Dương Khiết - linh hồn của Tây du kýĐầu tiên, không thể không khẳng định bộ phim kinh điển Tây du ký là sự nỗ lực của cả đoàn làm phim, từ dàn diễn viên chính, phụ cho tới tổ hậu kỳ, tất cả đã cùng nhau tạo dựng lên một tác phẩm huyền thoại sau bốn năm vất vả.
 |
Dương Khiết đích thân chọn lựa kỹ lưỡng từng vai diễn trong Tây du ký. |
Thế nhưng, để làm nên "cái hồn" của bộ phim thì không thể không kể đến công lao của đạo diễn Dương Khiết - người đã vô cùng vất vả trong quá trình lựa chọn diễn viên, làm nên màu sắc đặc trưng, hấp dẫn và chân thực cho mỗi nhân vật trong phim.
Tâm huyết của bà đặt vào từng nhân vật. Riêng việc thay đổi 2 lần vai diễn Đường Tăng đã khiến bà vô cùng đau đầu, chưa kể đến những nhân vật khác như Bát Giới hay những diễn viên yêu quái ở mỗi kiếp nạn.
Dương Khiết - người giải quyết mâu thuẫn của hàng trăm người trong đoàn phim
Đối với bộ phim này, vấn đề phát sinh không hề ít. Điều khiến Dương Khiết đau lòng nhất mỗi khi nhớ lại đó là những diễn viên chính muốn từ bỏ.
Khi bộ phim được phát sóng phần đầu tiên, danh tiếng của thầy trò Đường Tăng được nâng cao không ít. Họ được mời hợp tác từ rất nhiều phía, vì tiền tài và danh vọng, cũng không ít lần muốn rời đi.
 |
Bốn thầy trò Đường Tăng sang Singapore biểu diễn khiến Dương Khiết vô cùng đau lòng. |
Có lần, bốn thầy trò Đường Tăng được mời sang Singapore, cùng thời điểm đang quay bộ phim Tây du ký. Mặc dù đạo diễn Dương Khiết không đồng ý nhưng họ vẫn quyết định đi.
Lúc ấy Dương Khiết rất không hài lòng, cũng từng nhắc nhở họ ai là người đã nâng đỡ họ trong thời gian qua. Mâu thuẫn của hai bên phát sinh không ít. Nhưng cuối cùng đạo diễn Dương Khiết vẫn có thể cùng họ tiếp tục quay Tây du ký ở những phần tiếp theo. Dương Khiết mười năm không xem Tây du ký, cũng là bởi nhìn thấy họ thấy đau lòng.
Dương Khiết - đạo diễn, nhà sản xuất, người quản lý tài chính của đoàn phim
Dương Khiết không chỉ là đạo diễn mà còn kiêm nhà sản xuất của bộ phim huyền thoại Tây Du Ký. Ở thời điểm những năm 1986, kinh phí của đoàn làm phim vô cùng hạn hẹp, kỹ thuật, dụng cụ quay chụp không nhiều lại vô cùng lạc hậu, bởi vậy mà Dương Khiết đã vô cùng vất vả để tạo ra những thước phim đẹp nhất mang đến khán giả.
 |
Kỹ thuật thô sơ của đoàn làm phim Tây du ký những năm 1982. |
Đầu tiên, bà đích thân tới Hong Kong học hỏi kỹ thuật quay trong ba ngày rồi trở về tiếp tục quay Tây du ký. Dù kinh tế hạn hẹp nhưng cũng đã cùng đoàn làm phim cố gắng tận dụng những vật dụng thô sơ nhất để làm nên một kiệt tác.
Nhìn vào những thiết bị hỗ trợ lạc hậu và thô sơ của đoàn làm phim, khán giả cũng có thể thấy được sự vất vả và tâm huyết của người làm phim.
Dương Khiết - mang trong mình nỗi đau thất tín
Đạo diễn Dương Khiết từng chia sẻ một trong những lý do bà không xem Tây du ký suốt mười năm là bởi vì hổ thẹn.
Là một đạo diễn kiêm nhà sản xuất, Dương Khiết không thể không tự mình tuyển chọn diễn viên. Trong khi lựa chọn vai diễn cho nhân vật Bạch Cốt Tinh, Dương Khiết đã nhắm tới Dương Xuân Hà số một Thượng Hải lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cô lại không đồng ý. Dương Khiết phải chấp nhận một điều kiện thì Dương Xuân Hà mới đồng ý nhận vai diễn này.
 |
Dương Khiết đau lòng khi nhắc tới sự thất tín của mình trong bộ phim. |
Điều kiện được đưa ra đó là sau vai diễn Bạch Cốt Tinh, Dương Xuân Hà sẽ được đảm nhận cả vai diễn nữ vương Nữ Nhi Quốc. Dương Khiết không còn cách nào khác đành phải đồng ý. Thế nhưng khi quay đến cảnh lấy kinh ở Nữ Nhi Quốc, để bảo đảm chất lượng của bộ phim. Dương Khiết đã lựa chọn thất tín. Điều này khiến bà vô cùng đau khổ và dằn vặt.
Thu Vũ

