Những ngày đầu năm 2021, hơn 20 triệu người dân vùng ĐBSCL nức lòng với quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.Đây là những dự án được trông đợi giải quyết “nút thắt cổ chai” về hạ tầng giao thông ĐBSCL để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng; rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
Bên cạnh đó, các cao tốc này cũng giúp việc kết nối giao thông của vùng ĐBSCL với TP.HCM một cách đồng bộ, mở ra không gian phát triển mới cho Tây Nam Bộ.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Giải 'cơn khát' cao tốc
Thực tế, trước khi khởi công tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông xe đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cả ĐBSCL chỉ có tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài chưa đến 50km đang hoạt động. Đây là một con số quá ít ỏi so với tiềm năng, vị trí và tầm phát triển của ĐBSCL – khu vực đóng góp 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% thuỷ sản cho cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, do nút thắt về giao thông nên những lợi thế về nông nghiệp, thuỷ sản của ĐBSCL chưa phát huy hết. Nguyên nhân do chi phí vận chuyển, logistics quá đắt đỏ. Chính vì thế, việc đầu tư hạ tầng giao thông vào khu vực này sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển, logistics cho doanh nghiệp và người dân.
 |
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được thông xe |
Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông phát triển đến đâu, các ngành kinh tế phát triển theo đến đó.
“Thực tế ở nước ta, những vùng kinh tế phát triển thì hạ tầng giao thông rất tốt. ĐBSCL là vùng trù phú, có điều kiện thuận lợi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, trái cây… rất lớn. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn còn nghèo, vì hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nói chung còn hạn chế.
Chính vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông của vùng.
Đơn cử như thời gian qua nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng như cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi…, qua đó, cho thấy hệ thống hạ tầng giao thông ĐBSCL đang từng bước hoàn chỉnh để phát triển kinh tế...”, ông Thể cho biết.
 |
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
Theo ông Thể, trong năm 2021, Bộ GTVT sẽ khởi công tuyến tránh TP Long Xuyên (An Giang) và cầu Rạch Miễu 2 (nối Tiền Giang – Bến Tre). Bộ GTVT cũng phối hợp cùng các tỉnh, thành để hình thành hệ thống giao thông cho vùng ĐBSCL.
“Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp cùng các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch trong 5 năm tới cố gắng khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và tuyến quốc lộ 30, nối TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang). Khi hoàn thành tuyến quốc lộ 30, người dân từ TP Rạch Giá (Kiên Giang) lên TP.HCM sẽ đi toàn bộ trên đường cao tốc”, ông Thể nói.
 |
Tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vừa khánh, giúp rút ngắn thời gian từ Rạch Giá đến TP Cần Thơ và Cao Lãnh |
Vẫn theo ông Thể, chắc chắn đến năm 2023, cao tốc từ TP.HCM về đến TP Cần Thơ sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ góp phần giải quyết nhu cầu vận tải cho QL1, vốn đã quá tải như hiện nay. Cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và đảm bảo quốc phòng, an ninh cho các tỉnh, thành trong khu vực nói riêng, cả nước nói chung.
“Đặc biệt, sau khi khánh thành tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ giảm tai nạn giao thông trên quốc lộ 1. Vĩnh Long sẽ quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nhằm triển khai hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra”, ông Lữ Quang Ngời khẳng định.
 |
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là công trình được hàng triệu người dân miền Tây mong chờ trong nhiều năm qua.
“Đây là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, giúp lan toả phát triển nhanh, mạnh cho ĐBSCL; kết nối vùng với sân bay, cảng biển, cửa khẩu, góp phần vào sự phát triển của ĐBSCL", ông Nhàn nói.
Theo ông Nhàn việc khánh thành và đưa vào khai thác dự án sẽ tạo động lực mạnh mẽ, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Ông Nhàn cho rằng dự án khánh thành góp phần đáp ứng điều kiện hạ tầng để thu hút và đón đầu chuyển dịch dòng vốn đầu tư, đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao mức thụ hưởng hạ tầng và đời sống cho nhân dân Kiên Giang nói riêng, các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nói chung.
