
Mức lương khởi điểm cho giáo viên cao nhất được ghi nhận trên 50.000 euro ở 2 quốc gia là Thụy Sĩ (66.972 euro) và Đức (54.129 euro). Trong khi đó, Bulgaria có mức lương khởi điểm hàng năm cho giáo viên thấp nhất trong số các nước EU, chỉ ở mức 7.731 euro. Giáo viên tại các nước Latvia, Slovakia, Hungary, Romania và Ba Lan cũng có mức lương dưới 10.000 euro.
Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) dùng “sức mua tiêu chuẩn” (PPS) để so sánh mức lương giáo viên giữa các quốc gia Châu Âu. PPS là “một đơn vị tiền tệ nhân tạo”, trong đó một đơn vị PPS về mặt lý thuyết có thể mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi quốc gia. Nhìn vào mức lương ở PPS cho thấy một số chênh lệch về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia.
Theo đó, lương giáo viên dao động từ thấp nhất là 7.824 PPS ở Albania đến cao nhất là 50.357 PPS ở Đức. Trong khi tổng mức lương khởi điểm hàng năm của giáo viên các nước Châu Âu đạt 20.000-30.000 PPS, có 10 quốc gia EU vẫn ghi nhận dưới 20.000 PPS bao gồm: Estonia, Malta, Czech, Romania, Hy Lạp, Bulgaria, Ba Lan, Hungary, Latvia và Slovakia.
Các quốc gia Balkan nằm ngoài EU như Montenegro và Bắc Macedonia có mức lương giáo viên theo PPS cao hơn một số quốc gia EU. Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng tốt hơn về PPS (đứng thứ 11 với 28.455 PPS) trong khi mức lương danh nghĩa chỉ đạt 8.330 euro, xếp thứ 28/36 quốc gia.
So với lương tối thiểu
Tỷ lệ giữa lương giáo viên trên lương tối thiểu cao nhất ở Đức đạt 2,8 lần trong khi Ba Lan có tỷ lệ thấp nhất với 1,1. Nói cách khác, mức lương khởi điểm của giáo viên ở Ba Lan rất gần với mức lương tối thiểu, trong khi ở Đức kiếm được gần gấp 3 lần mức lương tối thiểu. Tỷ lệ trung bình trên 21 quốc gia EU là 1,86 trong khi ở Pháp và Hy Lạp chỉ là 1,4.
Ở hầu hết các nước Châu Âu, thu nhập của giáo viên bắt đầu làm việc tại các trường công lập thấp hơn đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người. Chỉ 7 trong 36 quốc gia có tổng mức lương khởi điểm theo luật định hàng năm cao hơn GDP bình quân đầu người. Con số cao nhất được ghi nhận ở Bắc Macedonia đạt 1,28, trong khi tỷ lệ này thấp nhất ở Ireland với 0,45.
Trong khi Đức là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất Châu Âu, tỷ lệ này là 1,26, có nghĩa là giáo viên vẫn kiếm được nhiều hơn GDP bình quân đầu người. Ngược lại, tỷ lệ này ở Pháp chỉ là 0,71.
Thay đổi trong 1 thập kỷ
Báo cáo mới nhất của Eurydice cũng cung cấp số liệu cho giai đoạn 2009/2010. Vào thời điểm đó, tổng mức lương khởi điểm hàng năm của giáo viên dao động từ 2.743 euro ở Romania đến 63.895 euro ở Luxembourg.
Mức trung bình trên 26 quốc gia EU là 19.563 euro trong năm 2009/2010. Tuy nhiên, 6 quốc gia EU ghi nhận dưới 5.000 euro, đó là Slovakia (4.824 euro), Ba Lan (4.462 euro), Lithuania (4.275 euro), Latvia (4.166 euro), Bulgaria (2.761 euro) và Romania (2.743 euro).
Ở các nước EU khác, con số này thường dao động từ 18.000 euro đến 30.000 euro trong khi mức lương khởi điểm ở Đức và Đan Mạch là hơn 35.000 euro.
Sự thay đổi trong tổng tiền lương khởi điểm hàng năm của giáo viên từ năm 2009/2010 đến 2020/2021 là cao nhất ở Lithuania, nơi tiền lương đã tăng 269%. Các quốc gia thành viên EU khác là Romania và Bulgaria cũng đã chứng kiến mức lương giáo viên tăng đáng kể trong thập kỷ qua, lần lượt là 193 và 180%.
