Thay đổi về quy định biển báo trong QCVN 41:2016/BGTVT cần lưu ý là một số biển báo, theo tiêu chuẩn cũ QCVN 41:2012, chỉ là biển báo chỉ dẫn, nhưng từ hôm nay sẽ trở thành biển báo hiệu lệnh bắt buộc về phải thi hành.Trong hệ thống Quy chuẩn về biển hiệu giao thông mới QCVN 41:2016/BGTVT có hiệu lực vào hôm nay 1/11/2016 quy định rõ: Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Trong khi đó, quy định cũng chỉ ra khái niệm về biển chỉ dẫn, theo đó, đây là loại biển để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Và QCVN 41:2016/BGTVT đã quy định lại một số biển chỉ dẫn trước đó, chuyển sang thành nhóm biển hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ; trong số đó, đáng chú ý là các loại quy định về phân làn, gộp làn đường và đường dành riêng cho các loại xe.
Nhóm biển hiệu lệnh R403:
 |
- Biển số R.403a: Đường dành cho ôtô.
- Biển số R.403b: Đường dành cho ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy).
- Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt.
- Biển số R.403d: Đường dành cho ôtô con.
- Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy.
- Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp (kể cả xe gắn máy).
Ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.
 |
Nhóm biển R.404 |
Nhóm biển R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự nhóm biển R.403 tương ứng nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển hiệu lệnh hướng đi trên mỗi làn đường phải theo R.411
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Biển sử dụng phải phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).
Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Chú ý số làn đường và hướng mũi tên tùy theo yêu cầu chỉ dẫn thực tế mà vẽ cho phù hợp, hình trên biến số R.411 chỉ là một trường hợp.
Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R412
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không đƣợc đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ƣu tiên theo quy định).
Riêng với biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này, nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt. Và khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
- Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ôtô khách, kể cả ôtô buýt
- Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ôtô con.
- Biển số R.412c: Làn đqờng dành cho xe ôtô tải.
- Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy.
- Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt
- Biển số R.412f: Làn đường dành cho ôtô
- Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp, bao gồm cả xe gắn máy và các loại xe thô sơ khác.
- Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp và các loại xe thô sơ khác.
Nhóm biển R.412 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự như nhóm biển tương ứng nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển gộp làn đường theo phương tiện R415
Biển R.415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp và biển số R.415 chỉ là một trường hợp.
Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn và biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cho mỗi hướng lưu thông. Biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường.
Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Để mỗi ngày ra đường không lo bị phạt
Ngồi trong ô tô đóng kín cửa bật điều hòa thoải mái "lết" qua những đoạn tắc đường, bạn có tin bản thân mình đang phải đối mặt với tác hại của ô nhiễm không khí cao hơn những người đi xe máy bên ngoài không? Và chỉ cần một thao tác nhỏ sẽ khiến nguy cơ trên giảm đi nhiều.Trong vài tuần lễ qua, có 2 vấn đề lớn tại thủ đô Hà Nội, nổi lên thành chủ đề nóng được dư luận quan tâm, đó là vấn đề tắc đường và ô nhiễm không khí.
Cũng không có gì là khó hiểu khi tình trạng tắc đường tồi tệ ở nhiều điểm nóng giao thông bị đổ một phần trách nhiệm không hề nhỏ dẫn tới tình trạng ô nhiễm đến mức báo động của không khí tại Hà Nội. Việc phải di chuyển trên đường, đặc biệt là trong những khung giờ cao điểm, chả khác nào cực hình với tất cả mọi người.
 |
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội những ngày qua khiến người tham gia giao thông hết sức lo ngại (Ảnh: Vnexpress) |
Sẽ thật là may mắn nếu bạn sở hữu một chiếc xe ô tô, "kín cổng cao tường", chẳng ngại nắng mưa, bụi bẩn - đây có lẽ là suy nghĩ của phần đông mọi người. Nếu bạn là một trong số đó, bạn đã...nhầm to rồi đấy.