Vẫn theo ông Nhàn, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành là khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo, trong việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, nâng cao năng lực khai thác, khả năng kết nối giao thông đến TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết khu vực mạnh mẽ hơn…
Ông Nhàn cho rằng, việc hình thành các trục cao tốc dọc, ngang sẽ giúp ĐBSCL đủ điều kiện phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả của đất nước, khu vực và thế giới.
"Đường băng" mới cho ĐBSCL
Phát biểu tại buổi phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian ngắn vừa qua, nhất là năm 2020, Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã bố trí nhiều nguồn lực để triển khai hiệu quả những công trình có ý nghĩa như: tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận…
“Nhiều công trình quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL đã được triển khai có hiệu quả trong giai đoạn này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Thủ tướng cho rằng việc triển khai các dự án giao thông là một cố gắng rất lớn thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL.
Để đáp ứng yêu cầu, sự ngóng trông của 13 tỉnh, thành ĐBSCL với trên 20 triệu dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, đặc biệt đơn vị tư vấn, giám sát, thi công phải bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, không để tình trạng làm trước hỏng sau, chất lượng kém.
Các tuyến đường cao tốc đã, đang và sắp xây dựng tại miền Tây là niềm vui chung cho người dân ĐBSCL sau bao năm chờ đợi. Bởi khi đường thông sẽ “khơi thông” nhiều thứ khác sau nhiều năm bị “nghẽn”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã đề xuất đầu tư 7 tuyến cao tốc cho ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025, khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông và phía tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.

TP Thủ Đức - động lực tăng trưởng mới của TP.HCM
TP Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP cho TP.HCM, tương đương 7% GDP cả nước, là động lực mới để TP.HCM tăng trưởng nhanh và bền vững.
" alt=""/>Cao tốc ở miền Tây: 20 triệu dân nức lòng và kỳ vọng kéo kinh tế 'cất cánh'
Ấp áp tình người trong bão lũHuyện Thăng Bình là một trong những khu vực trũng thấp của tỉnh Quảng Nam, đợt bão lũ liên tiếp vừa qua khiến rất nhiều cầu, cống trên địa bàn 22 xã, thị trấn của huyện hư hỏng nặng. Nhiều công trình thủy lợi, kênh cấp thoát nước trên địa bàn cũng hư hỏng nặng nề. Hiện tại, 6,7ha lúa của Hợp tác xã Thanh niên chưa thu hoạch bị ngập úng, hư hại. Đời sống người dân càng thêm khó khăn.
 |
Người dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tiếp nhận tài trợ từ Tập đoàn Novaland |
Nối tiếp chuỗi hoạt động thăm tặng trực tiếp đồng bào miền Trung được tổ chức tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Novaland tiếp tục đến tận nơi ủng hộ 350 triệu đồng tiền mặt đến các hộ dân ở 21 xã thuộc huyện Thăng Bình. Doanh nghiệp mong muốn sự sẻ chia này sẽ giúp bà con địa phương có thêm kinh phí khắc phục hậu quả sau cơn bão, trang trải chi phí trong cuộc sống và thêm niềm tin, động lực vượt qua khó khăn.
Đón nhận tấm lòng của Tập đoàn Novaland, bà Phan Thị Nhi - Uỷ viên ban Thường vụ Huyện uỷ - Chủ tịch UBMTTQ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam chia sẻ “Sau đợt bão lũ vừa qua, huyện Thăng Bình chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ nguồn hỗ trợ từ cấp trên, từ ngân sách và các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ... chúng tôi đã kịp thời phân phát về các hộ dân để bà con có điều kiện khắc phục các thiệt hại đó. Tập đoàn Novaland và báo Thanh Niên đã dành sự quan tâm lớn cho bà con huyện Thăng Bình, tới tận nơi thăm hỏi và trao tặng phần hỗ trợ. Chúng tôi rất vui và cảm ơn tình cảm quý báu này. Điều này đặc biệt ý nghĩa, giúp bà con khắc phục các thiệt hại do bão lũ và có thêm niềm tin yêu cuộc sống.”