Mức lương khởi điểm của giáo viên cũng tăng 42% ở Đức, quốc gia đã có mức lương cao thứ hai trong giai đoạn 2009/2010. Sự thay đổi dưới 10% diễn ra ở 6 quốc gia EU - Cyprus, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia và Luxembourg.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất trong danh sách có mức lương giáo viên giảm trong thập kỷ vừa qua, giảm 876 euro, tương đương 10%. Nguyên nhân có thể là do sự sụp đổ của đồng lira trong những năm gần đây.
Bảo Huy(Theo Euronews)
The Sun đưa tin, MU đang giành "pole" trong cuộc đua giành chữ ký của ngôi sao trẻ Jude Bellingham.
![]() |
MU giữ lợi thế cuộc đua giành Bellingham |
MU cùng với Man City, Liverpool và Chelsea muốn đưa Bellingham trở lại với bóng đá Anh trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm sau.
Bellingham từng đến thăm sân Old Trafford và có tình cảm với MU.
Khi Bellingham còn khoác áo Birmingham City, MU nỗ lực chiêu mộ anh nhưng không thành. Cầu thủ 18 tuổi này chọn Dortmund.
Thời gian chơi bóng ở Bundesliga giúp Bellingham trưởng thành hơn. MU tin tưởng viên ngọc này đã đến thời điểm "tốt nghiệp", rời Dortmund để cập bến Old Trafford.
Barca có ý định lấy sao trẻ Chelsea
Barcelona đang có ý định chiêu mộ Conor Gallagher, cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của Chelsea.
![]() |
Barca quan tâm đến Gallagher |
Trong thời gian qua, các quan chức Barca không ngừng tìm kiếm tài năng ở Premier League.
Gallagher, người khoác áo Crystal Palace theo dạng cho mượn từ Chelsea, gây được chú ý cho các tuyển trạch viên của Barca.
Sau 4 trận Premier League mùa này, cầu thủ 21 tuổi người Anh ghi 2 bàn và 1 kiến tạo. Đây là hiệu suất ấn tượng của một tiền vệ trung tâm.
Gallagher muốn gây ấn tượng với HLV Thomas Tuchel và trở lại thi đấu cho Chelsea. Vì thế, Barca sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán chuyển nhượng.
Liverpool quan tâm Barnes
Giới truyền thông Anh tiết lộ, Liverpool đang thể hiện sự quan tâm đến Harvey Barnes của Leicester.
![]() |
Liverpool muốn sở hữu Harvey Barnes |
HLV Jurgen Klopp dự kiến sẽ thực hiện những thay đổi trong đội hình Liverpool mùa tới. Trong đó, ông nhắm đến Barnes để tăng cường giải pháp tấn công.
Barnes đá tốt các vị trí bên cánh trái. Đồng thời, anh cũng có khả năng đảm nhận vai trò tiền vệ tấn công ở trung lộ.
Mùa này, Barnes có mặt trong 6 trận với Leicester trên mọi giải đấu. Anh ghi 1 bàn và thực hiện 1 pha kiến tạo.
Giá chuyển nhượng của Barnes được cho là không dưới 45 triệu bảng.
Kim Ngọc
MU gọi Declan Rice, Man City thất bại Ansu Fati, Pep Guardiola nhắm Mikel Oyarzabal là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 19/9.
" alt=""/>Tin bóng đá 19/9: MU ký Bellingham, Liverpool lấy Harvey BarnesSinh năm 1948, năm nay đã 75 tuổi, bà Nguyễn Thị Thắng (quận Ba Đình) cho hay quyết định theo học lớp học Tiếng Anh này để nâng cao kiến thức. Khi biết có lớp dạy miễn phí cho người cao tuổi, bà Thắng đã chủ động đề xuất tổ chức lớp ngay tại nhà mình - một căn hộ ở tầng 3 khu tập thể cũ trong con ngõ của đường Nguyễn Công Hoan.