Loạt ảnh hậu trường quý hiếm của Tây Du Ký 1986 tiết lộ nhiều bí mật
Một vật dụng quan trọng trong thời kỳ kỹ xảo chưa phát triển như thập niên 80 được hé lộ qua loạt ảnh hậu trường Tây Du Ký.
" alt=""/>Tây du ký vì sao mãi là niềm đau của Dương Khiết

- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, đã có một số bộ ngành di dời trụ sở ra khỏi nội thành nhưng TP chưa thu được khu đất nào.Tại cuộc tiếp xúc với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sáng nay, cử tri quận Hoàn Kiếm Nguyễn Văn Khiên nêu thực trạng các cơ quan, nhà máy khi được cấp đất xây trụ sở mới bên ngoại thành nhưng không chịu trả đất cho TP.
Ông kiến nghị TP phải kiên quyết thu hồi đất của các cơ quan sau khi di dời để xây dựng công trình công cộng như công viên, trường học.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị lãnh đạo TP không nên cấp phép xây dựng thêm khách sạn trong 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, vì xây thêm khách sạn sẽ làm tăng mật độ dân số, đường phố chật hẹp, ảnh hưởng giao thông đô thị.
 |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Phú Khánh |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay TP chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.
Theo ông, vấn đề này còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong thời gian tới, Thủ tướng sẽ chủ trì để họp đánh giá lại việc di chuyển các cơ sở.
Băn khoăn chuyện di dời bệnh viện
Lãnh đạo TP cũng nêu rõ băn khoăn về việc di dời các bệnh viện ra ngoại thành như trước đây có đúng hay không. Ông cho hay, trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ từ nay đến 2030 của Liên Hợp Quốc lại đưa ra khuyến cáo làm sao để người dân đi bộ từ nhà ra bệnh viện chỉ mất 20 phút.
“Chúng ta di dời hết các bệnh viện ra ngoại thành thì mai kia người dân đi cấp cứu chữa bệnh thế nào, các giáo sư, bác sĩ làm ở đó có thuận lợi hay không”, ông Chung nói.
Ông Chung cho rằng, kế hoạch di dời bệnh viện ra ngoại thành cần phải đánh giá lại, bởi điều này hoàn toàn trái ngược với các nước trên thế giới.
"Trước kia ta đã có quy hoạch rõ bao nhiêu người dân có 1 bệnh viện. Nay chúng ta di chuyển hết thì rất bất cập”, ông Nguyễn Đức Chung cho hay TP sẽ kiến nghị với Chính phủ về vấn đề này.
Khuyến khích xây khách sạn ở nội thành
Về việc xây dựng khách sạn trong nội thành, TP đang có chủ trương xây 40 khách sạn, với số lượng phòng đảm bảo thêm từ 20.000- 30.000 phòng trong 3-4 năm tới.
“Không thể cấm việc xây dựng khách sạn trong nội thành mà chúng ta phải khuyến khích bởi chỉ có khách sạn trong nội thành mới có thể đông khách được chứ không thể đưa khách sạn ra xa được. Khách sạn phải đặt ở nơi để du khách thấy thuận tiện nhất.
Sau này, các dịch vụ đông khách, người dân ở khu vực này sẽ tự di chuyển, như các nước các khu vực lõi đông lên người dân sẽ đi mua nhà nơi khác và nhà ở đây cho khách thuê khi họ cảm thấy có lợi nhuận hơn. TP năm vừa rồi đã duyệt một loạt khách sạn nằm trên quận Hoàn Kiếm”, lãnh đạo TP nói.

Nhiều bộ có trụ sở mới vẫn 'ôm' trụ sở cũ
Những năm gần đây, Chính phủ đã chi hàng ngàn tỷ đồng xây mới trụ sở cho nhiều bộ, ngành nhằm giảm tải giao thông cho nội đô. Tuy nhiên nhiều bộ, ngành khi có trụ sở mới vẫn “ôm” trụ sở cũ. Vì sao lại như vậy?
" alt=""/>Bộ ngành di dời, Hà Nội chưa thu được khu đất nào