
 |
Ericsson đã phối hợp với Bệnh viện Tràng An thực hiện thử nghiệm phương pháp chăm sóc sức khoẻ từ xa. Ảnh: ML |
Ericsson là nhà cung cấp thiết bị viễn thông, nhưng tại Vietnam Comm 2011, sao Ericsson lại đề cập đến Xã hội kết nối?
Tham gia Vietnam Comm 20011, Ericsson tiếp tục tiến trình của mình trong việc trình bày về những giải pháp và sáng kiến giúp Kết nối Việt Nam. Xã hội kết nối là bước phát triển kế tiếp của xã hội thông tin trong đó những yếu tố vốn thừa hưởng lợi ích từ sự kết nối sẽ trực tiếp được kết nối với nhau. Điều này tạo nên số lượng 50 tỉ thiết bị kết nối vào năm 2020.
Xã hội kết nối được cấu thành bởi ba yếu tố: di động, băng rộng và điện toán đám mây. Di động mang lại sự tự do kết nối liên lạc bất cứ ở đâu; Băng rộng thể hiện rõ sức mạnh của khả năng truy cập từ bất cứ nơi nào và Điện toán đám mây cho thấy sự độc lập giữa các thiết bị, các loại nội dung. Xã hội kết nối thay đổi hoàn toàn cách mọi người tương tác với nhau, trong đó công nghệ chỉ là yếu tố đầu vào chứ không phải là kết quả. ICT sẽ mang lại sự tác động lớn đối với lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Kết quả trong nghiên cứu của Ericsson, Arthur D.Little và Đại học Chalmers cho thấy sự gia tăng 1.000 người sử dụng băng rộng sẽ tạo thêm 80 việc làm và sự gia tăng của 10% về mật độ sử dụng băng rộng sẽ tác động tăng 1% GDP.
 |
Ông Denis Brunetti |
Vậy Ericsson đã có sáng kiến gì thực tế và cụ thể về Xã hội kết nối ở Việt Nam?
Xã hội kết nối hiểu một cách đơn giản là hình thức CNTT mang lại lợi ích cho các ngành trọng yếu khác một cách rõ rệt và bền vững. Tại Việt Nam, Ericsson khởi động từ lĩnh vực y tế, xuất phát từ nhu cầu của Việt Nam. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy Việt Nam có nhu cầu rất lớn về sự chăm sóc điều trị của bác sỹ với số lượng 6 bác sỹ/10.000 người, số lượng giường bệnh dành cho các bệnh nhân là 28 giường/10.000 người và ở các vùng xa xôi khoảng cách tới bệnh viện gần nhất có thể lên tới 14km.
Ericsson phối hợp với Bệnh viện Tràng An thực hiện thử nghiệm phương pháp chăm sóc sức khoẻ từ xa. Giải pháp được thực hiện thông qua kết nối băng rộng di động trong đó người bệnh được cung cấp các thiết bị theo dõi sức khoẻ của Ericsson và mọi diễn biến về tình trạng bệnh của họ được truyền tải và cập nhật tức thời từ xa, thông qua mạng di động, để các bác sỹ tại Bệnh viện Tràng An theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời.
Giải pháp này đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nhưng sinh sống xa các bệnh viện và cơ sở y tế. Ericsson phối hợp với Bệnh viện Tràng An thực hiện giải pháp này với mong muốn nỗ lực cùng với Bộ Y tế, Bộ TT&TT hiện thực hoá đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT tới năm 2020.
Trên quy mô toàn cầu, Ericsson còn có những sáng kiến về Xã hội kết nối trong lĩnh vực giáo dục, giao thông vận tải, dịch vụ tiện ích, an ninh… nhưng tại Việt Nam thời điểm này, Ericsson muốn thực hiện từ lĩnh vực y tế, qua đó thể hiện vai trò tích cực của mình trong việc kêu gọi và thiết lập mô hình triển khai hiệu quả.
