Một quan chức chính phủ cho biết: “Chúng tôi vẫn làm theo chính sách cũ. Chúng tôi muốn nguồn lực địa phương để tạo việc làm. Bạn không thể có trường hợp mọi người chỉ xem Ấn Độ như một thị trường. Hãy để họ sản xuất tại đây”.
Ấn Độ là thị trường quan trọng của Apple khi đang nắm giữ tiềm năng bán hàng “khủng”. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ là nền kinh tế đang phát triển, quy mô lớn, mọi người ngày càng có khả năng mua thiết bị cao cấp hơn.
Doanh số của Apple tại Ấn Độ đang tăng nhanh mà không cần nhiều đầu tư. Doanh thu tại đây của hãng tăng 56% trong quý đầu năm 2016 so với một năm trước đó. Dù vậy, “táo khuyết” vẫn chiếm chưa đến 3% thị phần smartphone, để lại khoảng trống không nhỏ nếu muốn tăng cường sự hiện diện tại đất nước dân số đông thứ 2 thế giới.
Mở cửa hàng riêng sẽ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu của Apple tại Ấn Độ, nơi hãng đang bị cạnh tranh từ các smartphone giá rẻ. Apple hiện bán sản phẩm thông qua mạng lưới các nhà phân phối và bán lẻ.
" alt=""/>Apple không được “đặc cách” mở Apple Store tại Ấn ĐộNhìn vào phân khúc này, có thể thấy rằng không có quá nhiều mẫu xe bị cho là lỗi mốt trong thiết kế. Rõ ràng vẫn có Citroen C5 là ngoại lệ, nhưng hầu như các mẫu khác đều thuộc dòng xe mới chỉ ra mắt trong vòng 1-2 năm trở lại đây.
![]() |
KIA tự tin khẳng định rằng KIA Optima mới là điều tuyệt vời nhất mà hãng mang đến cho các khách hàng Châu Âu và vì thế, một phiên bản thể thao GT cũng được hãng giới thiệu tại triển lãm Frankfurt nhằm tăng sức hút đối với giới truyền thông cũng như những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bất kể được đánh giá tốt hay không, sẽ không hoàn toàn dễ dàng cho KIA Optima trong cuộc cạnh tranh với 2 mẫu xe mới vừa ra mắt - VW Passat và Ford Mondeo.
Trong phân khúc xe cỡ trung vẫn có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn. Đó có thể là những "tân binh" như Skoda Superb hay Renault Talisman, cho dù việc mua chúng trong thời điểm hiện tại là tương đối khó khăn, nhất là với Superb. Hoặc cũng có thể là những mẫu tuy đã cũ nhưng vẫn bán chạy như Oh hay Insignia.
Hình ảnh Kia Optima thế hệ mới trong buổi ra mắt:
![]() |
Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng chứng chỉ tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức; tuyển dụng, thăng hạng viên chức.
Bộ TT&TT cho biết, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành đối với mỗi cá nhân trong việc sử dụng CNTT. Trên cơ sở các yêu cầu này các cơ quan, đơn vị có thể chủ động nghiên cứu, áp dụng theo mục đích và nhu cầu sử dụng cụ thể của mình.
Là kết quả nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm quốc tế cũng như ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT-TT, Thông tư 03 của Bộ TT&TT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 28/4/2014.
Theo đó, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT gồm chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao. Thông tư 03 nêu rõ, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô đun: hiểu biết về CNTT cơ bản; sử dụng máy tính cơ bản; xử lý văn bản cơ bản; sử dụng bảng tính cơ bản; sử dụng trình chiếu cơ bản; sử dụng Internet cơ bản. Còn chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 9 mô đun: xử lý văn bản nâng cao; sử dụng bảng tính nâng cao; sử dụng trình chiếu nâng cao; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu; thiết kế đồ họa hai chiều; biên tập ảnh; biên tập trang thông tin điện tử; an toàn, bảo mật thông tin; sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.Cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của cả 6 mô đun nêu trên. Còn cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 3 trong 9 mô đun quy định.
Theo đại diện Vụ CNTT (Bộ TT&TT), sau khi Thông tư 03 được ban hành, nhiều bộ, ngành trong đó có Bộ Nội vụ đã rất quan tâm, nhận định rằng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT này là tiêu chuẩn mới, phù hợp hơn, thay thế cho chuẩn cũ. Còn theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT do Bộ TT&TT ban hành là bộ chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT đầu tiên mở đường cho việc chuẩn hóa các kỹ năng CNTT.
Đại diện Vụ CNTT cho biết thêm, chủ trương của Bộ TT&TT là liên tục rà soát, cập nhật các chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT để bảo đảm sát thực với nhu cầu của các cơ quan ở Trung ương, địa phương và nhu cầu của xã hội; đồng thời hướng tới mục tiêu làm sao để người lao động Việt Nam được trang bị các chuẩn kỹ năng cơ bản, đáp ứng được yêu cầu hội nhập, tránh trường hợp lao động Việt Nam không có lợi thế trong vấn đề này.
" alt=""/>Chứng chỉ theo chuẩn kỹ năng CNTT sẽ thay thế chứng chỉ tin học A, B, C