Sau va chạm, xe Toyota Vios tăng ga bỏ đi và lái xe Hyundai Santa Fe dường như cũng kịp lấy lại bình tĩnh để tăng tốc đuổi theo.
Qua đoạn video trên, có thể thấy ngoài hành động thiếu văn hoá khi tham gia giao thông, tài xế xe Toyota Vios còn vi phạm Luật giao thông và có thể bị xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng với trường hợp người điều khiển ô tô chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia lái xe an toàn, tài xế khi di chuyển trên cao tốc, nếu chạy tốc độ chậm thì di chuyển ở làn bên phải, nhường làn trái cho các phương tiện tốc độ cao hơn, không gây ức chế cho tài xế muốn vượt ở phía sau.
Nguồn video: Bùi Ngọc Thảo Vi
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
HĐXX nhận định, trong số 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ, bị cáo Trí nhận số tiền lớn, giữ vai trò chủ chốt nên cần có bản án nghiêm khắc nhất. Các bị cáo còn lại, với trách nhiệm, quyền hạn của mình, đã có hành vi “làm khó” các chủ doanh nghiệp vận tải, lái xe để nhận tiền “bảo kê” nên cũng cần có bản án tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.
Về tội đưa hối lộ với nhóm 48 bị cáo là chủ doanh nghiệp vận tải, quản lý và lái xe, HĐXX tuyên phạt mức án cao nhất là 5 năm tù giam và thấp nhất là 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Trong đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Cường bị phạt 5 năm tù với hành vi nhiều lần chuyển tiền hối lộ cho Lâm Hữu Trí hơn 780 triệu đồng.
HĐXX nhận định, thay vì chấp hành đúng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải và đứng ra tố cáo các hành vi “vòi vĩnh” của thanh tra giao thông, các bị cáo lại chọn tiếp tay đưa tiền để được tạo điều kiện trong kinh doanh. Do đó, cần xem xét các nguyên nhân khách quan, dẫn đến hành vi phạm tội để có bản án đủ sức răn đe.
Với một số trường hợp bị cáo là chủ doanh nghiệp đã đầu thú và khai rằng bị ép buộc đưa tiền, HĐXX cho rằng hành vi đầu thú diễn ra khi họ đã bị cơ quan điều tra triệu tập nên không được xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Đồng thời, không có cơ sở chứng minh việc đưa tiền là bị ép buộc.
Theo cáo trạng, từ năm 2021 đến tháng 3/2023, 7 thanh tra giao thông trên đã nhận tiền “làm luật” của nhiều cá nhân, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mục đích nhận tiền là không hoặc ít kiểm tra, xử phạt hành chính các cá nhân, doanh nghiệp và các lái xe để phương tiện vận tải vi phạm quy định của pháp luật về an toàn, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
Trong đó, Lâm Hữu Trí là người nhận tiền nhiều nhất với hơn 5 tỷ đồng của 55 doanh nghiệp, cá nhân.
Cáo trạng cáo buộc Trần Văn Dũng nhận hối lộ tổng cộng hơn 301 triệu đồng, Phạm Văn Dương nhận hơn 222 triệu, Trần Văn Minh nhận hơn 183 triệu, Võ Thanh Liêm nhận hơn 141 triệu, Trần Ngọc Huệ nhận gần 125 triệu và Nguyễn Đức Tú nhận hơn 40 triệu.
Với nhóm 49 bị cáo là chủ xe, doanh nghiệp và lái xe đưa hối lộ, người đưa nhiều nhất là 781 triệu đồng và ít nhất là 10 triệu.
Trước đó, HĐXX đã quyết định tổ chức giám định lại tâm thần đối với bị cáo Trần Ngọc Nam (1 trong số 49 bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ hơn 100 triệu đồng) và tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo. Sau khi có kết luận giám định, sẽ đưa ra xét xử sau. |