" alt=""/>'1.000 người sử dụng băng rộng tạo thêm 80 việc làm'

- Bị mất trộm số tài sản khủng 7,1 tỷ đồng, đại gia Sài Gòn quyết kiện công ty bảo vệ để đòi bồi thường.Mới đây, đại diện công ty TNHH thương mại Yến Đảo Việt Nam (gọi tắt là công ty Yến Đảo, trụ sở chính tại đường 69A, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM) đã có đơn khiếu nại, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với trường hợp của công ty liên doanh DVBVSepre 24 (gọi tắt là công ty bảo vệ Yuki, trụ sở chính ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM).
Người đại diện công ty cho biết, hiện công ty Yến Đảo đã tiến hành các thủ tục khởi kiện, yêu cầu công ty bảo vệ Yuki bồi thường thiệt hại theo hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ, nhưng để xảy ra vụ mất trộm tài sản lớn, trị giá 7,1 tỷ đồng tại trụ sở công ty này.

|
Công an TP.HCM đã có quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại công ty Yến Đảo |
Theo hồ sơ, ngày 1/4/2015 giữa công ty Yến Đảo và chi nhánh công ty bảo vệ Yuki có ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, xâm hại tài sản cho công ty Yến Đảo tại trụ sở số 22 - 24 đường 69A. Thời gian cung cấp dịch vụ bảo vệ là 24/24 và 7 ngày trong tuần.
Theo đó, chiều 13/10/2016 nhân viên công ty Yến Đảo phát hiện có dấu hiệu trộm đột nhập, lấy đi lượng lớn tài sản trong két sắt tại phòng của bà Lê Tú Phương (SN 1982), là giám đốc công ty. Trình báo với công an, bà Phương thống kê giá trị tài sản bị mất lên đến 7,1 tỷ đồng với 27 danh mục tài sản gồm: nhiều đồng hồ, ĐTDĐ, nữ trang, tiền mặt, ngoại tệ…
Công an Q.2 phối hợp cùng phòng Kỹ thuật Hình sự (PC54) Công an TP.HCM tiến hành khám nghiệm hiện trường. Trong biên bản khám nghiệm cho hay, công an có thu giữ 4 dấu vết đường vân tại rào kính bồn cây bên ngoài phòng bà Phương.
Đồng thời, trong phòng vệ sinh, gần phòng bà Phương, công an ghi nhận có 1 két sắt đặt trên 1 tấm mền lớn, bị phá rời cánh cửa ra ngoài, bên trong két rỗng, có vết cạy phá. Ngay bên phải két sắt có phát hiện 1 kéo kim loại bị gãy 1 phần mũi.
Vụ việc sau đó được chuyển cho phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP.HCM thụ lý điều tra. Đến 14/11/2016 đại tá Lê Ngọc Phương – trưởng phòng ký quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản nói trên.
Được biết, sau 2 ngày xảy ra vụ mất trộm, phía công ty Yến Đảo có văn bản thông báo cho công ty bảo vệ Yuki và yêu cầu công ty này có trách nhiệm, cử cán bộ có thẩm quyền kết hợp với cơ quan công an điều tra sớm tìm ra thủ phạm, thu hồi tài sản mất trộm.
Gần nửa tháng sau, 2 bên có cuộc họp. Lúc này đại diện công ty dịch vụ bảo vệ Yuki cho biết, sẽ làm việc với công ty bảo hiểm.
Đơn phản ánh của công ty Yến Đảo cho hay, “đến nay mặc dù công ty chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản và thư mời phía công ty Yuki trả lời về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những tài sản bị mất trộm, nhưng công ty Yuki vẫn lẩn tránh, không giải quyết...”.
Đại diện Yến Đảo thông tin thêm, hiện đang tiến hành các thủ tục khởi kiện công ty bảo vệ Yuki để yêu cầu bồi thường theo đúng pháp luật.
Trao đổi về vụ việc này, ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng điều hành công ty bảo vệ Yuki cho biết, hiện đang chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền, chưa thể trả lời chính thức về phía khách hàng có bồi thường hay không?
“Chúng tôi phải chờ kết luận từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Giải quyết chuyện này, tất cả đều dựa trên cơ sở pháp luật”, đại diện công ty Yuki trao đổi.
Linh An
" alt=""/>Tin nóng: Bị trộm hơn 7 tỷ đồng, đại gia Sài Gòn quyết kiện công ty bảo vệ