
1. Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR): Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, ngành giáo dục đã có những thay đổi mới như tự động hóa các tài nguyên học tập, bao gồm học trực tuyến, đánh giá giáo dục, kiểm tra bài tập về nhà. Học sinh và giáo viên đều hưởng lợi từ những cải tiến mới của công nghệ. Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường hỗ trợ giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh, giúp bài giảng hấp dẫn và hiệu quả hơn. Nội dung bài học cũng được đơn giản hóa, học sinh có thể nắm bắt nhanh chóng. Ảnh: Future Visual.
![]() |
2. Phòng học ảo: Dạy học trực tuyến cho phép học sinh, sinh viên trên thế giới chọn học ở những nơi mong muốn. Các phòng học ảo tạo ra môi trường học tập giống một lớp học thật, giúp giáo viên kiểm soát và quản lý hoạt động học tập ngay tại nhà. Nhờ trí tuệ nhân tạo, quá trình học trực tuyến trở nên minh bạch, thuận tiện cho giáo viên và học sinh. Ảnh: Fair Share Scandinavia Oy. |
![]() |
3. Học tập cá nhân (Personalized learning) và học tập thích ứng (Adaptive learning): Học tập cá nhân là chìa khóa của giáo dục thế kỷ 21. Nền tảng học trực tuyến cung cấp môi trường học tập linh hoạt bằng cách cho phép học sinh bắt kịp tốc độ học, đồng thời giúp các nhà giáo dục tận dung công cụ kỹ thuật số để biến bài giảng trở nên sinh động hơn. Trong khi đó, học tập thích ứng cung cấp các tài liệu nghiên cứu dựa trên trình độ của học sinh. Với sự trợ giúp của các bài kiểm tra thích ứng, giáo viên có thể tìm ra lỗ hổng kiến thức của trẻ để khắc phục. Học tập thích ứng đảm bảo học sinh được học và đạt được kết quả tốt nhất. Ảnh: Pinterest. |
![]() |
4. Người máy: Hiện nay, người máy được các nước phát triển đưa vào hệ thống giáo dục từ tiểu học đến THPT. Robot được phát triển và mã hóa, giúp học sinh nâng cao kiến thức về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Ngoài ra, người máy giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới như tư duy phản biện, sáng tạo và đưa ra quyết định. Ảnh: RobotLAB. |
![]() |
5. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây: Nhờ sự tiến bộ công nghệ, việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây với giáo dục dần trở nên phổ biến. Các bài giảng và công tác quản lý đều được vận hành một cách dễ dàng. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây cung cấp một loạt dịch vụ học thuật trực tuyến như dạy học, đánh giá, kiểm tra bài tập về nhà. Các cơ sở giáo dục có thể quản lý học phí, liên hệ với phụ huynh, tạo phiếu điểm, quản lý nhân viên và tuyển sinh thông qua công nghệ mới này. Ảnh: InvestorPlace. |
![]() |
6. Lớp học kỹ thuật số: Kể từ khi sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với Internet và thiết bị kỹ thuật số khác, các lớp học kỹ thuật số (masterclass) dần trở nên phổ biến. Dạng lớp học này cho phép sinh viên có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, sinh viên có thêm hứng thú và đam mê với việc học. Ảnh: Curtin Business School. |
![]() |
7. Học tập kết hợp: Đây là phương pháp giúp việc dạy và học không bị gián đoạn. Bằng cách phối hợp những tài nguyên giáo dục trực tuyến và phương pháp học tập truyền thống, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Ví dụ, mô hình lớp học cho phép học sinh linh động việc tự học và tự khám phá. Ngoài ra, nhờ tận dụng tài nguyên, giáo viên có thể thúc đẩy việc hợp tác giữa học sinh, từ đó tạo ra môi trường học tập năng động hơn. Ảnh: Acer for Education. |
![]() |
8. Hệ thống lập trình: Học tập dựa trên môi trường lập trình với những khối lệnh có sẵn giúp học sinh dễ dàng tạo các dự án đa phương tiện khác nhau. Công nghệ này cho phép học sinh làm phim hoạt hình và tạo các sản phẩm khoa học, nghệ thuật, qua đó nâng cao tính sáng tạo của trẻ. Ảnh: Pinterest. |
Theo zingnews.vn
" alt=""/>8 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2021Đề thi HSA năm 2025 gồm ba phần, trong đó hai phần bắt buộc là Toán học và Xử lý số liệu, Văn học - Ngôn ngữ, tương tự hiện tại. Thí sinh làm bài thi trên máy tính trong 195 phút, tổng điểm là 150.
Phần Toán học và Xử lý số liệu gồm 50 câu, thi trong 75 phút (35 câu dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án). Nội dung thuộc lĩnh vực đại số, giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần Văn học - Ngôn ngữ gồm 50 câu trắc nghiệm, 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật...
Điểm mới trong năm tới là phần thứ ba. Trước đây, phần này là Khoa học với 50 câu. Từ năm tới, thí sinh có thể chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh.
Với phần Khoa học, thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý, mỗi chủ đề có 17 câu. Phần lựa chọn Tiếng Anh gồm 50 câu trắc nghiệm, dùng để tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Cấu trúc, đề tham khảo HSA 2025
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM
Bài thi có ba phần gồm: Tư duy khoa học, Sử dụng ngôn ngữ và Toán học với 120 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh làm bài trên giấy trong 150 phút. Điểm của từng câu có trọng số khác nhau, tùy thuộc vào độ khó, tổng điểm là 1.200.
Phần Tư duy khoa học là gộp của phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề ở các năm trước. Phần này có 30 câu trắc nghiệm, tổng 300 điểm. Câu hỏi theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, từ đó yêu cầu thí sinh vận dụng, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật...
Phần Sử dụng ngôn ngữ gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh với 60 câu hỏi thay vì 40 câu như trước, tương ứng 600 điểm. Phần Toán học với 30 câu, tối đa 300 điểm.
Mẫu đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM 2025