 |
|
Sống nương tựa vào nhau trong căn nhà nhỏ nay càng thêm xơ xác sau đợt mưa lũ, đôi vợ chồng già với đôi mắt buồn khiến ai gặp cũng không nguôi xúc động. Chú Nguyên Tịch (85 tuổi, huyện Thăng Bình) do đau chân nên di chuyển khó khăn và chỉ sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi. Vợ chú - cô Huỳnh Thị Cúc (79 tuổi) nay đã bị liệt do tai biến. Mưa ngập nhiều làm gia đình cô chú gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn.
Cảm động trước sự quan tâm chân thành của Tập đoàn Novaland, chú Tịch chia sẻ: “Quan trọng là cái tình. Quý Công ty đến tận nhà thăm tặng như vậy chúng tôi cảm động lắm. Tình cảm này thật sự quá lớn, tôi sẽ dùng số tiền này để sửa nhà. Lá lành đùm lá rách, chẳng gì bằng lúc hoạn nạn được sẻ chia.”
Lan tỏa yêu thương đến nhiều tỉnh thành trên cả nước
Trước đó, với nguồn kinh phí 15 tỷ đồng đến từ sự đóng góp của nhân viên và ngân sách tập đoàn, hơn 1.000 suất quà thiết thực gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm đã được đại diện Novaland trao tận tay bà con các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. Tấm lòng sẻ chia không chỉ dừng lại ở đó, Tập đoàn còn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ nhằm giúp bà con mau chóng khôi phục kinh tế, ổn định cuộc sống, đặc biệt là các em nhỏ sớm ngày được đến trường và an tâm học tập.
 |
Đại diện Tập đoàn Novaland thăm hỏi và trao quà hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại Miền Trung |
Trong thời gian tới, Novaland sẽ đồng hành cùng Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Quyền trẻ em và Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam ủng hộ hàng tỷ đồng giúp người dân bớt gánh lo toan. Tập đoàn mong muốn hỗ trợ kinh phí giúp các em học sinh nghèo không may chịu ảnh hưởng bởi bão lũ sớm được tới trường và an tâm học tập khi tham gia dự án thiện nguyện “Cặp lá yêu thương” và Chương trình trao học bổng cùng Quỹ Saigon Times Foundation (STF) Phạm Phú Thứ.
Thông qua Chương trình “Nghĩa tình miền Trung”, Novaland cũng sẽ chung tay sẻ chia cùng gia đình thân nhân liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ tại Thủy điện Rào Trăng 3, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đang làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại miền Trung. Tình người ấm áp sẽ tiếp tục được lan tỏa tại nhiều địa phương trên cả nước như hoạt động đồng hành cùng Hội Đồng hương Phú Yên để hỗ trợ người dân nghèo tại Phú Yên sửa chữa nhà cửa, khắc phục hậu quả của thiên tai và ảnh hưởng dịch Covid-19…
 |
Đại diện Tập đoàn Novaland tại lễ tôn vinh các doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng |
Tích cực triển khai các hoạt động an sinh xã hội và thiện nguyện là một nét đẹp văn hóa được thực hiện từ những ngày đầu thành lập của Tập đoàn Novaland. Vượt xa hơn những ý nghĩa về vật chất, sự quan tâm, yêu thương này là nguồn cổ vũ tinh thần để giúp các hoàn cảnh khó khăn, kém may may trong xã hội vơi bớt những thiệt thòi và thêm tin yêu cuộc sống. Với nhiều nỗ lực không ngừng để đóng góp tích cực cho cộng đồng, mới đây, Tập đoàn Novaland đã được vinh danh trong lễ tôn vinh Saigon Times CSR 2020 do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Ngọc Minh
" alt=""/>Novaland hỗ trợ người dân Quảng Nam sau lũ