Theo nhà sản xuất Nokia, 3720 sẽ được phân phối trên thị trường trong mùa hè này và máy đạt tiêu chuẩn bền IP-54 cho thiết bị dùng trong quân đội Mỹ như chống thấm nước, bám bụi, sốc và nắp mở pin được bắt đinh ốc.
Trước khi chính thức ra mắt sản phẩm này, Nokia đã có những video thử nghiệm cho độ bền của máy. Các thông số kỹ thuật khác của 3720 bao gồm:
- Màn hình 2,2 inch với độ phân giải 240 x 320 pixel, thiết kế dạng thanh thuộc series 40 của hãng.
- Máy tương thích với 3 băng tần của mạng GSM (900 / 1800 / 1900 MHz) và hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1 cùng khả năng chơi nhạc, mở vide dưới các định dạng thông thường.
" alt=""/>Nokia chính thức ra “dế” siêu bền1.Trên đường Hùng Vương (Q.5 TP.HCM) xe vẫn chạy. Vậy mà trên lề đường ông vẫn ngủ.
Ông ngả người trên chiếc xích lô. Quần áo trên người ông cũ kỹ, bạc màu và nhàu nát. Chân ông duỗi thẳng ra phía trước, gác lên một tấm đệm. Bàn chân ông không mang dép.
Dường như đôi dép của ông được cho vào thùng xe. Tôi nhìn ông ngủ. Nét mặt ông bình thản, nhưng đượm buồn...
![]() |
Ông Lưu Trung Nghĩa trên lề đường Hùng Vương rạng sáng mồng một Tết. |
Đường phố đông người vả tấp nập. Chùa Phụng Sơn gần đó, đèn sáng choang. Người ra kẻ vào không ngớt. Một nhánh cây, một đóa hoa và cả đóm lửa từ cây nhang cũng là chút lộc đầu năm mà nhiều người cần đến. Ông vẫn ngủ.
Một nhóm thanh niên không còn tự chủ, ngả nghiêng đi trên lề đường. Tiếng nói, tiềng cười và cử chỉ cho thấy họ đã say. Một người trong nhóm, do quá trớn đã ngã vào chiếc xích lô làm ông thức giấc.
Ông ngồi thẳng người. Đôi mắt vẫn còn ngái ngủ. Nhìn đồng hồ chỉ mới 1g30 sáng. Ông ngáp và duỗi người định ngủ tiếp. Tôi đến bên ông hỏi: "Tết có khách không anh?".
Ông đáp: "Chán lắm anh ơi. Chạy cả ngày mà chưa được 200 ngàn thì sao sống đây anh?".
Tôi hỏi thăm ông. Ông là Lưu Trung Nghĩa, 71 tuổi. Ông có vợ và 2 con, thuê phòng trọ của một căn nhà không số trên đường Lạc Long Quân (P3 Q. 11). Ông cho biết căn phòng nhỏ chỉ đủ cho vợ và 2 đứa cháu ngoại ngả lưng. Mỗi lần ông và các con về cũng chỉ tụ tập phía trước cửa một lát rồi phải đi. Ban đêm, từ hàng chục năm nay ông đều lấy vỉa hè làm nhà.
Ông nhìn tôi, bất chợt hỏi: "Anh nghĩ thế nào khi Tết đến mà mình không có chỗ để đốt nén nhang tưởng nhớ ông bà?".
Biết trả lời sao với ông? Rồi ông cũng chẳng cần tôi phải trả lời. Ông nói tiếp, "Anh thấy đó, taxi, xe ôm đầy rẫy. Tội gì phải đi xích lô vừa chậm vừa không sang trọng. Khách của tôi bây giờ chỉ là những người khách cũ xưa nay. Họ bây giờ đã già. Tôi với họ như những người bạn, đi đâu cũng có nhau. Cũng nhờ thế mà tôi cũng đắp đổi được qua ngày.
2. Ông là Nguyễn Thành Lâm, 59 tuổi. Ông ngủ trên chiếc xích lô tại vỉa hè đường Hải Thượng Lãn Ông (Q. 5). Khi tôi đến, ông vừa trở mình thức giấc.
![]() |
3 giờ sáng mồng 1 tết, trên đường Hải Thượng Lãn Ông, ông Nguyễn Thành Lâm trò chuyện cùng tác giả. |
Ông mặc chiếc quần ngắn, áo thun. Cũ kỹ và hơi bẩn. Gương mặt ông rắn rỏi. Giọng nói ông nhừa nhựa. Tôi hỏi: "Anh mới nhậu?". Ông gật đầu: "Tôi mới kiếm được một cuốc cũng khá, hơn 100.000đ nên ghé vào quán làm 2 lon để gọi là ăn Tết với người ta. Cả một cái Tết mới được chút tiền như thế. Nghề xích lô bây giờ chán lắm nhưng biết làm nghề gì bây giờ?"
Như gợi được nỗi niềm, ông Lâm kể, 30 năm nay ông toàn ngủ ngoài đường trên chiếc xích lô. "Buồn lắm anh ơi. Trước đây tôi ở với cha mẹ trên đường Nguyễn Văn Luông (Q.6). Căn nhà nhỏ thôi nhưng đã ôm ấp cả quảng đời niên thiếu của tôi. Sau 1975, cha mẹ tôi qua đời. Đến tuổi, tôi đi bộ đội. Căn nhà tạm giao cho người dì trông coi...
