Hải Phòng miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT (Ảnh minh họa)
Đối tượng được hỗ trợ 100% học phí là trẻ em mầm non đang thực học tại các cơ sở giáo dục mầm non được thành lập, cấp phép hoạt động; học sinh THCS, THPT và bổ túc có hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của công an về việc sinh sống thực tế tại Hải Phòng.
Việc hỗ trợ thực hiện theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục, tối đa không quá 12 tháng/năm học đối với trẻ em mầm non và không quá 9 tháng/năm học đối với học sinh THCS, THPT và bổ túc.
Theo UBND TP. Hải Phòng, việc làm này không chỉ là động lực cho học sinh học tập tốt mà còn tạo tâm lý ổn định cho nhân dân lao động trên địa bàn thành phố, góp phần giữ chân người tài, thu hút người lao động, tạo công bằng xã hội trong giáo dục, an sinh xã hội.
Việc Hải Phòng ban hành cơ chế riêng của thành phố về việc hỗ trợ học phí đối với con em nhân dân sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đây là chính sách của thành phó nhằm thực hiện phương châm mọi người đều được hưởng thành quả phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau; mọi người dân Hải Phòng được tiếp cận bình đẳng, thuận lợi, đầy đủ với chất lượng ngày càng cao các dịch vụ công thiết yếu đặc biệt là y tế, giáo dục; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Hải Phòng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục.
Thúy Nga
- Đến tháng 11/2019, Hà Nội có 19 trường chất lượng cao, trong đó có 14 trường công lập (7 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 4 trường THCS và 1 trường THPT) và 5 trường ngoài công lập.
" alt=""/>Hải Phòng miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến THPTTheo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, với những người bị liệt kê vào danh sách này thì với một số giao dịch thay vì thực hiện trên môi trường điện tử, họ sẽ được mời ra quầy giao dịch hoặc được yêu cầu có biện pháp xác thực tăng thêm.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, hơn 87% người trưởng thành tại Việt Nam hiện đã có tài khoản thanh toán. Nhiều ngân hàng có trên 95% số lượng giao dịch xử lý trên kênh số, chỉ 5% giao dịch tại quầy. Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận xấp xỉ 11 tỷ giao dịch thanh toán không tiền mặt, tăng 50% so với năm 2022.
Trong bối cảnh việc thanh toán không tiền mặt tăng nhanh, xuất hiện nhiều thủ đoạn được kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo người dùng. Đó có thể là việc thao túng tâm lý, thực hiện các biện pháp để người dùng tự chuyển tiền đến tài khoản được chỉ định. Kẻ lừa đảo cũng có thể chiếm dụng máy của người sử dụng để chuyển tiền đi, hoặc lấy cắp thông tin danh tính, cài sang thiết bị khác để làm những việc khác.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cho hay, chỉ khi nhận diện đúng nguy cơ thì sẽ có giải pháp để xử lý vấn đề.
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ 1/7/2024, tất cả giao dịch ngân hàng có giá trị trên 10 triệu đồng sẽ bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt của người giao dịch với khuôn mặt chủ tài khoản khi mở tài khoản.
Khuôn mặt chủ tài khoản khi mở tài khoản phải được kiểm tra với thông tin trên căn cước công dân gắn chip. Ngoài ra, nếu giao dịch của người dùng trong một ngày đạt ngưỡng 20 triệu, họ sẽ phải thực hiện việc xác thực lại khuôn mặt.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, trước khi có căn cước công dân gắn chip, có một vấn nạn liên quan đến sử dụng giấy tờ giả khi mở tài khoản ngân hàng. Giao dịch viên sẽ rất khó xác định đâu là giấy tờ thật, đâu là giấy tờ giả bằng mắt thường. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết bằng công nghệ.
Căn cước công dân gắn chip sẽ đảm bảo việc người mở tài khoản ngân hàng là người thật, không sử dụng giấy tờ giả. Với giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ mất từ 1 đến 2 giây là đã xác thực xong khuôn mặt người dùng. Giải pháp eKYC với hơn 40 yếu tố nhận diện sẽ hoạt động tốt hơn nhiều việc nhận biết thủ công. Đây là cuộc cách mạng trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, Quyết định 2345 sắp có hiệu lực của Ngân hàng Nhà nước cũng còn có 2 điểm quan trọng. Nếu người sử dụng cài đặt trên một thiết bị mới, họ phải có biện pháp xác thực với thiết bị cũ, để tránh việc kẻ gian đánh cắp thiết bị. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu ghi lại thông tin về thiết bị thực hiện các giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký (log) xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.