“Ở tuổi này, tôi vẫn muốn học Tiếng Anh để não bộ của mình được phát triển và minh mẫn hơn. Tôi ở một mình, nhà rộng mà để không thì rất lãng phí. Trong khi đó, tôi biết có nhiều người cao tuổi như tôi muốn được học Tiếng Anh nên đã quyết định cải tạo nhà thành phòng học”.
Qua lớp học, bà Thắng cùng mọi người không chỉ học mà còn được gặp gỡ, trò chuyện, qua đó vừa nâng cao được kiến thức tiếng Anh mà lại minh mẫn hơn.
Sau khi được cô giáo hướng dẫn tại lớp, mỗi ngày, bà dành từ 1-1,5 giờ để ôn lại từ mới, ngữ pháp và phát âm. Bà thường ghi âm lại buổi dạy của cô giáo để lúc rảnh rỗi mở điện thoại ra nghe lại.
“Cứ sau 1 tuần, cô giáo lại hỏi bài và chúng tôi xung phong lên bảng làm bài, viết câu. Chúng tôi thấy rất vui. Mọi người rất háo hức, ai cũng muốn xung phong để trả bài mà mình đã học, xem tiếp thu bài trong tuần đó như thế nào”.
Thường lệ, trước khi cô giáo vào lớp vào 9h sáng, 8 rưỡi bà Thắng cùng mọi người đã đến để trao đổi bài với nhau. “Tinh thần học tập rất tốt”, bà Thắng phấn khởi.
![]() | ![]() |
Nói về một kỷ niệm đáng nhớ, bà Thắng cười cho hay: “Ví dụ khi nói “I am very well” thì để phát âm từ “well” với người già chúng tôi khá khó vì để nói được phải cong lưỡi, nhiều người trong lớp không nói được”, bà Thắng cười.
Bà Thắng nói ở tuổi này, các bà chỉ có thể học chậm và nói những câu đơn giản, điều quan trọng nhất là tới lớp học như một nơi sinh hoạt vui vẻ.
“Chúng tôi học Tiếng Anh, con cháu thấy gương ông bà già như thế này mà vẫn còn học thì sẽ chăm chỉ học tập hơn”.
Là học sinh lớn tuổi nhất của lớp học này, bà Nguyễn Thị Thanh Đà (trú quận Đống Đa, năm nay 81 tuổi) cho hay rất thích học Tiếng Anh. Mỗi ngày học, bà tự đi xe máy đến lớp cách nhà 5 cây số. Cũng nhờ có lớp Tiếng Anh mà cuộc sống của bà vui hơn.
Từ ngày có lớp học Tiếng Anh, đã 4 năm nay, bà chưa nghỉ buổi nào. Kể cả khi gia đình có việc bận thì bà vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đến lớp.
Bà Đà kể khi biết thông tin có lớp học Tiếng Anh cho người già, bà đã đăng ký ngay. “Bởi lúc trẻ, chúng tôi không được học. Cách đây tám mươi mấy năm làm gì được học tiếng Anh, giờ đây có điều kiện chúng tôi muốn tham gia. Tôi nghĩ rằng mình biết thêm được một thứ gì, nhất là ngoại ngữ thì càng tốt. Trong thời đại 4.0 này, trong gia đình, các con, các cháu biết ngoại ngữ, nếu mình không biết thì trở thành người rất lạc lõng, lạc hậu.
Chưa kể, mỗi ngày đến lớp đến lớp, chúng tôi cảm thấy tuổi già bớt cô đơn. Chúng tôi muốn đi học Tiếng Anh để tập thể dục cho bộ não, cho não mình được hoạt động, không bị “đơ”. Người ta hay bảo người già bộ não hết nếp nhăn, tôi cố gắng giữ lại được nếp nào thì càng tốt”.
![]() | ![]() |
Ở tuổi cao, bà Đà cho hay bản thân cũng như các bạn gặp rất nhiều khó khăn.
“Tai bây giờ cũng nghễnh ngãng rồi, mắt cũng không còn tinh. Vì vậy việc học rất hạn chế, khó khăn. Nhưng tôi tự nhủ không có cái gì khó cả, mình cứ cố gắng là sẽ được. Mặc dù tôi cao tuổi nhất lớp, nhưng tôi cố gắng học để theo kịp được các bạn trong lớp, để mỗi khi đến lớp, tôi cũng có thể làm được hết những bài tập mà cô giáo cho. Tôi nghĩ nếu mình tự tin thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn”.
