá nặng, nguy cơ tử vong ngay trên đường cấp cứu (khoảng 300km) là rất cao, các bác sĩ quyết định không thể chuyển tuyến. Ba trẻ được điều trị tích cực thở máy, kiềm hóa máu và nước tiểu.
Với trường hợp bé trai có xuất hiện rối loạn nhịp rung thất, bác sĩ phải tiến hành sốc điện chuyển nhịp nhiều lần và duy trì thuốc chống loạn nhịp.
Sau 4 ngày điều trị, 2 bé gái dần cải thiện, được cai máy thở, không còn rối loạn ý thức, tỉnh táo, ra viện sau 8 ngày điều trị. Một ngày sau, bé trai được rút ống nội khí quản, cai máy thở, dần tỉnh táo, vận động tốt, không còn rối loạn nhịp. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, bệnh nhi được ra viện.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, 3 bé uống nhầm amitriptyline - loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có liều độc nguy hiểm khi hàm lượng vượt quá 10mg/kg do tác dụng độc trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương gây ra các biến chứng nặng nề.
Hầu hết ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng là ngộ độc cấp tính, trên lâm sàng khó tiên lượng, có thể chuyển biến nguy kịch rất nhanh chỉ trong vài giờ sau khi được đưa đến cấp cứu. Bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim, hạ huyết áp hoặc không kiểm soát được các cơn co giật