Mới đây, ngày 24/2/2017, TAND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 52/2017/QĐ-MTTPS mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVCLand), địa chỉ số 11 Bis Nguyễn Gia Thiều, P6, Q3, TP.HCM. Đây là đơn vị chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark toạ lạc tại tiểu khu số 7, khu đô thị An Phú, Q2.
Quyết định nêu rõ, sau khi xem xét các giấy tờ liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản của người mua căn hộ tại dự án PetroVietnam Landmark là bà Trần Thị Châu Giang (ngụ Q3, TP.HCM), đồng thời xét thấy có căn cứ chứng minh PVCLand mất khả năng thanh toán, TAND TP.HCM ra quyết định mở thủ tục phá sản đối vời công ty này.
“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo, đăng tải thông tin về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản - bà Nguyễn Thuỵ Anh - địa chỉ 197/3 Nguyễn Kim, P.7, Q.3. Trong đó, nêu rõ các khoản nợ, số nợ phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó.
Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên. Hết thời hạn này, các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ”, quyết định nói rõ.
![]() |
Chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark bị khách hàng yêu cầu phá sản. |
Đây được xem là trường hợp hi hữu của thị trường địa ốc trong nước khi chính khách hàng mua căn hộ tại dự án yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản đối với chủ đầu tư vì khách hàng đã thanh toán tiền nhưng dự án vẫn “đứng hình”, nhà thì không giao mà tiền thì cũng không được trả lại.
Sự việc bắt đầu từ năm tháng 3/2010 khi bà Giang mua căn hộ tại PetroVietnam Landmark của PVCLand với giá hơn 2 tỷ đồng. Chủ đầu tư cam kết giao nhà vào cuối năm 2011 và bà Giang đã đóng 95% tổng giá trị căn hộ (được giảm giá 5%). Tuy nhiên suốt thời gian sau đó chủ đầu tư liên tục thất hứa trong việc bàn giao nhà. Đến tháng 10/2012 bà Giang khởi kiện PVCLand ra toà để đòi lại tiền.
Năm 2014, TAND Q2 đưa vụ kiện của bà Giang ra xét xử và toà tuyên huỷ hợp đồng mua bán căn hộ nói trên, đồng thời buộc PVCLand hoàn trả tiền mua căn hộ và hơn 400 triệu đồng tiền lãi suất do chậm bàn giao nhà.
Sau đó, do bà Giang và PVCLand không tìm được hướng giải quyết ổn thoả, bà Giang tiếp tục có đơn gửi TAND Q.3 yêu cầu PVCLand phải tuyên bố phá sản. Tháng 11/2016, TAND Q.3 gửi thông báo cho bà Giang và PVCLand cho biết việc bà Giang yêu cầu tuyên bố phá sản PVCLand được xem là hợp lệ.
Hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung và đến nay TAND TP.HCM đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVCLand như nói trên.
Mới đây, ngày 8/2/2017 Chi cục thi hành án dân sự Q2, TP.HCM ban hành quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sỡ hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với quyền sử dụng diện tích hơn 15.000m2 đất trong dự án PetroVietNam Landmark.
Quyết định thể hiện, hơn 15.000m2 đất nói trên bao gồm 4.708,5m2 đất ở, 4.447,08m2 đất công trình công cộng có kinh doanh và 6.165,28m2 đất công viên cây xây, mặt nước, giao thông sân bãi. Riêng diện tích đất đã thế chấp cho ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh TP.HCM sẽ không bị tạm dừng.
Trước đó, ngày 20/1/2017 Chi cục thi hành án dân sự Q.3 cũng đã ra quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với quyền sử dụng đất ở với diện tích 4.708,5m2 thuộc dự án nói trên.
Theo thông tin PVC Land quảng bá, dự án PetroVietnam Landmark do PVC Land làm chủ đầu tư, được xây dựng trên khu đất rộng gần 19.000m2 gổm tổ hợp chung cư cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng. Dự án bán ra thị trường hơn 400 căn hộ, tuy nhiên chủ đầu tư gặp vấn đề về tài chính nên dự án bị đình trệ hơn 4 năm nay.
Theo Infonet
![]() Petrolandmark tái khởi động, cơn “ác mộng” treo nhà có kết thúc?Sau nhiều năm nằm bất động, dự án Petrolandmark đang được tái khởi động trở lại. Hàng trăm khách hàng tại dự án này liệu có nhận được nhà sau nhiều năm mỏi mòn chờ đợi? " alt=""/>Dự án PetroVietnam Landmark: Khách hàng buộc chủ đầu tư phải phá sản
|