Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn đang có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trên mạng và công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào ngày 16/3/2017 vừa qua, ông Michael Schlesinger, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, tại Việt Nam mô hình xem phim trên mạng đang phát triển mạnh với rất nhiều website cung cấp dịch vụ xem phim trên mạng, trong đó có khá nhiều bộ phim Việt Nam và phim nước ngoài được đưa lên mạng. Tuy nhiên, đáng tiếc các nội dung Việt Nam và quốc tế sau khi trình chiếu đã bị đưa lên mạng bất hợp pháp, rất nhiều bộ phim trên mạng khi chưa có sự cho phép của các chủ sở hữu. Các trang web vi phạm bản quyền này sống được là nhờ quảng cáo trên Internet, trong đó có nhiều quảng cáo đến từ các công ty, các nhãn hàng khá nổi tiếng, quảng cáo sản phẩm của các công ty kinh doanh chính thống.
“MPA trông chờ Bộ TT&TT sẽ có biện pháp khuyến khích các tổ chức quảng cáo, các doanh nghiệp kinh doanh chính thống dừng việc quảng cáo trên các trang web phim vi phạm bản quyền. Mong Bộ TT&TT giúp MPA bảo vệ tác quyền các tác phẩm điện ảnh của mình, về phía MPA cũng mong muốn cung cấp thông tin cho Bộ để Bộ làm tốt công việc quản lý của mình”, Phó Chủ tịch MPA nhấn mạnh. Cũng theo ông Michael Schlesinger, phim Kong vừa chiếu ở Việt Nam đã bị quay trộm trong rạp và đưa lên mạng ngay sau khi ra mắt ở rạp.
Theo thống kê hiện tại ở Việt Nam có 73 trang phim online vi phạm bản quyền cũng đang sống nhờ vào quảng cáo. Mà ngay các nhãn hàng quảng cáo cũng không biết là mình đang vô tình tiếp tay cho những đơn vị đang vi phạm pháp luật.
![]() |
Phát biểu tại buổi họp, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, tình trạng gắn quảng cáo vào các video có nội dung vi phạm không chỉ tồn tại trên YouTube mà còn xuất hiện trên các website vi phạm bản quyền về nội dung như các website chia sẻ phim, chương trình truyền hình, chương trình thể thao không có bản quyền.
" alt=""/>Hiệp hội điện ảnh Mỹ kiến nghị Bộ TT&TT xử lý các trang phim lậuTheo thông báo từ Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ, chưa có sự cố hay tai nạn nào liên quan đến pin Panasonic trong laptop Sony Vaio được báo cáo. Đầu năm 2014, Sony cho biết sẽ ngừng bán các sản phẩm máy tính và đã bán mảng Vaio cho công ty tư nhân Japan Industrial Partners. Sony vẫn tiếp tục chăm sóc các khách hàng cũ.
Các thỏi pin thuộc diện thu hồi có số model VGP-BPS26 và số linh kiện 1-853-237-11 và 1-853-237-21, xuất hiện trong các laptop Vaio bán ra trong năm 2013.
" alt=""/>Sony thu hồi 1.700 pin Panasonic trong laptop Vaio vì nguy cơ cháy nổ