Sau mấy năm trong quân ngũ tôi được trở về. Đến căn nhà cũ, gọi cửa. Người mở cửa là một người lạ hoắc. "Anh hỏi ai?". Thật quá bất ngờ. Còn hơn sét đánh ngang tai. Thì ra, bà dì tôi quá mê cờ bạc đến nỗi phải bán đi căn nhà mà cha mẹ đã để lại cho tôi. Thế là hết. Cũng từ đó tôi lang thang và nhờ chiếc xích lô này mới có được chỗ ngủ hàng đêm.
Tôi buột miệng hỏi ông, "Thế chị và mấy cháu thế nào?. Ông cười chua chát: "anh nghĩ ai dám lấy một thằng không nhà cửa, không nghề nghiệp? Vẫn độc thân anh ạ. Cố gắng sống một mình cho hết quãng đời còn lại này nữa thôi" ...
Đã 3 giờ sáng rồi. Bình minh của ngày mới sắp ló dạng. Chỉ mong sao những mảnh đời cô quạnh này tìm được chút hương vị của ngày Tết.
3. Trở về đường Lý Thường Kiệt (Q.10). Nhiều chiếc xích lô ẩn mình dưới những tán cây. Trên xe, họ nằm ngủ, giấc ngủ thật bình an. Hi vọng trong giấc ngủ, họ sẽ có những giấc mộng thật đẹp để quên đi những nhọc nhằn của năm tháng...
Cách đây mấy ngày, khi đang giao dịch ở ngân hàng thì cô thu ngân vừa đếm tiền, vừa ngước lên mỉm cười hỏi tôi bằng tiếng Anh: “Anh đã chuẩn bị cho năm mới chưa? Tôi hơi ngạc nhiên: “Cô cũng biết năm mới của chúng tôi nữa hả?”.
" alt=""/>Bị lừa mất nhà, người đàn ông sống nhờ xích lôThử so sánh và kiểm tra lại xem, bạn có vô tình để lọt dữ liệu khi mắc một trong các lỗi đặt mật khẩu cho tài khoản cá nhân của mình không nhé.
![]() |
Doãn Hải Hưng
" alt=""/>5 lỗi đặt mật khẩu có thể khiến bạn mất dữ liệu trong nháy mắt![]() |
Sau khi vợ đột ngột qua đời, ông của Erik Simander đã than khóc cho người vợ quá cố đồng thời chống chọi với nỗi cô đơn và bệnh tật tuổi già. |
![]() |
Cháu trai của ông đã từ bỏ dự án dang dở để dành thời gian ở bên. Simander ghi lại nỗi đau mất vợ của người ông bằng cái nhìn sâu sắc và thơ mộng lạ kỳ nhưng vẫn thể hiện được nỗi đau của việc mất người thân. |
![]() |
Trong khoảng thời gian này, ông của Simander cũng bị thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh dẫn đến mất thị lực gây ra do tuổi tác. "Ông tôi đã mất đi đôi mắt và đôi tai của mình từ khi bà qua đời", Simander nói. |
![]() |
Người cháu trai nhiếp ảnh gia đã ở nhà trò chuyện cùng ông, ôn lại kỷ niệm và giúp ông làm các công việc vặt. "Một người bạn đời ra đi trước người kia là điều không thể tránh khỏi, chủ đề này có thể hơi cấm kỵ. Không ai muốn nói về nó, nhưng điều này vẫn cứ xảy ra", Simander nói. |
![]() |
Khi người thân qua đời, điều này tạo ra khoảng trống đau đớn trong cuộc đời của chúng ta. Simander từng trải qua nỗi đau mất cha vài năm trước. Anh chia sẻ sự mất mát đột ngột đó đã hủy hoại bản thân anh và gia đình. |
![]() |
Nỗi đau tử biệt khiến những người ở lại cảm thấy như bị bỏ rơi với cảm giác trống rỗng. Theo thời gian, cảm giác đó sẽ phai nhạt dần nhưng không bao giờ biến mất. Đó là xúc cảm tự nhiên của con người. |
![]() |
Qua bộ ảnh 'Hjordis, tôi nhớ bà', nhiếp ảnh gia 27 tuổi giúp người xem hình dung cuộc sống khó khăn của một người cao tuổi, vốn quen sống cùng bạn đời của mình mỗi ngày cho đến khi bà ấy qua đời và bỏ lại ông trong căn nhà trống trải. |
![]() |
Trong một cuộc phỏng vấn, nhiếp ảnh gia người Thụy Điển cho biết anh thích thực hiện những câu chuyện liên quan đến con người và các vấn đề xã hội. Nó không nhất thiết phải là điều gì đó lớn lao mà có thể chỉ là những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. |
![]() |
Bộ ảnh mang phong cách của nhiếp ảnh và được thực hiện trong thời gian khá lâu vì tác giả mong muốn ghi lại những khoảnh khắc chân thực và xúc động nhất. Anh thường chỉ chụp vài bức ảnh khi cảm thấy thích hợp và sau đó lại đặt máy ảnh xuống. |
(Theo Washington Post/ Zing)
" alt=""/>Nhiếp ảnh gia vượt qua nỗi đau tử biệt bằng bộ ảnh u hoài