Cũng có được mức tăng trưởng ấn tượng về tài sản trong tuần qua, ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank (TCB), Phó Chủ tịch Masan Group (MSN) – có thêm 933 tỷ đồng nhờ việc cổ phiếu MSN và TCB tăng giá. Trong đó, đóng góp từ cổ phiếu MSN là 915 tỷ đồng.
" alt=""/>Tiền nhiều để làm gì: Tài sản của các tỷ phú Việt biến động ra sao?HoF đang sở hữu những tuyển thủ đã từng thi đấu tại các mùa giải VCS A trước đây gồm Minas, Nevan, Pake và Ciel
FG, đội xếp hạng 8/8 MDCS Mùa Hè 2017, mới là đội vươn lên dẫn trước HoF sau một thế trận giằng co và cân não nhất của loạt Bo5 ở ván đấu đầu tiên. Dù luôn bị HoF vượt lên về lượng Vàng xuyên suốt Ván 1, nhưng sau pha ăn Baron chớp nhoáng thành công ở phút 31, FG đã đảo ngược tình thế.
Với lợi thế bùa lợi Baron, FG dồn người tập trung đường giữa, Quét Sạch HoF ở pha giao tranh quyết định nhờ sự tỏa sáng của xạ thủ Oralie với Kalista (KDA 12/4/7).
Nhưng đó cũng là tất cả những gì mà FG làm được để níu giữ hy vọng ở lại với giải đấu LMHTdanh giá nhất Việt Nam. HoF quyết định đưa vào Ciel thay thế cho Sorn, người đã chơi tất cả các trận đấu thuộc Vòng Thăng Hạng, trong vai trò đi rừng. Và ngay lập tức, sự thay đổi này đã đem đến những kết quả có lợi cho HoF.
Nhà ĐKVĐ VCS B Mùa Xuân 2018 đã hủy diệt hoàn toàn FG trong ba ván đấu liên tiếp sau chưa đầy 100 phút đồng hồ. Ở cả ba chiến thắng đó, HoF đều tạo ra khoảng cách chênh lệch từ 16,000 Vàng trở lên và qua đó hoàn tất màn lội ngược dòng trước FG.
Minas, xạ thủ kỳ cựu của HoF, viết trên trang Facebook cá nhân ngay sau khi cùng các đồng đội hoàn thành mục tiêu thăng hạng VCS A Mùa Xuân 2018
Với kết quả này, HoF cùng với EVOS Esportslà hai đội tuyển giành quyền thăng hạng lên chơi tại VCS A Mùa Xuân 2018. Do đó, chúng ta sẽ có ba tân binh góp mặt ở giải đấu LMHTcấp cao nhất Việt Nam, bên cạnh Team FAP, đội mua lại suất của eHUB United.
VCS A Mùa Xuân 2018 dự kiến sẽ khởi tranh vào đầu tháng 01 năm sau với tám đội tuyển gồm có: GIGABYTE Marines, Young Generation, ROG Friends, Team FAP, UTM Esports và Next Gen Cherry (đổi tên từ Cantho Cherry).
Dù chỉ mới được thành lập cách đây ít lâu, HoF giành chức vô địch VCS B Mùa Xuân 2018 và giờ đã có tên tại VCS A Mùa Xuân 2018
2016
" alt=""/>LMHT: Minas, Nevan và đồng đội giành vé ‘vớt’ tham dự VCS A Mùa Xuân 2018Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn)
Chiều ngày 20/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án mô hình kinh tế chia sẻ. Việc xây dựng Đề án này được Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) triển khai xây dựng cách đây đúng một năm, tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 8/2/2018.
Cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cho ý kiến lần đầu về Đề án có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo, đại diện của nhiều bộ, ngành đang có liên quan tới kinh tế chia sẻ như giao thông vận tải, ngân hàng (lĩnh vực cho vay ngang hàng), xây dựng (codotel, officetel), du lịch (dịch vụ phòng ở), công thương (thương mại điện tử), khoa học và công nghệ, tư pháp, tài chính, công an.
Đại diện các bộ, ngành đều đồng tình với Bộ KH&ĐT khi nhìn nhận kinh tế chia sẻ (sharing economy) là phương thức kinh doanh mới, tận dụng lợi thế phát triển công nghệ để tiết kiệm chi phí giao dịch, tiếp cận được lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số và đa số đều khẳng định là xu thế phát triển kinh tế.
Trên thế giới, kinh tế chia sẻ phát triển mạnh trong hơn 10 năm qua nhờ ứng dụng công nghệ số, nổi lên ở 6 nhóm ngành nghề: vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở, bán lẻ trực tuyến, lao động việc làm, dịch vụ tài chính cho vay vốn, quảng cáo trực tuyến. Bộ KH&ĐT dự báo trong tương lai sẽ còn nhiều ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề, dịch vụ khác phát triển theo mô hình kinh doanh của kinh tế chia sẻ.
Ở Việt Nam, kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh nhưng có nhiều tiềm năng. Hiện nay, trong nước đã xuất hiện các mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới, trong đó nổi lên là các loại hình vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở và cho vay ngang hàng, đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ KH&ĐT đánh giá kinh tế chia sẻ có những ưu điểm là tăng nguồn thu thuế cho nhà nước, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực, bảo vệ môi trường; người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ, sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ người dân tốt hơn, tạo sự cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển và cơ cấu lại bộ máy quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh ưu điểm thì mô hình này có những bất cập là chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời có sự giao thoa với các ngành nghề kinh doanh truyền thống gây khó cho quản lý nhà nước; khó quản lý kê khai thuế do mô hình này sử dụng hợp đồng, hoá đơn điện tử trong khi pháp luật hiện hành chỉ quy định về hoá đơn giấy.
Một bất cập nữa là hệ thống pháp luật chưa quy định về thông tin trên mạng đối với các tổ chức hay cá nhân nước ngoài có hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam, gây khó cho cơ quan quản lý khi yêu cầu các tổ chức, cá nhân này cung cấp thông tin, giao dịch tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Trong quản lý mô hình kinh tế này, Bộ KH&ĐT cho biết các quốc gia có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung không có pháp luật chung mà điều chỉnh riêng lẻ ở từng lĩnh vực, từng ngành. Việt Nam chưa có các chính sách quản lý, ngoài trường hợp thí điểm với dịch vụ vận tải theo hợp đồng điện tử.
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ, ngành nghề trên nền tảng chia sẻ đều tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Du lịch, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giao thông đường bộ và kể cả các luật pháp về thông tin, thương mại điện tử.
" alt=""/>Không thể mặc kệ hoặc cấm kinh tế chia sẻ