Dù nhà có ô tô từ lâu nhưng xe của anh gần "đắp chiếu", không dám bỏ ra dùng để đi làm hàng ngày mà chủ yếu vẫn sử dụng xe máy cho tiện, tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, ngay cả đi xe máy ở tuyến đường trên cũng chẳng mấy dễ chịu.
“Đường có 3 làn, trong khi đó BRT đã chiếm 1 làn rồi, 2 làn còn lại thì ô tô con rồi xe buýt thường cũng bịt kín khiến xe máy như chúng tôi gần như không còn chỗ để đi nữa, đành phải lao lên vỉa hè hoặc chấp nhận sang làn BRT, đi chung với xe buýt.”,anh Hoà nói.
Còn chị Nguyễn Mỹ Linh (31 tuổi ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) vì lý do công việc nên thường xuyên sử dụng ô tô riêng để di chuyển từ nhà đến công ty trên phố Hoàng Ngân.
Dù ngồi ô tô có vẻ mát mẻ và dễ chịu hơn nhiều so với xe máy nhưng khi di chuyển trên tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương cũng đòi hỏi tài xế phải hết sức kiên nhẫn. Không ít lần, chị Linh "tặc lưỡi" phóng vào làn BRT vì thoáng và nhiều xe ô tô khác cũng đi vào.
“Đường quá tắc, ô tô xe máy lại ken cứng lòng đường không thể đi nổi nên thỉnh thoảng tôi vẫn ‘đánh liều’ đi vào làn BRT. Thế nhưng cực chẳng đã mới phải đi như vậy chứ trong lòng nơm nớp lo bị phạt nguội hoặc ai đó chụp ảnh bêu lên mạng xã hội”, chị Linh chia sẻ.
Và lo ngại của nữ tài xế này là có cơ sở khi vào cuối tháng 5 vừa qua khi chuẩn bị mang xe đi đăng kiểm, chị Linh kiểm tra trên hệ thống phạt nguội của cảnh sát giao thông thì bất ngờ thấy mình có 1 lỗi vi phạm vào ngày 24/3 chưa được xử lý.
Khi đến đội Chỉ huy giao thông và Đèn tín hiệu (phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), chị được cán bộ ở đây cho xem hình ảnh chiếc xe của mình đang ở trên làn BRT vào sáng ngày 24/3 cùng biển số rõ mồn một. Sau đó, chị Linh đã phải nộp phạt 4 triệu đồng, ngoài ra còn bị tước GPLX 1 tháng. Đúng là đắng lòng!
Có nên chia sẻ làn BRT với các phương tiện khác?
Theo khảo sát của PV VietNamNet, xe buýt BRT hiện nay đang hoạt động với tần suất khoảng 10 phút/chuyến vào ngày thường và khoảng 12 phút/chuyến vào ngày nghỉ. Dù được đánh giá là sạch sẽ, hiện đại và chạy khá đúng giờ, tuy nhiên lượng khách đi BRT vẫn chưa đông, tỷ lệ phủ khách trung bình trên xe chỉ khoảng 30-40%.
Với lượng hành khách được BRT phục vụ như vậy, nhiều ý kiến của chuyên gia và người dân cho rằng, sẽ là bất hợp lý khi xe BRT được sử dụng riêng một mình một làn đường, trong khi hàng chục nghìn phương tiện khác hàng ngày phải chen chúc nhau trên phần đường chật chội còn lại. Hơn nữa, không phải ai cũng thuận tiện để có thể tiếp cận sử dụng loại phương tiện này.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, xe buýt nhanh BRT được ra đời trên thế giới từ năm 1974 và được mệnh danh là Metro trên cạn. Theo thống kê, có 190 thành phố trên thế giới có BRT và đây được xem là giải pháp hiệu quả cho giao thông công cộng.
"Bản chất xe BRT là rất tốt nhưng bất cập khi triển khai ở Hà Nội là không đồng bộ về hạ tầng nên hiệu quả không cao. Thực ra vấn đề này nhiều nước trên thế giới cũng gặp chứ không phải chỉ ở Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, hiện nay mình chưa đủ lượng hành khách để BRT đạt đủ công suất nên chạy một mình một đường sẽ là lãng phí.",GS.TS Sùa nói.