Ngồi trong xe cũng "bẩn" không kém ngoài trời
Mới đây Đại học Surrey, Anh Quốc đã công bố một kết quả nghiên cứu gây sốc, khẳng định rằng người ngồii trong xe ô tô tham gia giao thông vẫn phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí cao, đặc biệt là tại những điểm tắc nghẽn đường.
Trước đó, vào đầu năm 2016, các phóng viên đài BBC cũng đã trực tiếp kiểm nghiệm kết quả đo từ một chiếc xe chuyên dụng của Enviro Technology - hãng cung cấp các hệ thống đo lường, theo dõi chất lượng không khí hàng đầu Thế giới, cho thấy rằng tỷ lệ một số chất độc hại như NO2 bên trong xe cao xấp xỉ môi trường bên ngoài và đỉnh điểm cũng là ở những thời điểm xe phải di chuyển chậm trong điều kiện đường đông.
Theo Đại học Surrey, tình trạng ô nhiễm nặng nề bên trong xe ô tô có thể bắt nguồn từ chính thói quen sử dụng xe của bạn, cụ thể là hệ thống điều hòa.
Trường hợp xấu nhất, nguy hiểm nhất, theo Surrey là khi các bác tài đóng kín các cửa sổ và bật máy lạnh ở chế độ lấy gió từ bên ngoài. Khi ấy hệ thống điều hòa sẽ trực tiếp bơm thẳng luồng khí độc hại bên ngoài vào trong xe.
Hãy bỏ ngoài tai mọi lời quảng cáo của các hãng xe, dù hệ thống điều hòa có hiện đại đến đâu thì với mức ô nhiễm đến mức báo động như hiện tại ở nhiều thành phố lớn, chúng cũng không thể lọc sạch hết được.
Cũng đừng để các giác quan của mình đánh lừa bạn. Trog buổi thử nghiệm mà BBC tham gia như nói ở trên, nhóm phóng viên ghi nhận không khí bên trong xe trong sạch, không mùi đến mức hoàn hảo, tuy vậy con số ô nhiễm hiển thị bởi máy đo vẫn cao chẳng khác gì ở bên ngoài.
Như vậy người ngồi trong xe sẽ phải hít thở bầu không khí độc hại liên tục bị bơm thêm vào xe mà không có đường thoát ra bên ngoài.
Giải pháp nằm ở chế độ lấy gió
Giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên, tất nhiên nếu điều kiện thời tiết cho phép, là đóng kín cửa xe và tắt hoàn toàn hệ thống điều hòa không khí.
Tuy vậy, nếu buộc phải sử dụng điều hòa, bạn vẫn có thể hạn chế không khí độc hại bên ngoài ảnh hưởng đến không gian bên trong xe một cách tối đa bằng cách chuyển hệ thống điều hòa sang chế độ "lấy gió trong", thay vì "lấy gió ngoài".
 |
Cần gạt (phần khoanh đỏ) chuyển đổi giữa "lấy gió trong" (bên trái) và "lấy gió ngoài" (bên phải). 2 biểu tượng trên là quy chuẩn của ngành công nghiệp ô tô nên tương tự nhau trên mọi loại xe |
Rất nhiều người sở hữu ô tô không chú tâm nhiều đến 2 chế độ lấy gió trên của ô tô, hoặc đơn giản suy nghĩ theo hướng "logic" rằng lấy gió bên ngoài vào cho xe thoáng, "đỡ bí".
Tuy nhiên trên thực tế, với một hệ thống điều hòa sạch sẽ, được bảo dưỡng định kỳ, luồng không khí luân chuyển trong xe đủ "tươi" để giúp bạn có những chuyến đi thoải mái.
Theo góp ý của các chuyên gia từ hãng xe Toyota, chế đố lấy gió ngoài phù hợp khi vừa vào xe, để không khí bên ngoài lưu thông vào trong cabin. Sau đó, khi khoang lái đạt nhiệt độ lý tưởng, bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió trong, cho không khí trong xe liên tục tuần hoàn. Khi đó, điều hoà cũng làm mát hiệu quả hơn.
(Theo VnTinnhanh)
" alt=""/>Ngồi trong ô tô đóng kín cửa khi tắc đường nguy hiểm ra sao?