Nhiều người cũng hỏi bà Đà già rồi còn đi học để làm gì?
“Tôi chỉ bảo rằng đi học để biết, mở mang trí tuệ. Tôi thích nên muốn học và không ai bảo tôi nghỉ được. Chỉ trừ khi sau này khi sức khỏe không cho phép thì đành chịu. Còn nếu không tự đi được xe máy đến lớp nữa tôi vẫn có thể đi xe buýt hoặc xe ôm.
Đến đây, chúng tôi không chỉ được học mà còn thêm bạn, thêm gắn kết với xã hội, chia sẻ và mở rộng thêm hiểu biết về sức khỏe người già”.
Các lớp tiếng Anh miễn phí này do Thượng tọa Thích Chân Quang sáng lập từ năm 2019 tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước với mong muốn giúp người già không còn cô đơn, tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Giáo viên đứng lớp là tình nguyện viên thuộc đủ mọi ngành nghề, được đào tạo đại học chuyên ngành Tiếng Anh, nhưng chung mong muốn truyền tải đam mê học ngoại ngữ, trang bị kiến thức nền tảng đến người cao tuổi.
Hiện tại Hà Nội, có khoảng 10 lớp dạy Tiếng Anh cho người già, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Trung bình mỗi lớp có 12-15 học viên, từ 60 tuổi đến gần 90 tuổi.
Các cụ còn đủ sức khỏe, đi lại được sẽ đến lớp học học trực tiếp một tuần một buổi.
Những cụ sức khỏe yếu, khó khăn trong việc đi lại sẽ được hỗ trợ học trực tuyến qua máy tính, điện thoại thông minh vào các buổi tối.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Cô giáo Phùng Hải Yến, giáo viên hướng dẫn lớp học này cho biết đã dạy cho các cụ từ đầu năm 2019, đến nay đã được 4 năm.
Chị Yến 30 tuổi, là một nhân viên văn phòng. Biết đến lớp học từ 4 năm trước trong một lần đi dạy hộ nhưng nhận thấy sự đam mê, nhiệt tình khi được học Tiếng Anh của các cụ, chị Yến quyết định gắn bó đến nay, dù công việc bận rộn.
“Tôi mong muốn mang chút kiến thức về Tiếng Anh mà mình có được đến với các bác, để các bác không chỉ được học kiến thức mà còn có một môi trường để có thể giao lưu chia sẻ câu chuyện trong đời sống thường ngày”.
Theo chị Yến, thời gian đầu cũng rất khó khăn, bởi các cụ cao tuổi 70, 80, thậm chí có những người 90 tuổi thì việc nhớ được từ vựng là khá khó, chứ chưa nói đến phát âm. Để duy trì được lớp học cần một sự kiên trì, đi từng bước nhỏ, để mỗi ngày đến lớp các cụ không cảm thấy bị áp lực.
“Thời gian đầu, có những hôm 2 tiếng đồng hồ chỉ dạy được 2-3 từ vựng. Song sau này, khi có niềm yêu thích và quen hơn, các bác dần có động lực và đã học nhanh hơn rất nhiều. Có thể do trí não hoạt động liên tục nên khả năng nhớ của các bác cũng tăng dần lên.
Mỗi ngày tích cóp một chút, giờ đây các bác đã nói được khá nhiều, thậm chí bây giờ đã có thể nói được những đoạn hội thảo giao tiếp căn bản, có thể dạy cho các cháu của mình ở nhà”.
Dạy kiến thức, song chính chị Yến nhận lại được nguồn năng lượng, tinh thần học tập tích cực từ các "học trò" già.
“Làm cô giáo “bất đắc dĩ” nhưng đổi lại mình được sự đón nhận, sự yêu thương của các bác - niềm vui không thể nào đong đếm.
Lớp học miễn phí dạy cho các bác, nhưng chính các bác mới là những người thầy người cô dạy bảo cho mình nhiều điều. Khi mình đến dạy các bác, mình được các bác chỉ cho nhiều bài học trong cuộc sống".
" alt=""/>Lớp học Tiếng Anh đặc biệt của các ông bà U90