Vị chuyên gia này cơ bản đồng ý với đề xuất mới đây của sở GTVT Hà Nội về việc có thể thí điểm cho phép một số loại phương tiện khác lưu thông vào làn đường BRT như xe khách cỡ lớn, xe cứu thương, xe chữa cháy, các loại xe công vụ khác. Ngoài ra gợi ý thêm có thể cho xe taxi (loại có mào) di chuyển vào làn đường này.
Tuy vậy, GS.TS Từ Sỹ Sùa thẳng thắn phản đối việc cho xe buýt thường đi cùng làn với BRT bởi hai loại xe này có cách thức di chuyển và đón khách hoàn toàn khác nhau, dễ dẫn tới xung đột giao thông và nguy hiểm cho phương tiện khác trên đường.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông công cộng Hà Nội cho biết, hiện xe buýt nhanh BRT đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, một phần do làn đường riêng không được phân tách bởi dải phân cách cứng cho toàn tuyến.
Hệ lụy kéo theo là bị các phương tiện khác xâm phạm, cản trở, làm giảm tốc độ lưu thông. Tình trạng này diễn ra lâu nay, gây mất trật tự, an toàn giao thông tuyến đường xe buýt BRT đi qua. Yêu cầu đặt ra là phải xem xét, tổ chức lại theo hướng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho BRT, đồng thời cũng xem xét đến nhu cầu thực tế của một số loại phương tiện khác, đặc biệt với xe cứu nạn, cứu hộ, xe công vụ...
Theo ông Hải, nếu thực hiện, ý tưởng này chỉ là tạm thời và phải tiếp tục điều chỉnh sau khi chất lượng dịch vụ và tần suất BRT được nâng lên theo thiết kế là 3 phút/lượt. Khi người dân đã hình thành thói quen đi theo làn, tình trạng xâm phạm làn ưu tiên giảm đi, BRT sẽ quay trở lại hoạt động như thiết kế ban đầu - là làn ưu tiên chỉ dành cho buýt nhanh.
"Đây chỉ là một đề xuất để thí điểm nhằm tìm ra cách tổ chức giao thông tối ưu, đồng thời hạn chế tối đa việc lấn làn xe buýt BRT. Nếu được phê duyệt chúng ta sẽ tổ chức công khai, minh bạch, đúng đối tượng",Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông công cộng Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải khẳng định.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Tắc đường mới phải đi vào làn BRT, nơm nớp lo phạt nguộiCác nhà sản xuất TV gồm LG, Sony, TCL và Casper đã đồng ý với đề xuất của Bộ TT&TT về việc cài đặt sẵn ứng dụng VTVGo trên giao diện màn hình TV. Động thái của các nhà sản xuất TV nhằm thúc đẩy nền tảng truyền hình số quốc gia phát triển.
Ở sự kiện ra mắt các dòng TV Samsung mới năm 2024 được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, theo ghi nhận của PV VietNamNet, các dòng TV này hiện tại đã tích hợp một số nền tảng số trong nước như VieON, Galaxy Play, FPT Play… nhưng vẫn chưa tích hợp sẵn ứng dụng VTVGo lên giao diện màn hình và phím tắt điều khiển từ xa.
Đại diện Samsung Vina cho biết, là thương hiệu TV số 1 thị trường Việt Nam 10 năm liên tiếp, hãng luôn cải tiến, lấy người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi đổi mới công nghệ. Trong đó ứng dụng VTVGo là một trong những kênh thông tin quan trọng để khán giả dễ dàng tiếp cận nội dung truyền hình quốc gia và địa phương. Hiện nay, người dùng TV Samsung đã có thể cài đặt ứng dụng từ kho ứng dụng Smart Hub để theo dõi, tận hưởng các nội dung trên VTVGo.
“Về việc tích hợp VTVGo sẵn trên giao diện màn hình và phím tắt lên điều khiển từ xa, thời gian qua, chúng tôi đã và đang phối hợp cùng VTVGo để triển khai các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Đối tác VTVGo đang nỗ lực hoàn thiện để sớm tích hợp. Để một ứng dụng cung cấp đầy đủ nội dung và trải nghiệm mượt mà, cần có thời gian chuẩn bị và quy trình phối hợp chặt chẽ. Samsung luôn mong đợi các đối tác hoàn thiện cao nhất nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng. Chúng tôi hy vọng việc tích hợp này sẽ góp phần giúp người dùng tiếp cận ứng dụng truyền hình số quốc gia nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa”,đại diện Samsung chia sẻ.
" alt=""/>Samsung đang chờ VTVGo để tích hợp lên màn hình và phím tắt điều khiển TVNăm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel giữ vững tăng trưởng trong bối cảnh diễn biến phức tạp về dịch bệnh và kinh tế trên toàn cầu. Mức tăng trưởng doanh thu 6,1% đem lại cho Viettel lợi nhuận trước thuế lên tới 43,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021 và nộp ngân sách Nhà nước 38 nghìn tỷ đồng tương đương mức đóng góp năm 2019.
Viettel cho biết, nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được duy trì khi tập đoàn tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ viễn thông Viettel bằng 1,5 lần trung bình ngành trên thế giới.
Về hoạt động đầu tư nước ngoài, lần đầu tiên doanh thu dịch vụ của Viettel đạt gần 3 tỷ USD (khoảng hơn 70.000 tỷ đồng) tương đương với viễn thông trong nước, đóng góp 50% doanh thu dịch vụ viễn thông. Nguồn ngoại tệ chuyển về nước trong năm 2022 lên tới gần 500 triệu USD, cao nhất trong 5 năm vừa qua. Lũy kế đến nay, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.
Đại diện Viettel cho hay, lĩnh vực giải pháp và dịch vụ số thể hiện sự bứt phá, doanh thu từ các giải pháp CNTT tăng trưởng 58%. Thuê bao Viettel Money phát triển mới tăng gấp 6 lần so với các năm, vượt mốc 5 triệu thuê bao. Viettel Money cũng là nền tảng phát triển nhanh nhất thị trường năm 2022, đoạt giải thưởng uy tín nhất ngành viễn thông, công nghệ thế giới.
Điểm nhấn trong năm 2022 của Viettel là ra mắt dịch vụ TV 360 đạt 10 triệu người xem, trở thành nền tảng truyền hình OTT lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Viettel Cloud ra mắt vào 14/10/2022 là hệ sinh thái điện toán đám mây đa dạng nhất Việt Nam.
Cùng với việc tiếp tục chuyển đổi số cho các ngành giáo dục, y tế, giao thông, Viettel đã triển khai trung tâm điều hành thông minh (IOC) cho chính quyền 35 tỉnh/thành phố, xây dựng trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) cho 20 tỉnh, thành phố. Không chỉ cung cấp giải pháp, Viettel trở thành đối tác tư vấn chuyển đổi số, đánh giá trưởng thành số cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Điểm khác biệt lớn là hầu hết những giải pháp do Viettel cung cấp đều do người Việt phát triển, làm chủ công nghệ.
Lĩnh vực thương mại điện tử và logistics được tái cấu trúc, tối ưu các sản phẩm, dịch vụ theo hướng tăng cường đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả và tạo sự khác biệt trong trải nghiệm khách hàng. Tại lĩnh vực bán lẻ, những giải pháp bán hàng trực tuyến kết hợp trải nghiệm tại cửa hàng giúp 78% khách hàng đánh giá cao Viettel Store về trải nghiệm sản phẩm mới, gần 70% thích thú khi nhân viên có thể hỗ trợ đa nhiệm các dịch vụ khác nhau ngay tại cửa hàng.
Lĩnh vực an ninh quốc phòng, Viettel đã nghiên cứu, làm chủ, chế tạo thành công các loại khí tài chiến lược quan trọng, trở thành hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Viện hàng không Vũ trụ Viettel ghi nhận doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G của Viettel đảm bảo tiến độ của Bộ TT&TT và Tập đoàn, đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G.
“Thành tựu của mỗi lĩnh vực, mỗi đơn vị của Viettel có thể khác nhau, nhưng công thức chung cho thành công đều là khát vọng lớn, nỗ lực không ngừng và không lùi bước. Văn hoá Viettel đã xây dựng cho chúng tôi một thái độ độc đáo: luôn tìm thấy cơ hội trong khó khăn, sẵn sàng đối diện với thách thức, không né tránh trước nhiệm vụ. Đó là sức mạnh nội lực bền bỉ của người Viettel - những con người mang trong mình sứ mệnh Sáng tạo vì con người”, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, nhấn mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Brand Creativity, có tới 73% người được hỏi ngẫu nhiên đang sử dụng ít nhất 1 dịch vụ do Viettel cung cấp. Trong đó, 95% người khảo sát được chia sẻ cảm nhận về tinh thần tích cực, nhiệt huyết khi tiếp xúc và làm việc với Viettel.